Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của tuyengiaothudo.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tuyengiaothudo". (Ví dụ: vong tay tram huong tuyengiaothudo). Tìm kiếm ngay
32 lượt xem

Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt

1. Âm vị

Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.

Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.

Chi tiết…

2. Phân biệt âm tố với âm vị. Biến thể của âm vị

Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị.

Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị.

3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt

3.1. Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt

3.2. Hệ thống âm đệm

Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.

3.3. Hệ thống âm chính

Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính:

/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt

3.4. Hệ thống âm cuối

Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.

READ  Hedging là gì? Các chiến lược Hedging hiệu quả trong forex

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt

3.5. Hệ thống thanh điệu

Tiếng Việt có 6 thanh điệu.

Quy luật hình thành thanh điệu tiếng Việt

Trong quá trình lịch sử phát triển của mình, nhóm ngôn ngữ Việt Mường đã có một chuyển đổi quan trọng mang tính quy luật: ban đầu chúng là những ngôn ngữ/ phương ngữ không thanh điệu, về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay. Chuyển đổi mang tính quy luật này thường được các nhà nghiên cứu gọi là quy luật hình thành thanh điệu và do A.G. Haudricourt giải thích từ năm 1954. Sơ đồ dưới đây cho chúng ta biết rằng sự xuất hiện các thanh xảy ra là do các biến đổi của âm cuối (rụng đi) và phụ âm đầu (lẫn lộn vô thanh với hữu thanh).

Bản chất của quá trình này là vấn đề đường nét các thanh điệu có liên quan đến cách kết thúc âm tiết. Bản chất của quá trình này cũng là sự xuất hiện âm vực của từ và sau đó là độ cao của thanh điệu nhằm giải quyết mối tương ứng hữu thanh và vô thanh lẫn lộn.

Sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt Đầu công nguyên (không thanh) Thế kỉ thứ VI (ba thanh) Thế kỉ XII (sáu thanh) Ngày nay pa pa pa ba sla, hla hla la la ba ba pà bà la la là là pas, pah pà pả bả slas, hlah hlà lả lả bas, bah bà pã bã las, lah là lã lã pax, pa? pá pá bá slax, ba? hlá lá lá bax, ba? bá pạ bạ lax, la? lá lạ lạ

READ  Sell limit là gì? Cách sử dụng lệnh sell limit hiệu quả

Thông báo chính thức: Ninh Bình Web (thuộc GiuseArt) không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebookzalo chính thức.

Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!