Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn là một loại tài khoản trong kế toán. Có thể bạn đã từng nghe qua về tài khoản 142 nhưng chưa hiểu rõ về cách hạch toán tài khoản này như thế nào và được sử dụng khi nào. Cùng ACC tìm hiểu về tài khoản 142 nhé!
- WPS là gì? Cách khắc phục lỗi không kết nối được WiFi sử dụng WPS
- Bà cậu là gì? Cách cúng & văn khấn cúng bà cậu chuẩn nhất
- Fax là gì? Cách đánh số gửi máy Fax đơn giản và nhanh chóng
- Fame Nghĩa Là Gì? Hám Fame, Bú Fame Nghĩa Là Gì Trên Facebook?
- Sao Hoa Cái Là Gì? Giải Mã Ý Nghĩa Cung Mệnh Trong Tử Vi
Tài khoản 142
1. Tài khoản 142 là gì?
Tài Khoản 142 là tài khoản Chi phí trả trước ngắn hạn được sử dụng để ghi nhận các chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa bao gồm trong chi phí sản xuất kinh doanh của giai đoạn phát sinh và chuyển các chi phí này sang chi phí sản xuất, kinh doanh các kỳ kế toán tiếp theo trong năm tài chính hoặc chu kỳ kinh doanh.
Tham khảo Cách hạch toán phí kiểm định xe ô tô theo quy định mới
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017, theo khoản 1 Điều 91 Thông tư 133/2016 thì Số dư tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn được chuyển sang tài khoản 242 – Chi phí trả trước. Do đó, không còn tài khoản 142 nên tất cả các doanh nghiệp đều phải định khoản chi phí trả trước vào tài khoản 242. Do vậy, nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2016 trên tài khoản 142 còn số dư thì vào đầu năm 2017, kế toán phải kết chuyển toàn bộ số dư tài khoản 142 sang tài khoản 242 để theo dõi.
Bất cứ một công cụ dụng cụ nào mới mua về đều phải hạch toán qua tài khoản trung gian 153 để đảm bảo nguyên tắc kế toán để thể hiện được mục đích dòng tiền chi và tài sản chờ phân bổ. Một số kế toán không hạch toán qua tài khoản 153 mà đưa thẳng vào tài khoản 142 hoặc 242 là sai nguyên tắc kế toán mặc dù số liệu không thay đổi.
2. Kết cấu và nội dung tài khoản 242 – chi phí trả trước
Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh.
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa phân bổ cuối kỳ.
Tham khảo Hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp như thế nào? [ 2022]
3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước có liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
– Đối với chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT, ghi:
Nợ tài khoản 242- Chi phí trả trước (không bao gồm thuế GTGT)
Nợ tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có các tài khoản 111, 112, 331…
Xem thêm : EXP là gì? Ý nghĩa EXP trong game và các lĩnh vực khác
– Đối với chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được khấu trừ thuế GTGT, ghi:
Nợ tài khoản 242- Chi phí trả trước (Tổng giá thanh toán)
Có các tài khoản 111, 112, 331…
Định kỳ, tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:
Nợ tài khoản 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang, hoặc
Nợ tài khoản 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ
Có tài khoản 242- Chi phí trả trước.
Khi trả trước tiền thuê tài sản cố định theo phương thức thuê hoạt động để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán, ghi:
Nợ tài khoản 242- Chi phí trả trước
Nợ tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các tài khoản 111, 112,..
Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí thuê tài sản cố định vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:
Nợ tài khoản 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang, hoặc
Nợ tài khoản 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ
Có tài khoản 242- Chi phí trả trước.
Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng một lần có giá trị lớn, sử dụng trong nhiều năm phải tính và phân bổ dần vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ghi:
Nợ tài khoản 242- Chi phí trả trước
Có các tài khoản 111, 112 (mua về sử dụng ngay)
Có tài khoản 153- Công cụ, dụng cụ (xuất kho sử dụng).
– Tiến hành phân bổ lần đầu, ghi:
Xem thêm : Tương sinh là gì? Các mệnh tương sinh trong ngũ hành
Nợ tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dở dang, hoặc
Nợ tài khoản 642- Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ
Có tài khoản 242- Chi phí trả trước.
– Các kỳ sau tiếp tục phân bổ theo các bút toán như phân bổ lần đầu.
Trường hợp tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, nếu giá trị còn lại của tài sản cố định lớn, không tính ngay vào chi phí trong kỳ mà phải phân bổ dần, ghi:
Nợ tài khoản 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định (giá trị hao mòn lũy kế)
Nợ tài khoản 242- Chi phí trả trước (giá trị còn lại)
Có tài khoản 211- tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
– Định kỳ phân bổ vào dần vào chi phí, ghi:
Nợ các tài khoản 154, 642, 611…
Có tài khoản 242- Chi phí trả trước.
– Các kỳ sau tiếp tục phân bổ theo các bút toán như phân bổ lần đầu.
Tham khảo Hệ thống bảng tài khoản kế toán (Cập nhật 2022) – Luật ACC
4. Câu hỏi thường gặp
Kế toán không hạch toán qua tài khoản 153 mà đưa thẳng vào tài khoản 242 có vi phạm không?
Bất cứ một công cụ dụng cụ nào mới mua về đều phải hạch toán qua tài khoản trung gian 153 để đảm bảo nguyên tắc kế toán để thể hiện được mục đích dòng tiền chi và tài sản chờ phân bổ. Một số kế toán không hạch toán qua tài khoản 153 mà đưa thẳng vào tài khoản 142 hoặc 242 là sai nguyên tắc kế toán mặc dù số liệu không thay đổi.
Chi phí trả trước có bao gồm tài chi phí nghiên cứu?
Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.
Tài khoản 242 có vai trò gì?
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Tài khoản 142, cũng như các vấn đề có liên quan trong quá trình hạch toán tài khoản 142. Cần lưu ý rằng, kể từ năm 2017, tài khoản 142 đã được chuyển đổi thành tài khoản 242. Trong quá trình tìm hiểu, quý khách hàng cần lưu ý đến các yêu cầu của từng trường hợp áp dụng để tránh sai sót trong quá trình hạch toán.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Hỏi Đáp