Thơ Đường Luật là gì? Khám phá những bài thơ hay nhất 

Thơ Đường Luật được xuất hiện từ rất lâu trong nền văn học Trung Quốc. Người Việt cũng sử dụng hình thức này với nhiều dạng khác nhau.

tuyengiaothudo.vn đã tổng hợp nhiều bài thơ Đường xuất sắc từ hàng trăm năm trước. Bên cạnh đó, cũng không ít bài thơ do tác giả hiện đại sáng tác dựa trên nguyên tắc gieo vần của thơ Đường Luật.

Thơ Đường Luật là gì?

Thơ Đường Luật là thơ đường tuân thủ quy tắc Niêm – Luật – Đối – Vần – Bố Cục. Thể loại thơ này có thể chia thành nhiều dạng:

  • Thất ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ.
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

thơ đường luậtKhám phá thơ Đường Luật

Nguồn gốc của thơ Đường Luật

Thơ Đường Luật xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, đến thời nhà Đường thống nhất quy định. Thể loại này được áp dụng thi cử ở Trung Quốc qua nhiều đời giai đoạn phong kiến.

Thời Bắc thuộc, Việt Nam cũng dùng rất nhiều trong quá trình tuyển chọn nhân tài. Với luật quy định chặt chẽ, đến năm 1925,  Việt Nam có một số thay đổi tính gò bó để tăng khả năng thổi hồn vào từng câu thơ của tác giả.

Luật thơ Đường Luật

Đây là một trong các thể thơ truyền thống với nghiêm luật hoàn chỉnh, quy định kín kẽ. Quy định về luật thơ được chia sẻ chi tiết tại đây:

Với thể thơ Đường Luật, có 2 vấn đề được quy định rõ chính là đối âm (bằng trắc) và đối ý. Trong quá trình sáng tác, các nhà thơ cần nắm rõ những quy định này.

luật thơ đường luậtLuật được áp dụng trong thơ Đường Luật

Luật đối âm

Luật bằng trắc của dạng thơ này dùng chữ ở vị trí số 2, 4, 6 và 7. Bài có luật bằng sẽ sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên. Nếu chữ này là thanh sắc sẽ là luật trắc.

Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác thanh điệu với chữ thứ 2, 6. Nếu chữ vị trí thứ 2 và 6 là thanh trắc, vị trí 4 dùng thanh bằng và ngược lại.

Lưu ý: Bài thơ không tuân thủ đúng quy tắc về âm sẽ gọi là “Thất luật”, hiểu đơn giản là không đúng luật thơ.

Luật đối ý

Ý nghĩa câu 3 đối lại câu 4, câu 5 đối lại câu 6, đối chính là sự tương phản. Lưu ý, đối nghĩa phải cùng chung dạng từ, ví dụ danh từ phải đối với danh từ. Trường hợp không dùng đúng luật đối sẽ gọi là “Thất đối”.

Cách làm thơ Đường Luật

Thể thơ này đưa ra hệ thống đầy đủ quy tắc từ bố cục, cách gieo vần cho đến đối âm, đối ý. Nếu bạn muốn sáng tác bài thơ theo dạng này, hãy lưu ý một số vấn đề căn bản, làm bất cứ bài nào cũng phải nắm rõ.

làm thơ đường luậtHướng dẫn cách làm thơ Đường Luật

Niêm

Câu thơ cùng luật niêm với nhau theo đặc điểm:

  • Chữ thứ 2 gieo cùng một âm bằng/trắc.
  • Bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc.

Quy tắc niêm cho thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, chi tiết bạn có thể theo dõi trong bài về thể thơ này:

  • Câu 1 niêm câu 8
  • Câu 2 niệm câu 3
  • Câu 4 niêm câu 5
  • Câu 6 niêm câu 7.

Với thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 1. Bạn có thể tham khảo bảng luật từng dạng thuộc thể thơ này:

Thể thơ Bảng luật
Thất ngôn tứ tuyệt

(Luật trắc vần bằng – 3 vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

B – B – T – T – B – B – T (Đối hoặc không với câu 4)

T – T – B – B – T – T – B (vần), (Đối hoặc không với câu 3)

Thất ngôn tứ tuyệt

(Luật bằng vần bằng – 3 vần)

B – B – T – T – T – B – B (vần)

T – T – B – B – T – T – B (vần)

T – T – B – B – B – T – T (Đối hoặc không Đối với câu 4)

B – B – T – T – T – B – B (vần) (Đối hoặc không Đối với câu 3)

Thất ngôn tứ tuyệt (Luật trắc vần bằng – 2 vần) B – T – T – T – B – B – T (Đối hoặc không Đối với câu 2)

T – T – B – B – T – T – B (vần) (Đối hoặc không Đối với câu 1)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Thất ngôn tứ tuyệt (Luật bằng vần bằng – 2 vần) B – B – T – T – B – B – T (Đối hoặc không với câu 2)

T – T – B – B – T – T – B (vần) (Đối hoặc không với câu 1)

T – T – B – B – B – T – T

B – B – T – T – T – B – B (vần)

Bố cục bài thơ

Thơ Đường Luật có bố cục 4 phần:

  • Đề (2 câu đầu): Câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề, có chuyển tiếp ý vào phần sau.
  • Thực (2 câu tiếp theo): Giải thích rõ ý được nêu ở đầu bài.
  • Luận (2 câu tiế sau thực): Bình luận.
  • Kết (2 câu cuối): Tổng hợp lại toàn nội dung, câu 7 là thúc, câu 8 là hợp.

Bài thơ có bố cục được quy định khắt khe, nhưng điểm này cũng khiến nhiều người thích thú và lựa chọn sáng tác.

Cách gieo vần

Những từ phát âm giống, gần giống tạo âm điệu. Các từ có vần giống hoàn toàn gọi là vần chính, gần giống nhau sẽ gọi là vần thông.

Thể loại thơ này chỉ gieo 1 vần bằng ở cuối câu 1, 2 và 4 (thơ tứ tuyệt), 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú). Chữ cuối cùng ở câu thứ nhất của dạng ngũ ngôn có thể gieo vần hoặc không.

Các loại thơ Đường Luật

Thể thơ Đường Luật có nhiều dạng khác nhau: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt. Từng dạng thơ có quy luật và cách nhận diện khác nhau.

1/ Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật là thể thơ có 4 câu, mỗi câu đều có 7 chữ giống nhau. Trong thể loại này, có quy định câu số 1 – 2 – 4 (hoặc 2 – 4) hiệp vần chữ cuối với nhau.

thất ngôn tứ tuyệt đường luậtTìm hiểu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Là thơ Đường Luật nên dạng thơ này cũng phải tuân thủ quy định về Niêm, Vần rất nghiêm ngặt. Cũng vì lý do đó nên bài thơ trở nên thống nhất, rõ ràng.

Câu 1 – 3 – 5 được sáng tác tự do, giúp tác giả tận dụng truyền đạt cảm xúc. Với câu 2 – 4 – 6 cần tuân thủ đúng luật để tạo nên bài thơ chặt chẽ, rõ nghĩa.

Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Thể loại thơ này có nhịp điệu rất thu hút, đọc nghe êm tai và khá dễ nhớ. Thông thường, bài thơ viết theo dạng này sẽ có nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 tiếng hoặc 4 tiếng, cấu trúc được sắp xếp hài hòa.

Luật vần được gieo tại các chữ cuối câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8 xen kẽ bằng trắc nên đọc lên rất thuận tai. Nhiều nhà thơ sáng tác lâu năm có gợi ý, để bài thơ trở nên trầm bổng hơn, không nên trùng thanh bằng ở tiếng thứ 4, 7 ở câu luật vần.

Tham khảo cách làm thơ:

Thất ngôn tứ tuyệt không đối:

Thất ngôn tứ tuyệt có đối:

 

thất ngôn tứ tuyệt đường luật đặc điểmKhám phá nét đặc trưng của thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Về bố cục, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật sẽ có 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp:

  • Câu 1 (Khai): Ý chính bài thơ, như lời giới thiệu về nội dung sẽ có trong bài thơ.
  • Câu 2 (Thừa): Mở rộng ý đã nói ở câu đầu, diễn giải cụ thể hơn về nội dung.
  • Câu 3 (Chuyển): Chuyển đổi ý thơ, gợi ý thông điệp của bài thơ.
  • Câu 4 (Hợp): Kết hợp với câu chuyển để làm hoàn chỉnh, thống nhất lại toàn bộ ý nghĩa, cảm xúc có trong bài thơ.

Các thể loại thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Là thể loại văn học được xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc, dạng thơ này đã được phát triển thành 2 dạng:

  • Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật: Tuân thủ đúng Luật, Niêm, Vần=, cấu trúc rõ ràng.
  • Thất ngôn tứ tuyệt Cổ Phong: Không ràng buộc luật nghiêm ngặt, có thể dùng 1 loại vần hoặc nhiều loại, đảm bảo luật âm và nhịp.

Luật thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Trong phạm vi chia sẻ, bạn có thể tìm hiểu rõ luật được quy định với dạng thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật. Cụ thể, quy định khi sáng tác bài thơ theo thể loại này phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Niêm: Áp dụng theo chiều dọc, câu niêm với nhau để tạo được sự đồng đều.
  • Vần: Câu 1 – 2 – 4 hoặc 2 – 4 có chữ cuối hiệp vần với nhau.
  • Bố cục: 4 câu và mỗi câu 7 chữ theo thứ tự: Khai, thừa, chuyển, hợp.

2/ Thất ngôn bát cú Đường Luật

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật là thể loại có 8 câu (bát cú) và mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn). Thể thơ này có nguồn gốc ở Trung Quốc, về sau được lan truyền đến Việt Nam (trong thời Bắc thuộc), được ưa chuộng cho đến hiện tại.

thất ngôn bát cú đường luậtThơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Dạng thơ này thuộc thơ nhà Đường nên có quy định rất nghiêm ngặt. Tác giả phải tuân thủ đúng quy định về số câu, số chữ, luật, vần để tạo nên tác phẩm hoàn chính.

Đặc điểm thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật có tổng cộng 56 chữ chia đều 8 câu. Cấu tạo được phân chia thành 4 phần lần lượt là: Đề, Thực, Luận, Kết:

  • 2 câu đầu (phần đề): 1 câu phá mở bài, 1 câu sau là thừa, tiếp nối nội dung của câu 1. Cả hai câu này đều đóng vai trò mở đầu cho nội dung của bài thơ.
  • 2 câu tiếp (phần thực): Giải thích cụ thể hơn về phần mở bài.
  • 2 cầu tiếp theo (phần luận): Chính là câu thứ 5 và 6 trong bài, nói lên cảm xúc, quan điểm, suy nghĩ của tác giả.
  • 2 câu cuối (phần kết): Tóm lược lại ý nghĩa chung của toàn bộ bài thơ.

Luật thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Bài thơ được viết theo dạng thất ngôn bát cú Đường Luật bắt buộc tuân thủ đúng luật: Bằng trắc, bố cục, niêm vần, tính đối.

luật thất ngôn bát cú đường luậtQuy định khi sáng tác thơ thất ngôn bát cú Đường LuậtLuật bằng trắc

Trong bài thơ Đường Luật viết theo thể loại này cần tuân thủ quy luật bằng trắc chặt chẽ:

  • Chữ thứ 2 câu thơ số 1 là thanh trắc: Cả bài làm theo luật trắc.
  • Chữ thứ 2 câu 1 là thanh bằng: Bài thơ tuân thủ luật bằng.

Bạn có thể theo dõi bảng luật bằng trắc để dễ dàng vận dụng:

Luật Chi tiết Ví dụ
Vần bằng B T B B

T B T B

T B T T

B T B B

B T B T

T B T B

T B T T

B T B B

Quanh năm buôn bán mom sông 

Nuôi đủ năm con với một chồng 

Lặn lội thân khi quãng vắng 

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

chồng hờ hững cũng như không!

Thương vợ – Trần Tế Xương

Vần trắc T B T B

B T B B

B T B T

T B T B

T B T T

B T B B

B T B T

T B T B

Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa, xa lắm nhớ ta không

Sao đang vui vẻ ra buồn bã!

Vừa mới quen nhau đã lạ lùng

Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng

Khi riêng, riêng cả đến tình chung

Tương lọ phải mưa gió,

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.

Nhớ bạn phương trời – Trần Tế Xương

Quy định về niêm trong bài thơ

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật đã quy định rất rõ về niêm trong bài:

  • Chữ thứ 2 (câu 2) dùng thanh cùng với chữ thứ 2 (câu 3) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 4).
  • Chữ thứ 2 (câu 4) cùng thanh chữ thứ 2 (câu 5) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 6).
  • Chữ thứ 2 (câu 6) cùng thanh chữ thứ 2 (câu 7) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 8).
  • Chữ thứ 2 (câu 8) cùng thanh chữ thứ 2 (câu 1) và khác thanh chữ thứ 2 (câu 2).

Luật về nhịp

Dạng thơ thất ngôn bát cú Đường Luật được áp dụng cách ngắt nhịp chữ thứ 2 hoặc 4 trong câu.

Quy định về đối

Đối trong thể thơ này bao gồm: Đối ý, đối từ và đối cả thanh. Trong bài thơ Đường 8 câu 7 chữ, luật đối sẽ được áp dụng là:

  • Câu 3 đối 4.
  • Câu 5 đối 6.

Gieo vần

Vần được gieo tuân thủ quy định, riêng với chữ cuối câu 1 có thể cùng hoặc không cùng vần. Nếu bài thơ được dùng 1 vần duy nhất sẽ gọi là độc vận. Trong quy định gieo vần, bạn lưu ý 2 loại vần chính là: Chính vận, Thông vận:

  • Chính vận: Những âm y nhau chỉ khác mỗi phụ âm đầu, ví dụ: An, màn, can, lan, man,…
  • Thông vận: Các từ có âm tương tự, ví dụ: Hồng, đong, mong, chồng, chung, dùng,…

Xem thêm hướng dẫn cách làm thơ theo video sau:

3/ Thơ Ngũ ngôn tứ quyệt

Thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt là thể thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Các câu 1, 2, 4 (hoặc 2, 4) hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Hướng dẫn cách làm thơ:

Đặc điểm thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thể thơ này có tổng cộng 20 chữ chia đều cho 4 câu với các đặc điểm chính là:

  • Không giới hạn số câu.
  • Mỗi câu có 5 chữ kết hợp vần, nhịp.
  • Mỗi bài thơ có thể có nhiều khổ.
  • Vần: Vần liền, vần cách và vần lưng.

Luật thơ Ngũ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Vì là thể thơ Đường Luật, Ngũ ngôn tứ tuyệt tuân thủ theo quy tắc về bằng trắc, niêm. Dù theo luật, nhưng cách gieo vần đã mang đến nhịp điệu và sự cuốn hút.

  • Nhịp lẻ ngắt nhịp 2/3.
  • Vần điệu: B – T hoặc B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.
  • Gieo vần: Độc vận.

4/ Thơ Ngũ ngôn bát cú Đường Luật

Thơ Ngũ ngôn bát cú Đường Luật là thể thơ có 8 câu, mỗi câu có 5 chữ. Dạng thơ này cũng vận dụng luật bằng trắc, niêm và vần giống với thể Thất ngôn bát cú.

Hướng dẫn cách làm thơ:

Phần 1:

Phần 2:

Đặc điểm của thơ Ngũ ngôn bát cú

Thơ Ngũ ngôn bát cú Đường Luật không giới hạn về số lượng câu thơ. Đặc điểm nhận diện thể thơ này gồm các yếu tố:

  • Bố cục: 4 phần (mỗi phần 2 câu) đề – thực – luận – kết.
  • Vần: Độc vận.
  • Thanh: Luận phiên B – T hoặc B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và 4.

Luật thơ Ngũ ngôn bát cú

Thơ Ngũ ngôn bát cú Đường Luật có luật tương tự thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, nhưng mỗi câu bỏ đi 2 tiếng đầu. Như vậy, mỗi câu thơ chỉ còn 5 tiếng sau, tuân thủ đúng quy định về niêm, vần, đối:

Luật Công thức Ví dụ
Trắc vần bằng T – T – T – B – B (vần)B – B – T – T – B (vần)B – B – B – T – T (đối câu 4)T – T – T – B – B (vần) (đối câu 3)T – T – B – B – T (đối câu 6)B – B – T – T- B (vần) (đối câu 5)B – B – B – T – TT – T – T – B – B (vần) Tí tách giọt mưa rơiLòng thương nhớ một ngườiNiềm đau hoài chẳng cạnNỗi khổ mãi không vơiLá úa bay đầy ngõHoa tàn rụng khắp nơiTình đôi ta cách trởTrọn kiếp dở dang rồi.(Dang Dở – Hoàng Thứ Lang)
Bằng vần bằng B – B – T – T – B (vần)T – T – T – B – B (vần)T – T – B – B – T (đối câu 4)B – B – T – T – B (vần) (đối câu 3)B – B – B – T – T (đối câu 6)T – T – T – B – B (vần) (đối câu 5)T – T – B – B – TB – B – T – T – B (vần) Tình ta đã úa mầuVĩnh viễn phải xa nhauKẻ lấp hờn ngăn tủiNgười ôm thảm ấp sầuBồi hồi sa ngấn lệThổn thức nhỏ dòng châuĐã lỡ làng duyên nợLìa tan mộng ước đầu.(Lỡ Làng – Hoàng Thứ Lang)

Khám phá những bài thơ Đường Luật dạng thất ngôn tứ tuyệt

Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được thi sĩ Việt Nam sáng tác theo thơ Đường, mang đến những tác phẩm văn học để đời. Mời bạn cùng khám phá những bài thơ hay và nổi tiếng nhất:

1/ Thu Buồn

Nhớ độ thu về bên bến sông

Nhìn quanh dòng nước thật mênh mông

Chạnh lòng chợt nhớ cô bạn cũ

Ngày tiễn tôi đi.. dưới nắng hồng

Mười bảy năm trường đã cách chia

Tưởng rằng hôm đó vẫn hôm kia

Dáng em ngày cũ bao nhung nhớ

Mắt đẫm lệ rơi.. giây phút lìa

Rảo bước lòng vui qua khắp tỉnh

Chim say tình hót khúc bình minh

Hương hoa,gió mát nghe xao xuyến

Nắng nhẹ tơ vương.. nắng tỏ tình

Em hỡi, em ơi, em ở đâu.. ??

Tìm Em khắp chỗ suốt canh thâu

Đường xưa,phố vắng xa mù tịt

Tiếc nuối tình em… buồn bấy lâu.

thơ thất ngôn từ tuyệt đường luật Trích thơ Thu Buồn

2/ Nhớ

Đông đến làm chi để nhớ thêm

Thoáng mơ hình bóng ai bên thềm

Nụ cười đôi mắt ngày xưa ấy

Như gọi như mời… rất dịu êm

Uống rượu cho quên giấc mộng mơ

Rượu vơi, tình vẫn chưa phai mờ

Tình sao tình quá ư tê tái

Một bóng em, anh.. vẫn đợi chờ

Nhớ phút chia ly nguyện ước mong

Chờ nhau chờ đến cuối mùa đông

Vòng tay âu yếm làn môi ngọt

Bỏ lại mình em.. thấy quặn lòng

Cả mấy năm ôm ảo mộng thường

Mơ cùng xây tổ ấm uyên ương.

Sao em lại nỡ quên tình cũ.

Để đến giờ này… mãi nhớ thương.

3/ Nhớ về em

Đêm qua bỗng nhớ đến em yêu

Chẳng biết vì sao lại nhớ nhiều

Có lẽ mùa xuân làm thổn thức

Bao nhiêu kỷ niệm.. biết bao điều

Ngày em dạo phố thật nên thơ

Bóng dáng yêu kiều lắm mộng mơ

Nhí nhảnh hồn nhiên đầy cảm xúc

Hồn anh rạo rực.. nỗi mong chờ

Xuân về lặng lẽ suốt bao năm

Tết đến làm anh lại nhớ thầm

Nhớ lại em yêu ngày tháng ấy

Tay đàn, giọng hát.. thoáng dư âm

Thời giờ vội vã bước nhanh qua

Mấy chục năm rồi vẫn thiết tha

Ngóng đợi trông chờ em chốn cũ

Cho dù vẫn biết… cuộc tình xa.

thất ngôn tứ tuyệt đường luật là gìTrích đoạn thơ Nhớ Về Em theo dạng thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

4/ Đông về nhung nhớ

Đông ấy trở về gặp cố nhân

Hàn huyên cả buổi, dạ bâng khuâng

Hỏi ra mới biết người xưa ấy

Thuyền đã sang sông.. đã mấy lần

 

Người cũ bây giờ đã có đôi

Tình em đã chết, lẻ riêng tôi

Nghiêng nghiêng nét bút, đầy thương nhớ

Em đó, anh đây.. vĩnh biệt thôi

 

Nhớ đêm đông cũ, đêm Noël

Nói nhỏ thì thầm anh nhớ em

Ánh mắt thơ ngây nhìn bẽn lẽn

Vân vê tà áo.. phút êm đềm

 

Đành trách sao em quá hửng hờ

Đông về em để lở đường tơ

Bao nhiêu nhung nhớ, bao nhiêu mộng

Giờ đã xa xôi.. hận bến bờ.

5/ Nỗi niềm

Thơ này viết tặng gởi cho em

Gợi nhớ tuổi thơ rất dịu êm

Dẫu biết giờ đây là dĩ vãng

Sao mà vẫn đợi.. nhớ từng đêm

 

Ai đều cũng có thời mơ mộng

Có lẻ riêng tôi ấp ủ lòng

Ánh mắt môi cười tà áo ấy

Trông nàng duyên dáng.. nỗi chờ mong

 

Ai ai cũng có mối tình đầu

Tiết học mơ màng những chuyện đâu

Cô bạn ngồi chung cùng một lớp

Nào nàng có biết.. đã yêu lâu

 

Rồi trưa bửa ấy, trời buồn thảm

Giữa sáng hôm nào, gió lặng câm

Tin dữ báo rằng nàng đã khuất

Ngày đi tiển biệt… khóc thương thầm.

6/ Xuân về

Xuân lại đến rồi em có hay

Kia đàn chim hót giữa trời mây

Cả bầy lượn cánh như chào đón

Nắng ấm mùa xuân.. trở lại đây

thất ngôn tứ tuyệt đường luật cách làm Trích bài thơ Xuân Về

Xuân đã về rồi em có mơ

Ngày xưa đường phố rất nên thơ

Hoa mai nở rộ vàng tươi tốt

Ong bướm nô đùa.. dưới nắng tơ

 

Xuân lại tới rồi em có mong

Chờ nhau điểm hẹn sát bờ sông

Thuê thuyền ngoạn cảnh quanh đây đó

Khuây khỏa bao năm.. nỗi nhớ trông

 

Xuân đã trở về anh mộng tưởng

Dáng em ngày đó giữa đêm sương

Có còn mong đợi nơi phương ấy

Chờ ngóng anh về…trọn nhớ thương.

7/ Tình ơi

Viết cho em một bức tình thơ

Định tặng em nhưng mãi đợi chờ

Chữ viết run nhiều, không đẹp lắm

Thầm yêu chẳng nói.. kẻ si khờ

 

Viết cho em mối tình thầm kín

Sợ gởi em không thấy nhắn tin

Lòng thổn thức nghe sao lạ rứa

Bồi hồi rạo rực… tình đầu tiên

 

Nhớ xưa bước cạnh em trên đường

Mái tóc thề thơm tỏa ngát hương

Bận áo dài sao tha thướt quá

Hồn anh thơ thẩn.. ngẩn ngơ, thương

 

Hôm nào lại gặp em làm ngơ

Gót bước chân ngà lắm bụi tơ

E thẹn nhìn em không dám nói

Tình ơi tình hỡi… biết làm sao..??

8/ Hồ Tây Trời Thu

Bước khẽ bên hồ giữa tiết thu

Thơm lừng hoa sữa dưới sương mù

Bồn chồn thổn thức, người xa xứ

Quyến rũ say mê.. khách lãng du

 

Nhặt lá cây bàng đỏ sắc tươi

Nhìn thu lá đổ ngập khung trời

Lào xào tiếng lá, theo chân bước

Lảnh lót sơn ca.. dõi mắt ngời

 

Mấy bác già nua tập thể thao

Người lo chạy bộ, kẻ chơi nhào

Thanh niên tụ đám, cùng đùa bóng

Thiếu nữ tan bầy.. lẻ múa đao

 

Một gánh hàng rong bán cốm xanh

Ngoài xôi được bọc lá sen lành

Bưng liền nếm thử, ôi ngon tuyệt

Bóc lẹ dùng ngay.. quả nổi danh

 

Phẳng lặng hồ tây dưới nắng tơ

Nghe làn gió thoảng gợi hồn thơ

Tìm vần hoạ cảnh, đầu thư thái

Kiếm chữ làm thơ… mặt thẫn thờ.

9/ Vọng Cố Hương

Luẩn quẩn trong mơ dọ lối về

Chân lần lạ lẫm nẻo đường quê

Khua dầm lướt nhẹ xuồng tam bản

Thổn thức, bồi hồi.. rảo dọc đê

bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luậtTrích tác phẩm Vọng Cố Hương

Dừng chân ghé lại mái tranh nghèo

Bụi trúc khô cằn vóc khẳng kheo

Mái dột, tường thưa đầy vá víu

Bùi ngùi, ngớ ngẩn.. lệ tuôn theo

 

Lối xóm giờ đây đã quá già

Người thì khuất bóng, kẻ đi xa

Mồ ai quạnh quẽ bên hàng giậu

Thắp nén hương thơm.. vái gọi là

 

Tôi tìm kỷ niệm bạn bè xưa

Nhớ cảnh leo cây hái chặt dừa

Tụm cả nguyên bầy đi chọc phá

Vui đùa thỏa thích.. dưới trời mưa

 

Tôi dõi trông nhìn mấy ruộng nương

Hàng lau rậm rạp lấn ven đường

Nhiều cây nụ nở bông màu trắng

Đậm nét chân quê.. đẹp lạ thường

 

Từng đàn vịt trắng lội trong ao

Mắt háu mồi nhanh lẹ cỡ nào

Tép nhỏ vùi sâu hòng trốn chạy

Như chừng nộp mạng.. biết làm sao

 

Lẳng lặng mình ên đến gặp nàng

Người tình một thuở đã sang ngang

Tay bồng đứa cháu ngồi ru ngủ

Giọng khẽ ầu ơ..thật dịu dàng.

10/ Nhớ mẹ

Nghe tiếng ầu ơ bỗng lặng người

Tiếng ai như tiếng mẹ ru hời

Bao năm mẹ hởi bao năm nhỉ

Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

 

Thủa ấy con đi chẳng hẹn về

Giống người lưu lạc giữa sơn khê

Con ngồi khóc mẹ màu tang trắng

Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

 

Hưu quạnh đêm đông mắt mẹ buồn

Đường đời lặn lội với mưa tuôn

Con ơi giữ ấm đời con nhé

Cứng rắn lên con hãy chớ buồn

 

Mẹ gọi con yêu tiếng nghẹn ngào

Tiếng người hay chỉ tiếng chiêm bao

Xa rồi mẹ hỡi lòng đau nhói

Tiếng mẹ con nào nghe thấy đâu

 

Nín khóc con ơi hãy ráng chờ

Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ

Đau thương con viết vào trong lá

Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

 

Nghe tiếng ầu ơ bỗng lặng người

Tiếng ai như tiếng mẹ ru hời

Giá như quay ngược thời gian được

Quay lại thiên thu để mẹ cười

Thơ thất ngôn tứ tuyệt về tình yêu 36:

 

Bao nhiêu kỷ niệm đã xa rồi

Phố cũ đường xưa vắng bước người

Một tiếng yêu nhau ngại chẳng nói

Lòng buồn thao thức mãi khôn nguôi

19/ Cái quạt (Hồ Xuân Hương)

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,Duyên này tác hợp tự ngàn xưa.Chành ra ba góc da còn thiếu,Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.

20/ Chơi hoa (Hồ Xuân Hương)

Đã trót chơi hoa phải có trèo,Trèo lên chớ ngại mỏi xương nhèo.Cành la cành bổng vin co vít,Bông chín bông xanh để lộn phèo.

21/ Con cua (Hồ Xuân Hương)

Em có mai xanh, có yếm vàng,Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghêng ngang.Xin theo ông Khổng về Đông Lỗ,Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.

22/ Quả mít (Hồ Xuân Hương)

Thân em như quả mít trên cây,Da nó xù xì múi nó dày.Quân tử có yêu xin đóng cọc,Đừng mân mó nữa nhựa ra tay.

23/ Quan ngơi (Cao Bá Quát)

Một buổi hầu rồi một buổi ngơi,Đâu còn nhớ chữ “viễn phương lai”.Mới sang chừng ấy ngơi chừng ấy,Sang nữa thì ngơi biết mấy đời.

24/ 20 năm trở lại Huế (Nguyễn Ngọc Đàm)

Ta về thăm lại Huế ta mơCảnh cũ đổi thay đến chẳng ngờThêm hai mươi tuổi em càng đẹpLãng tử như ta cũng thẫn thờ.

Huế, 2005

25/ Á Chi Hồng (Nguyên Chẩn)

亞枝紅平陽池上亞枝紅,悵望山郵事事同。還向萬竿深竹里,一枝渾臥碧流中。

 

Á chi hồngBình Dương trì thượng á chi hồng,Trướng vọng sơn bưu sự sự đồng.Hoàn hướng vạn can thâm trúc lý,Nhất chi hồn ngoạ bích lưu trung.

 

Dịch nghĩaMột nhành hoa đỏ thắm đang rủ sát mặt ao đất Bình Dương,Buồn mọi sự việc nơi các quán dịch đều nhàm chán như nhau.Chạnh nhớ về chốn cũ có luỹ tre xanh um tùm,Với cành hoa đỏ thắm rủ sát mặt nước biếc gợn sóng.

26/ Đạp ca hành kỳ 1 (Lưu Vũ Tích)

踏歌行其一春江月出大堤平,堤上女郎連袂行。唱盡新詞看不見,紅霞影樹鷓鴣鳴。

 

Đạp ca hành kỳ 1Xuân giang nguyệt xuất đại đê bình,Đê thượng nữ lang liên duệ hành.Xướng tận tân từ khan bất kiến,Hồng hà ảnh thụ giá cô minh.

27/ Đáp hậu thiên (Lưu Vũ Tích)

答後篇昔日慵工記姓名,遠勞辛苦寫西京。近來漸有臨池興,為報元常欲抗行。

 

Đáp hậu thiênTích nhật dong công ký tính danh,Viễn lao tân khổ tả Tây kinh.Cận lai tiệm hữu lâm trì hứng,Vi báo Nguyên Thường dục kháng hành.

 

Dịch nghĩaNgày trước lười biếng, thư pháp chỉ để viết họ và tên,Trương Hành đã mất nhiều công sức để viết “Tây kinh phú”.Gần đây có hứng thú luyện tập tinh thông thư pháp,Xin loan báo sẽ cùng Nguyên Thường tranh tài.

Liễu Tông Nguyên gửi tác giả hai bài mang tiêu đề Trùng tặng. Đây là bài ông hồi đáp bài thứ hai.

28/ Hoa Lạc Thiên “Xuân từ” (Lưu Vũ Tích)

和樂天春詞新妝宜面下朱樓,深鎖春光一院愁。行到中庭數花朵,蜻蜓飛上玉搔頭。

 

Hoạ Lạc Thiên “Xuân từ”Tân trang nghi diện há chu lâu,Thâm toả xuân quang nhất viện sầu.Hành đáo trung đình sổ hoa đoá,Tinh đình phi thướng ngọc tao đầu.

 

Dịch nghĩaVừa trang điểm xong, nàng bước xuống lầu son,Cả một viện đều buồn, vì cảnh xuân bị khoá kín.Nàng đi đến sân trong, đếm những bông hoa,Chuồn chuồn bay lên trên chiếc ngọc tao đầu.

29/ Hạnh viên hoa hạ thù Lạc Thiên kiến tặng (Lưu Vũ Tích)

杏園花下酬樂天見贈二十餘年作逐臣,歸來還見曲江春。遊人莫笑白頭醉,老醉花間有幾人。

 

Hạnh viên hoa hạ thù Lạc Thiên kiến tặngNhị thập dư niên tác trục thần,Quy lai hoàn kiến Khúc Giang xuân.Du nhân mạc tiếu bạch đầu tuý,Lão tuý hoa gian hữu kỷ nhân.

30/ Huyền Đô quán đào hoa (Lưu Vũ Tích)

玄都觀桃花紫陌紅塵拂面來,無人不道看花迴。玄都觀裡桃千樹,盡是劉郎去後栽。

Huyền Đô quán đào hoaTử mạch hồng trần phất diện lai,Vô nhân bất đạo khán hoa hồi.Huyền Đô quán lý đào thiên thụ,Tận thị Lưu lang khứ hậu tài.

Dịch nghĩaTrên đường tím, bụi hồng táp vào mặt,Không ai là không nói mới đi ngắm hoa về.Cả ngàn gốc đào ở đạo quán Huyền Đô,Đều trồng sau khi chàng Lưu đã đi (nhập Thiên Thai).

31/ Lâu thượng (Lưu Vũ Tích)

樓上江上樓高十二梯,梯梯登遍與雲齊。人從別浦經年去,天向平蕪盡處低。

 

Lâu thượngGiang thượng lâu cao thập nhị thê,Thê thê đăng biến dữ vân tề.Nhân tòng biệt phố kinh niên khứ,Thiên hướng bình vu tận xứ đê.

 

Dịch nghĩaLầu bên sông cao mười hai bậc thang,Lên hết thang là ngang với mây.Nhìn xuống thấy người xuôi ngược từ bến đó năm lại năm,Trời và đất bằng phẳng phủ cỏ xanh giao nhau ở chỗ tận cùng.

32/ Tái du Huyền Đô quán (Lưu Vũ Tích)

再遊玄都觀百畝庭中半是苔,桃花淨盡菜花開。種桃道士歸何處?前度劉郎今又來。

 

Tái du Huyền Đô quánBách mẫu đình trung bán thị đài,Đào hoa tịnh tận thái hoa khai.Chủng đào đạo sĩ quy hà xứ,Tiền độ Lưu lang kim hựu lai.

 

Dịch nghĩaTrăm mẫu đất trong đình nay một nửa đã bám đầy rêu.Hoa đào đã hết, hoa rau lại nở.Đạo sĩ trồng đào đã về nơi nào?Chàng Lưu thuở trước nay lại đến.

33/ Tán Ưng Chuỷ trà (Lưu Vũ Tích)

讚鷹嘴茶最愛芳叢鷹嘴茶,老郎封寄贈仙家。今朝更有湘江月,照出霏霏滿碗花。

Tán Ưng Chuỷ tràTối ái phương tùng Ưng Chuỷ trà,Lão lang phong ký tặng tiên gia.Kim triêu cánh hữu Tương giang nguyệt,Chiếu xuất phi phi mãn uyển hoa.

Dịch nghĩaYêu thích nhất là thứ trà thơm hiệu Ưng Chuỷ này,Bạn già đã gửi tặng cho người tiên.Sáng nay vẫn còn trăng sông Tương,Chiếu vào mặt chén lấp lánh như đầy những cánh hoa.

34/ Ai “nữ quyền” ra mua (Tản Đà)

“Nữ quyền” hôm ấy tớ rao chơiAi bán mà mua của hiếm hoi!Một gánh giang sơn cùng gánh lấyThời chi, ai có tiếc chi ai?

35/ Cò trắng (Tản Đà)

IMột đàn cò trắng nó bay tungNó lại thương em lật đật chồngMày có biết ai người phụ bạcThời lên mách hộ với thiên công

IIMột đàn cò trắng đến giời xanhNó mách cho ai dám phụ tìnhGiời bảo trần gian hay dắc díuSai ông Nguyệt xuống dứt tơ mành

36/ Đi đêm đay bóng (Tản Đà)

Người chẳng ra người, ma chẳng maNào ai còn biết ở đâu raĐi đêm tưởng đã quen đường lắmHỏi lối công danh cũng mập mờ

37/ Khai bút (Năm Canh Tahan 1920) (Tản Đà)

Năm nay tuổi đã ba mươi haiTa nghĩ mà ta chẳng giống aiKhắp bốn phương giời không thước đấtĐịa cầu những muốn ghé bên vai

38/ Khai bút (năm Tân Dậu 1921) (Tản Đà)

Năm nay tuổi đã ba mươi baTa nghĩ mà ai chẳng giống taLo nước, lo nhà, lo thế giớiCòn thêm lo nợ, gỡ chưa ra!

39/ Không đề (Con trâu chưa dậy, mục còn chơi) (Tản Đà)

Con trâu chưa dậy, mục còn chơiLuống để cho ai những ngậm ngùiThằng mục đã về trâu đã dậyĐời chưa đáng chán, chị em ơi!

40/ Lưu tình (Tản Đà)

Dưới bóng giăng tròn, tán lá xanhNhớ chăng? chăng nhớ? hỡi chăng mình?Trăm năm ghi nguyện cùng non nướcNước biếc non xanh một chữ tình

41/ Nghe cá (Tản Đà)

Chiều mát ngồi xem đứa thả câuNghe như lũ cá nó bàn nhau:Tham ăn nếu đã vào trong ngạnhThời mất tung tăng chốn nước sâu

42/ Nhàn thoại (Thao thao phong hoá nhập đồi ba)  (Tản Đà)

閒話(滔滔風化入頹波)Đổi chữ phồn/giản thể

滔滔風化入頹波,禿筆孤燈可柰何。砥柱有懷人未見,相思和墨灑天涯。

Nhàn thoại (Thao thao phong hoá nhập đồi ba)Thao thao phong hoá nhập đồi ba,Ngốc bút cô đăng khả nại hà.Chỉ trụ hữu hoài nhân vị kiến,Tương tư hoà mặc sái thiên nhai.

Dịch nghĩaPhong hoá hỗn loạn đến buổi suy đồi,[Ta chỉ có] cây bút cùn, ngọn đèn lẻ, làm thế nào được?Những mong một người có khả năng làm cây cột chống mà chẳng thấy,Niềm mong ngóng hoà với mực vẩy đến tận chân trời.

43/ Tết tự thuật (Tản Đà)

Năm xưa tết nhất đã suông suồng!Tết nhất năm nay lại quá tuồng!Tiếng pháo nghe nhờ thiên hạ đốtCờ vàng dấu đỏ, đế vương suông

44/ Thuật bút (Tản Đà)

Mười mấy năm xưa ngọn bút lôngSác sơ chẳng bợn chút hơi đồngBây giờ anh đổi lông ra sắtCách kiếm ăn đời có nhọn không?

45/ Lũ quê nhà

Tác giả: Mai Quốc Liên.

Quê hương lũ lụt liền hai bận

Chống chèo giông bão giữa tai ương

Đọc bức thư nhà nhòa nước mắt

Chữ chữ lòng đau xót cố hương.

46/ Ba tiêu (Cây Chuối) – Nguyễn Trãi

芭蕭自橅唏春卒吏添,苔蓬邏牟偷店。情書蔑幅封群謹,陿唏兜強闦娂。

Ba tiêu (Cây chuối)Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.Tình thư một bức phong còn kín,Gió nơi đâu, gượng mở xem..

47/ Cảnh hè (Nguyễn Trãi)

Vì ai cho cái đỗ quyên kêu,Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.Lại có hoè hoa chen bóng lục,Thức xuân một điểm não lòng nhau.

48 Hoa mẫu đơn (Nguyễn Trãi)

Một thân hoà tốt lại sang,Phú quý âu chẳng kém hải đường.Lai láng lòng thơ ngâm chửa đủ,Ngoài nương toàn ngọc triện còn hương.

49/ Hoa Mộc (Nguyễn Trãi)

Trời sinh vật vuỗn bằng người,Nếu được thơm tho thiếu tốt tươi.Ắt có hay đòi thửa phận,Chẳng yêu thì chớ nữa chi cười.

50/ Hoa trường an (Nguyễn Trãi)

Môi son bén phấn dây dây,Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay.Mấy kẻ hồng nhan thì bạc phận,Hồng nhan kia chớ cậy mình hay.

51/ Hoa sen (Nguyễn Trãi)

Lấm nhơ chẳng bén, tốt hoà thanh,Quân tử kham khuôn được thửa danh.Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh,Trinh làm của, có ai tranh.

Sưu tầm thơ thất ngôn bát cú Đường Luật

Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật có quy định rõ ràng, yêu cầu phải tuân thủ nghiêm túc. Dù vậy vẫn có rất nhiều bài thơ hay được viết theo thể loại này, mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

1/ Nhắn nhủ

Gửi lại nơi này một ít câu,

Hỏi rằng gia chủ đã đi đâu ?

Cho rêu xanh phủ đầy sân trước,

Để lá rơi tràn khắp ngõ sau.

Mấy lúc tìm qua người chẳng thấy,

Bao lần muốn ghé cửa đương rào.

Nay sang viết vội đôi dòng nhắn:

Hãy chóng quy hồi chớ biệt lâu !

đặc điểm thất ngôn bát cú đường luậtTrích đoạn bài thơ Nhắn Nhủ

Hồi khứ thi đàn chớ biệt lâu !

Kẻo vì vắng mặt mất tình nhau.

Mau về cạn chén bình thi phú,

Họa xướng vần thơ giải muộn sầu…

2/ Hồi âm (Dương Hồng Kỳ)

Sợ bằng hữu giận đáp đôi câu,

Công việc loay hoay, chẳng đến đâu!

Nợ áo cơm kia chồng vẫn chất,

Tình giang hồ đó trước như sau.

Bù đầu còn xác ôm mà thở,

Vắng mặt nhưng then mở chẳng rào.

Cố gắng cho xong, tìm rảnh rỗi,

Ngày ta tái ngộ chắc không lâu.

 

Dù rằng cách biệt có hơi lâu,

Xin hãy dung tha, chớ trách nhau.

Ở chốn bon chen hoài lận đận,

Bằng sao xướng họa giải cơn sầu!

3/ Đâu phải hoa vô cớ lạnh lùng!

Đâu phải hoa vô cớ lạnh lùng!

Hoa buồn nên thế biết hay không ?

Dẫu rằng duyên ấy ai ngăn phận

Nhưng mãi lòng này ý vẹn chung

Một tấm chân tình, trời đất thấu

Đôi lời ước hẹn, gió trăng đong

Còn thương, còn nhớ, còn nồng ấm

Đâu phải hoa vô cớ lạnh lùng.

4/ Cười mỉm

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha

Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa

Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược

Sóng lặng sông chờ khách lại qua

Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá

Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa

Vơi đầy chén rượu thơ vui thú

Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

5/ Phổ thông mười năm cảm nghĩ

Mười năm chỉ một bước đầu thôi

Nghiệp chướng đành mang hết nợ đời

Buồn chán nhân tâm toan bỏ mặc

Ngậm ngùi bút hận khó buông trôi

Trời già muốn giởn, ừ cho giởn

Sức trẻ còn bơi, vẫn cứ bơi

Lánh bọn văn nô, phường xảo trá

Gắng thành nhiệm vụ chín mười mươi.

15/ An bang phong thổ (Lê Thánh Tông)

安邦灃土海上萬峰宭玉立,星羅奇布翠崢嶸。魚鹽如土民趍便,鏵稻無田賦薄征。波向山坪低處踊,舟穿石壁隙中行。邊氓久樂承平化,四十余年不識兵。

 

An Bang phong thổHải thượng vạn phong quần ngọc lập,Tinh la kỳ bố thuý tranh vanh.Ngư diêm như thổ dân xu tiện,Hoa đạo vô điền phú bạc chinh.Ba hướng sơn bình đê xứ dũng,Chu xuyên thạch bích khích trung hành.Biên manh cửu lạc thừa bình hoá,Tứ thập dư niên bất thức binh.

 

Dịch nghĩaMuôn ngọn núi nổi trên mặt biển trông như những viên ngọc đẹpLa liệt như những vì sao, những quân cờ, chênh vênh một màu xanh biếcCá muối nhiều như đất, nhân dân đua theo nghề đó rất tiện lợiRuộng không cấy lúa cho nên thuế má nhẹSóng dồn về phía thấp của vách núi mà nhảy vọt lênThuyền luồn trong rạch dài giữa hai vách đá mà điNhân dân ở biên giới, từ lâu vui huởng thái bìnhHơn bốn mươi năm không hề biết sự binh đao

16/ Hoàng Giang điếu Vũ nương (Lê Thánh Tông)

Ngàn lau san sát, cỏ xanh xanh,Sảy nhớ ngày xưa kẻ tiết trinh.Cách trở bấy lâu hằng giữ phận,Hiềm nghi một phút, bỗng vô tình…Hay lòng, phó mặc vầng cao thẳm,Lẻ bóng tìm nơi chốn vắng thanh.Dầu nhẫn ai ai qua đến đấy,Thương nàng hoà lại trách Trương sinh.

17/ Quân minh thần lương (Lê Thánh Tông)

君明臣良高帝英雄蓋世名,文皇智勇撫盈成。抑齋心上光奎藻,武穆胸中列甲兵。十鄭第兄聯貴顯,二申父子佩恩榮。孝孫洪德承丕緒,八百姬周樂治平。

 

Quân minh thần lươngCao Đế anh hùng cái thế danh,Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành.Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo,Vũ Mục hung trung liệt giáp binh.Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển,Nhị Thân phụ tử bội ân vinh.Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự,Bát bách Cơ Chu lạc trị bình.

 

Dịch nghĩaĐức Cao Đế là bậc anh hùng, danh trùm thiên hạ,Đức Văn Hoàng trí dũng, giữ yên nghiệp lớn.Lòng Ức Trai rạng toả văn chương,Bụng Vũ Mục chứa đầy binh giáp.Mười anh em họ Trịnh đều vẻ vang phú quý,Hai cha con họ Thân nhiều ân sủng vinh hoa.Cháu hiếu Hồng Đức kế thừa nghiệp lớn,Vui hưởng trị bình như nhà Chu dài tám trăm năm.

18/ Sông  Bạch Đằng (Lê Thánh Tông)

Lẻo lẻo doành xanh nước tựa dầu,Trăm ngòi, ngàn lạch chảy về chầu.Rửa không thay thảy thằng Ngô dại,Dịu một lâng lâng khách Việt hầu.Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạnh đó,Nào hôn Ô Mã lạc loài đâu ?Bốn phương phẳng lặng kình bằng thóc.Thong thả dầu ta bủa lưới câu…

19/ Miếu vợ chàng Tưởng (Lê Thánh Tông)

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,Cung nước chi cho luỵ đến nàng.Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,Giải oan chi lọ mấy đàn tràng?Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

20/ Ngự chế mai hoa thi (Lê Thánh Tông)

御製梅花詩西湖景致小山孤,冰雪精神不夜珠。麗色凝脂甘寂寞,纖腰束帶訝清癯。橋邊怨語撩心切,月下浮香入夢無。多少瓊林春信早,風前錯落玉千株。

 

Ngự chế mai hoa thiTây Hồ cảnh trí tiểu sơn cô,Băng tuyết tinh thần bất dạ chu.Lệ sắc ngưng chi cam tịch mịch,Tiêm yêu thúc đới nhạ thanh cù.Kiều biên oán ngữ liêu tâm thiết,Nguyệt hạ phù hương nhập mộng vô.Đa thiểu Quỳnh lâm xuân tín tảo,Phong tiền thác lạc ngọc thiên chu.

 

Dịch nghĩaGiữa cảnh Tây hồ với ngọn núi chơ vơ,Hoa mai, với tinh thần trong trắng, như viên ngọc toả sáng ban đêm.Sắc mai đẹp đẽ, da mai mịn màng thế mà lại chịu ở nơi tịch mịch,Vóc mai mảnh khảnh, thân mai yểu điệu, cứ tưởng là khách tu tiên.Nghĩ đến lời than phiền bên cầu mà não lòng,Có mùi hương thoang thoảng dưới ánh trăng mà mơ mơ, màng màng.Bao nhiêu thứ hoa trong vườn Quỳnh mà riêng hoa mai báo tin sớm nhất,Hoa nở tứ tung trước gió trông như hàng nghìn cành ngọc.

21/ Điền viên thú (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trải gian nguy đã mấy phen,Thân nhàn phúc lại được về nhàn.Niềm xưa trung ái thề chăng phụ,Cảnh cũ điền viên thú đã quen.Ba quyển đồ thư thu nặng túi,Một thuyền phong nguyệt chở đầy then,Trời cũng biết nơi lành dữ,Hoạ phúc chăng dung cái tóc chiên.

22/ Thế tục (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Vụng, khéo nào ai chẳng có nghề,Khó khăn phải luỵ đến thê nhi.Được thời thân thích chen chân đến,Thất thế hương lân thỉnh mặt đi.Thớt có tanh tao ruồi đỗ bấy,Ang không mật mỡ kiến bò chi!Thế nay những trọng người nhiều của,Lặng đến tay không ai kẻ vì?

23/ Buổi chiều lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan)

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.Gác mái, ngư ông về viễn phố,Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,Dặm liễu sương sa khách bước dồn.Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

24/ Tức cảnh chiều thu (Bà Huyện Thanh Quan)

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa,Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ.Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.

24/ Thăng Long hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,Nước còn chau mặt với tang thương.Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

25/ Cái giếng (Hồ Xuân Hương)

Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng.Cầu trắng phau phau hai ván ghép,Nước trong leo lẻo một dòng thông.Cỏ gà lún phún leo quanh mép,Cá diếc le te lội giữa dòng.Giếng ấy thanh tân ai đã biết,Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

26/ Chơi Khán Đài (Hồ Xuân Hương)

Êm ái chiều xuân tới Khán Đài,Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai.Bốn mùa triêu mộ, chuông gầm sóng,Một vũng tang thương, nước lộn trời.Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn,Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi.Nào là cực lạc là đâu tá?Cực lạc là đây, chín rõ mười.

27/ Chùa Hương Tích (Hồ Xuân Hương)

Bày đặt vì ai khéo khéo vòm,Nứt ra một lỗ hổng hòm hom.Người quen cửa Phật chen chân xọc,Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm.Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,Con thuyền vô trạo cúi lom khom.Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,Rõ khéo trời già đến dở dom.

28/ Dệt cửi đêm (Hồ Xuân Hương)

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,Con cò mấp máy suốt đêm thâu.Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,Một suốt đâm ngang thích thích mau.Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau.Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,Chờ đến ba thu mới dãi màu.

29/ Du tự cổ (Hồ Xuân Hương)

Thầy tớ thong dong dạo cảnh chùa,Cầm thư lưng túi rượu lưng hồ.Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác,Chim núi nghe kinh cổ gật gù.Then cửa từ bi nêm chật cánh,Nén hương tế độ cắm đầy lò.Nhà sư ướm hỏi nhà sư tí,Phúc đức nhà ngươi được mấy bồ.

30/ Thơ tự tình (Hồ Xuân Hương)

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm,Oán hận trông ra khắp mọi chòm.Mõ thảm không khua mà cũng cốc,Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,Sau hận vì duyên để mõm mòm.Tài tử văn nhân ai đó tá,Thân này đâu đã chịu già tom.

31/ Và ông trẻ (Tú Mỡ)

Ngược đời có lắm cụ già nuaNhí nhảnh làm ra bộ tuổi thơĐầu tóc nhuộm đen hòng trẻ lạiRâu ria cạo trụi rõ…trai lơĐua chơi ra phết ông còn khoẻLàm việc lơ mơ, cụ kiếu giàThấy gái y như mèo thấy mỡNăm thê bảy thiếp cũng không vừa

32/ Giàu và nghèo (Tú Mỡ)

Đồng bạc sinh ra kẻ khó, giầuVụng xoay thời khó, khéo thời giầuGiầu đeo tiếng xấu không bằng khóKhó giữ danh thơm chẳng kém giầu!Chớ hợm mình giầu khinh bỉ khóĐừng than thân khó ghét ghen giầuAi ôi, giữ lấy lòng trong sạchBận bịu làm chi nỗi khó, giầu

33/ Bốn cái mong của thầy phán (Tú Mỡ)

Làm nghề thầy ký với thầy thôngSống ở trên đời có bốn mong:Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnhMong giờ mau hết, việc mau xongMề đay mong được dăm mười chiếcLương bổng mong tăng sáu bẩy đồngHãy tạm thời nay mong thế thếCòn bao mong nữa xếp bên lòng

34/ Khoe lười (Tú Mỡ)

Anh em chớ bảo ta lười,Làm việc cho hay phải thức thời.Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí,Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi.Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh,Đông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi.Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu,Anh em chớ bảo ta lười.

35/ Kiệu bay (Tú Mỡ)

Đám rước làng ta đã tới đềnVía bà động cỡn, tốc bay lênCác cô chân kiệu siêu lơ chạyMấy mụ đồng quan lẽo đẽo rênPháo đốt, nhang bay mù đảo địaCon công, cái bán lễ huyên thiênThánh bà mới biết linh thiêng thậtGặp cái ô tô, kiệu đứng liền!

36/ Lỡm cô Ngọc Hồ (Tú Mỡ)

Trơ tráo kìa ai chẳng sượng sùng,Mình trần trùng trục thú tình không?Nõn nà một tấm băng trong muốt,Thỗn thện hai bầu tuyết trắng trong.Ngọc thẹn làn môi e ấp miệng,Hồ ghen sóng mắt đắm say lòng.Anh hoa phát tiết là như thế,Ướm hỏi cô em đã mấy chồng?

Tưởng băng trắng muốt, tuyết trong veo,Tuyết lấm băng nhơ rõ chán phèo.Tiết sạch coi nhàm, trăng gió nhởn,Hoa tàn rử mãi bướm ong theo.Hồ tù ngán nỗi con rồng lộn,Ngọc vết thương tình kẻ cố đeo.Nhắn khách Băng Tâm ai đó tá,Mỹ danh hai chữ, nghĩ buồn teo!

37/ Ông trẻ già (Tú Mỡ)

Ngược đời! Có lắm hạng “ông ranh”Đạo mạo làm ra mặt lão thành!Trước mắt long lanh đôi kính trắng,Dưới cằm lún phún sợi râu xanh.Đứng ngồi khệ nệ oai nghiêm giả,Ăn nói màu mè đạo đức tuênh!Động hé môi ra là…thở hắt,Than cho thế thái với nhân tình.

38/ Than nghèo

Nỗi khổ cơ hàn khác biệt ai,

Trời ban phận hẩm phải đày thây.

Sương giăng, gió lộng từng khuya sớm,

Nắng táp, mưa sa những tháng ngày.

Mặt nám, tay chai, hình rũ rượi,

Da đen, tóc cháy, xác trơ trầy.

Thân nghèo túng quẫn đành công bán,

Chẳng biết khi nào tự chủ đây!

đặc điểm của thất ngôn bát cú đường luậtThơ hay viết theo dạng thất ngôn bát cú Đường Luật

39/ Phân trần

Thơ nhanh, thực tế mới là đây !

Là tiếng lòng kia muốn cạn bày.

Lắm lúc trùng từ, không đột phá,

Nhiều khi điệp ý, chẳng cao tay.

Văn chương thiển cận đâu xưng giỏi,

Chữ nghĩa còn lâu mới gọi tài.

Sánh với người chi, âu đã biết,

Ừ thì dở dở chớ nào hay !

 

Ừ thì dở dở chớ nào hay !

Một lối hành văn cứ lặp hoài.

Có biết dùng đâu lời mỹ diệu,

Nào tường ẩn được ý thanh bay.

Thô sơ ít chữ mong bày tỏ,

Giản lược đôi dòng để giải khuây.

Ngẫm nghĩ nhiều chi thêm nhọc óc,

Thơ nhanh thực tế mới là đây !

40/ Nỗi tha phương

Quê hương nó bỏ lại sau lưng,

Cất bước ra đi chẳng ngập ngừng.

Đến chốn phồn hoa tìm vận khởi,

Lìa vòng lận đận kiếm thời hưng.

Hôm nao giã biệt lòng đâu xót,

Buổi ấy lên đường lệ chẳng rưng.

Mà bỗng nhiên nay buồn những nỗi,

Thương cha, nhớ mẹ cũng đành ưng!

41/ Than thân

Biết phải làm sao, sự đã đành,

Mơ gì được sống kiếp nhàn thanh.

Cuộc đời khốn khó đà bày trước,

Số phận long đong chắc sẵn dành.

Thất học không xuôi đường sự nghiệp,

Vô năng chẳng thấy ngõ công danh.

Thôi thì chấp nhận bôn ba vậy,

Biết phải làm sao, sự đã đành!

42/ Sầu

Ngã gối canh thâu vọng nguyệt thềm

Lòng này khoắc khoải đã bao đêm

Cỏ hoa lắng đọng từng nhung nhớ

Ong bướm say sưa những nỗi niềm

Gió vẫn đôi lần vuơng mộng tưởng

Mây còn có lúc bợn tình êm

Sầu mang, rượu nhạt, lời nan giãi

Nâng chén vơi sầu, sầu lại thêm.

43/ Thói đời

Thế gian biến đổi vũng nên đồi

Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi

Còn bạc, còn tiền còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu hết ông tôi

Xưa nay đều trọng người chân thực

Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi

Ở thế mới hay người bạc ác

Giàu thì tìm đến khó tìm lui.

làm thơ đường luật là gìBài thơ Thói Đời

44/ Cảm thán hoàng hôn

Mặt trời lặng lẽ khuất đồi non,

Dõi mắt lờ trông dạ héo hon.

Nắng ấm tim côi vừa đã mất,

Lời ru mộng đẹp có đâu còn.

Lưng chưng mỗi xế đơn mây áng,

Chập chợn từng chiều lẻ nhạn con.

Này gió muôn phương cho nhắn hỏi :

Ai người thấu được tấc lòng son ?

đặc điểm của thất ngôn bát cú đường luậtBài thơ Cảm thán hoàng hôn

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật cũng được nhiều nhà thơ lựa chọn sáng tác để nói lên cảm xúc. Những câu thơ nhịp nhàng và gieo vần nghệ thuật thu hút người đọc.

45/  Đô thành hoa lệ

Đây ngàn mỹ lệ, vạn phồn hoa,

Thật cảnh thời tân phố thị mà.

Ngày đến xôn xao lời chuyện vãng,

Đêm về rộn rã khúc hoan ca.

Bao điều mới lạ không sao kể,

Các thói phong lưu cũng rất là.

Thuở ở quê nghe luôn tưởng bở,

Lên rồi mới biết quả không ngoa.

46/ Tím

Tím đầy đất khách những chiều hoang,

Tím cả không gian nhạt nắng vàng.

Tím ruột, xào gan người biệt xứ,

Tím lòng, thắt dạ kẻ tình mang.

Tím khơi sắc đạm thời điêu đứng,

Tím phả màu u buổi tạ tàn.

Tím xác xơ trời, tơi tả đất.

Tím cho mắt biếc lệ tuôn hàng…

47/ Khóc tình

Đau đớn dạ hồng, mộng vỡ tan,

Biệt ly đành trở cách muôn ngàn.

Đâu còn vị ngọt tình xưa cũ,

Sầu muộn hoen mi đẫm lệ tràn.

 

Tràn lệ đẫm mi hoen muộn sầu,

Cũ xưa tình ngọt vị còn đâu.

Ngàn muôn cách trở đành ly biệt,

Tan vỡ mộng hồng, dạ đớn đau.

48/ Xót

Đau thương vẫn đó mộng tình tan,

Sóng vỗ tuôn mơ cuộn gió ngàn.

Đâu biết có ai về nặng bước,

Sầu rơi lệ ướt khóe mi tràn.

 

Tràn mi khóe ướt lệ rơi sầu,

Bước nặng về ai có biết đâu?

Ngàn gió cuộn mơ tuôn vỗ sóng,

Tan tình mộng đó vẫn thương đau.

49/ Mưa khuya

Canh thâu đếm hạt nhỏ xuyên mành,

Đợi ngóng kìa ai mắt biếc xanh.

Cành lá rụng hoa đầy ngập lối,

Cửa rèm đan tóc rũ buồn tranh.

Tranh buồn rũ tóc soi rèm cửa,

Lối ngập đầy hoa rụng lá cành.

Xanh biếc mắt ai kìa ngóng đợi,

Mành xuyên nhỏ hạt đếm thâu canh.

50/ Chiếc áo dài Việt Nam

Tác giả: Đinh Vũ Ngọc

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Vạt rộng nam phần chao cánh gió

Vòng eo trung bộ thắt lưng ngà

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

51/ Cánh đồng buổi mai

Tác giả: Khương Hữu Dụng.

Bướm lượn chim kêu giữa cánh đồng

Bước ra mừng lại thấy vừng đông

Sương đeo ngọn cỏ màu phô bạc,

Nắng hé chồi hoa sắc trổ hồng.

Kèn trúc chăn bò kêu dậy núi,

Gàu giai tát nước hát vang sông.

Cái nghề gồm cả vui và khổ

Bức vẽ thiên nhiên đẹp lạ lùng…

52/ Đề núi Hàm Rồng

Tác giả: Đặng Xuân Bảng

Núi đây tên gọi núi Hàm Rồng

Ấy cảnh thiên nhiên cảnh lạ lùng

Nước cuốn rêu xanh màu đá lũa

Mây in vẻ tía bóng gương lồng

Chim toan cất cánh bay qua đỉnh

Cá chực giương vây vượt giữa dòng

Danh lợi ấy ai lòng rửa sạch

Nước sông biết đợi lúc nào trong.

53/ Vịnh cảnh Dalat

Tác giả: Quách Tấn.

Thị thành pha lẫn thú lâm tuyền

Rảo bước ngờ như đến cõi tiên

Hoa cỏ vẽ vời tranh thuỷ mạc

Lâu đài tô điểm cảnh thiên nhiên

Non cao nước chảy thơ đầy túi

Gió mát trăng trong rượu nặng thuyền

Qua lại bốn mùa xuân cả bốn

Người nầy cảnh ấy hẳn nhân duyên.

54/ Nơi Ấy Bình Yên!

Tác giả: Khương Thuỵ Phùng.

Cảnh đẹp nên thơ quá hữu tình

Yên bình như một chốn Huyền linh

Cây say trong nắng hoa say nước

Ngọn gió ghen hờn cũng lặng thinh.

Mây trắng biết điều trôi lặng lẽ

Để nắng bên cây tạo bóng hình

Trên bề mặt nước như gương ấy

Ôm trọn bầu trời cảnh bình minh.

55/ Thăm Ngũ Hành Sơn

Tác giả: Đỗ Thị Thận.

Mây trắng ôm ngang dải Ngũ Hành

Thiên nhiên ưu đãi vẽ nên tranh

“Cờ Tiên” thơ mộng sương mờ phủ

“Động Phật” linh thiêng đá tạc thành

Mây khói quyện hoà khơi ước vọng

Suối khe róc rách cuốn hư danh

Tao nhân mặc khách còn lưu luyến

Nửa mảnh trăng ngà chiếu mỏng manh.

56/ Nỗi buồn xuân xưa

Tác giả: Đông Hòa.

Xuân vắng đã xưa cảnh đổi dời

Muộn ngày thêm trắng sợi buồn rơi

Nhân tình luyến mộng đêm mòn giấc

Mộ huyệt chôn người kiếp khổ đời

Ân oán nỗi lòng vương đắm mộng

Đớn đau hồn lặng khuất ngàn khơi

Trần duyên mãi tiếc ai tràn lệ

Xuân đợi mỏi chân bước rã rời.

57/ Ung Dung

Tác giả: Khánh Chân.

Rượu bầu thơ túi cứ an nhiên

Thênh thang trời đất sống như tiên

Kệ thằng danh lợi lòng không lụy

Mặc đứa giàu sang dạ chẳng phiền

Gối bóng trăng khuya vờn đỉnh núi

Tựa làn gió nhạt thoảng bên hiên

Thế gian một kiếp sầu ai oán

Bốn cửa nhân sinh thỏa nhãn tiền.

58/  Tức cảnh

Tác giả: Nguyễn Thanh Toàn.

Cần Thơ nắng trải ngất ngây tình

Nhẹ lướt du thuyền ngoạn cảnh xinh

Bổng tiếng đàn bầu vương nét cọ

Xề câu vọng cổ bén duyên mình

Cầu vươn sừng sững, chim vờn bóng

Nước chảy miên man, cá giỡn hình

Vẳng giọng hò ai da diết lạ

Hay là nhắn gọi đất hồi sinh.

59/ Chiều Xuân Hà Nội

Tác giả: Xuân Bảo.

Chiều xuân Hà Nội gió riêu riêu

Tháp bút mờ xa rựng ráng chiều

Nắng sót bừng soi đường phố cũ

Trăng ngời rắc hạt bức tường rêu

Long Biên sừng sững con rồng thép

Sông Nhị lung linh giải lụa điều

Cây cối xanh tươi mầm nảy nụ

Bờ xa ríu rít tiếng chim kêu

60/ Thiếp bạc mệnh (Phiên âm)

Tác giả: Đỗ Thẩm Ngôn

Thảo lục Trường Môn yểm,

Đài thanh Vĩnh Hạng u.

Sủng di tân ái đoạt,

Lệ lạc cố tình lưu.

Đề điểu kinh tàn mộng,

Phi hoa giảo độc sầu.

Tự liên xuân sắc bãi,

Đoàn phiến phục nghinh thu.

61/ Đường thành (Đỗ Phủ)

Bối quách đường thành ấm bạch mao,

Duyên giang lộ thục phủ thanh giao.

Khi lâm ngại nhật ngâm phong diệp,

Lung trúc hoà yên trích lộ sao.

Tạm chỉ phi ô tương sổ tử,

Tần lai ngữ yến định tân sào.

Bàng nhân thác tỉ Dương Hùng trạch,

Lãn noạ vô tâm tác “Giải trào”.

bài thơ thất ngôn bát cú đường luậtTác phẩm Đường thành của tác giả Đỗ Phủ

Dịch nghĩa: 

Nhà lợp cỏ tranh trắng, quay lưng về thành

Con đường ven sông đi tới ngoại thành xanh tốt

Rừng cây khải rợp nắng, lá reo trong gió

Khóm trúc mờ trong khói, sương nhỏ giọt từ ngọn cây

Chim quạ tạm dừng bay xa để nuôi bày con nhỏ

Chim yến ríu rít bay đi bay về làm tổ mới

Người gần bên lầm sánh với nhà của Dương Hùng

Ta làm biếng và cũng không có ý viết bài “Giải trào”

Thể thơ này đã được rất nhiều nhà thơ xưa nổi tiếng gửi gắm nhiều câu chuyện. Đọc từng bài thơ, bạn như hình dung được những cảm xúc của tác giả trước những nội dung được truyền tải.

62/ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

63/ Chu hành tức sự (Nguyễn Du)

Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hy,

Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai).

Băng nhai quái thạch nộ tương hướng,

Thuỷ điểu sa cầm hiệp bất phi.

Thiên địa biên chu phù tự diệp,

Văn chương tàn tức nhược như ty.

Vị liên thượng quốc phong quang hảo,

Quan toả hương tình vị phóng quy.

Dịch nghĩa:

Núi sông Tây Việt nhiều hiểm trở

Từ đây cứ đi về hướng chân trời

Bờ núi lở, đá hình quái dị giận dữ nhìn nhau

Chim nước cò bờ dạn dĩ không bay khi thấy người

Chiếc thuyền con như chiếc là nổi giữa đất trời

Hơi tàn văn chương tàn yếu như sợi tơ

Vì yêu phong cảnh đẹp của thượng quốc

Nên khoá tình quê lại, chưa thả cho về.

64/ Thăng long hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường

Đến nay thắm thoát mấy tinh sương

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường,

65/ Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.

Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

66/ Tức hứng (Nguyễn Trãi)

Lãm Thuý đình đông trúc mãn lâm,

Sài môn trú tảo tịnh âm âm.

Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn,

Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm.

Hộ ngoại điểu đề tri khách chí,

Đình biên mộc lạc thức thu thâm.

Ngọ song thuỵ tỉnh hồn vô mị,

Ẩn kỷ phần hương lý ngọc cầm.

Dịch nghĩa: 

Phía đông đỉnh Lãm Thúy trúc mọc đầy rừng

Cửa rào tre ban ngày quét sạch bong

Mưa tạnh, sắc núi xanh làm trong trẻo mắt nhìn thơ mộng

Lụt rút rồi, ánh sáng trên sông tẩy sạch lòng tục

Chim kêu ngoài cửa biết là có khách

Lá rụng bên sân báo mùa thu đã muộn

Bên cửa sổ ban trưa tỉnh dậy rồi không ngũ được nữa

Dựa ghế đốt trầm đánh đàn ngọc.

67/ Cảnh rừng Việt Bắc (Hồ Chí Minh)

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay,

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

68/ Đề Ngọc Thanh quán (Nguyễn Trãi)

Tử phủ lâu đài ỷ bích sầm,

Thập niên kim tịch nhất đăng lâm.

Tùng hoa lạc địa kim đàn tĩnh,

Khánh hưởng xuyên vân đạo viện thâm.

Kim đỉnh đơn thành nhân dĩ khứ,

Hoàng lương mộng giác sự nan tầm.

Viên sầu hạc oán vô cùng ý,

Hàn nhật tiêu tiêu trúc cách lâm.

Dịch nghĩa:

Lâu đài phủ tía dựa trên núi biếc

Mười năm qua, chiều nay mới trở lại thăm

Hoa thông rụng, kim đàn tĩnh mịch

Tiếng khách vang tận mây, đạo viện thẳm sâu

Đĩnh vàng luyện thuốc xong, người tiên đã đi mất

Tỉnh giấc mộng kê vàng, sự việc cũng khó tìm

Vượn sầu hạc oán, ý vô cùng khôn xiết

Ngày lạnh có tiếng lao xao của rừng trúc bên kia.

69/ Đập đá ở Côn Lôn (Phan Chu Trinh)

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể sự con con.

tác phẩm thất ngôn bát cú đường luậtTác phẩm Đập đá ở Côn Lôn

70/ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Thân em thời trắng phận em tròn,

Bảy nổi ba chìm mấy nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

71/ Cờ tướng (Phan Chu Trinh)

Một ông tướng lác đứng trong cung,

Sĩ tượng khoanh tay chẳng vẫy vùng.

Pháo dở hai cây nằm dưới góc,

Tốt đau năm chú đứng bên sông.

Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố,

Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung.

Đương cuộc ai xui mê đến thế,

Hoạ là tiên xuống giúp cho cùng.

72/ Phú đắc (Nguyễn Khuyến)

Đã trót sinh ra kiếp má đào,

Bảy mươi tư tuổi có là bao?

Xuân xanh xấp xỉ hàng răng rụng,

Ngày vắng ân cần mảnh giấy trao.

Chữ nhất nhi chung đành đã vậy,

Câu tam bất hiếu nữa làm sao?

May mà chim được ông chồng trẻ,

Hoạ có sinh ra được chút nào?

73/ Đôi lời nhắn nhủ bạn làng Nho (Lưu Trọng Lư)

Đôi lời nhắn nhủ bạn làng Nho

Thơ thẩn thẩn thơ khéo thẫn thờ

Con cóc Nghè Huỳnh đuôi cọc lóc

Nàng thơ Ấm Hiếu mũi thò lò

Chai to chai nhỏ con cầy béo

Câu thánh câu thần đĩa mực khô

Nắn nót miễn sao nên bốn vế

Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ.

74/ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

75/ Đề nhị mỹ nhân đồ (Hồ Xuân Hương)

Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình,Chị cũng xinh mà em cũng xinh.Trăm vẻ như in tờ giấy trắng,Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh.Phiếu mai chăng dám đường kia nọ,Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh.Có một thú vui sao chẳng vẽ,Trách người thợ ấy khéo vô tình.

76/ Tự Thuật

Tác giả: Nguyễn Công Trứ

Hai mươi năm lẻ những mơ màng,

Cuộc thế xem qua đã chán chường.

Lúc đạt, chẳng qua nhờ vận mạng;

Khi cùng, chớ cậy có văn chương.

Theo thời cũng rắp tìm nghề khác;

Bẩm tính đà quan giữ nét ương.

Thờ thế rủi may thời cũng mặc.

Ai dư nước mắt khóc giàu sang.

77/ Thu Điếu

Tác giả: Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

78/ Chiều hôm nhớ nhà

Tác giả: Trần Huy Liệu

Ai khéo tô nên cái vẻ buồn!

Này người lữ thứ cảnh hoàng hôn.

Đàn chim xao xác bay về tổ,

Lũ mục ì èo trở lại thôn.

Trời đất bỗng treo tranh thảm đạm,

Quê hương như nhắc dạ bôn chôn,

Riêng mình đòi đoạn riêng mình biết,

Đổ giục bên tai tiếng trống đồn.2525

79/ Du Nam hoa tự (Nguyễn Trãi)

遊南華寺神錫飛來幾百春,寶林香火契前因。降龍伏虎機何妙,無樹非臺語若新。殿側起樓藏佛缽,龕中遺跡蛻真身。門前一派漕溪水,洗盡人間劫劫塵。

Du Nam Hoa tựThần tích phi lai kỷ bách xuân,Bảo Lâm hương hoả khế tiền nhân.Hàng long phục hổ cơ hà diệu,Vô thụ phi đài ngữ nhược tân.Điện trắc khởi lâu tàng Phật bát,Kham trung di tích thuế chân thân.Môn tiền nhất phái Tào Khê thuỷ,Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần.

Dịch nghĩaGậy thần tích bay đến đây đã mấy trăm xuân rồiHương hoả chùa Bảo Lâm họp cùng nhân duyên trước.Rồng giáng, hổ phục, mấy huyền vi thật thần diệu“Không cây, cũng không đài” lời nói nghe như mớiBên điện dựng lầu giữ gìn bát PhậtTrong hộp còn ghi dấu nhưng chân thân đã giải thoátMột dòng suối Tào Khê tuôn trước cửaRửa sạch bụi bám đời đời cho nhân gian

80/ Áp Noãn (Lê Thánh Tông)

Trứng ở nhà ai chẳng nồng,Một hòn hỗn độn nẻo sơ đông.Ngoài in thái tố mười phân bạc,Trong nhuộm đan sa một điểm hồng.Sang, khó, nào ai chẳng đẹp miệng ?Xưa nay mấy kẻ chất nên chồng ?Giống lành nỡ để ba đông lạnh,Sá mượn kim kê ấp lấy tông.

81/ Buổi chiều trông ráng mây đỏ (Lê Thánh Tông)

Trước đông rỡ thoáng ngàn tiên,Ban tối cây lồng khuất cửa thiền.Lẻ tẻ đầu non người quẩy củi,Lao xao cuối bãi khách về thuyền.Mõ vang cốc cốc bên kia bến,Chuông đóng coong coong mái nọ chiền.Năm thức hồng vân, kìa đế sở,Thân sơ hương hỏa có nhân duyên.32

82/ Buổi sáng ngắm sông chài (Lê Thánh Tông)

Sông lồng lộng, nước mênh mênh,Lườn lượn chèo qua nép nép mình.Gió hiu hiu, thuyền bé bé,Mưa phun phún, nón kềnh kềnh.Chuông chiền mỗi mỗi coong coong gióng,Mõ xã lâu lâu cốc cốc lềnh.Bến liễu đâu đâu tìm mộng mộng,Đường về than thán, nguyệt chênh chênh.

83/ Cái điếu (Lê Thánh Tông)

Đã nên danh giá nhất trên đờiKẻ kính người nưng khắp mọi nơiĐầu mũ lưng đai ngồi chểnh chệnLòng sông dạ bể xiết xa khơiTiếng kêu réo sấm lừng vang đấtHơi thở tuôn mây rẽ ngất trờiMột trận ra uy trong nước lộnẢi nam khói tạt bắc chìm hơi

84/ Canh ba (I) (Lê Thánh Tông)

Đêm chia nửa, khéo hai là,Giữa giáp canh, ban trống ba.Đường quạnh phất phơ cây ngất gió,Trên không lác đác tuyết bay hoa.Bâng khuâng kẻ mệt hồn thần nữ,Phảng phất trời cao bóng tố nga (trăng).Nhớ chúa kìa ai nằm chẳng nhắp,Thâu đêm trằn trọc đợi canh gà.

85/ Canh bốn (Lê Thánh Tông)

Kế lậu canh mấy khắc dư,Đêm dài đằng đẵng mới sang tư.Gió lay chồi ải khua chim thức,Nước chảy trăng tà giục sóng đưa.Vạc thẩn thơ tìm nội quạnh,Trời lác đác vẻ sao thưa.Một bầu thế giới hây hây lạ,Mấy kẻ chung tình đã thức chưa?

86/ Cảnh buổi sáng ở Động Lâm (Lê Thánh Tông)

Trước đông tang tảng cảnh hầu ngày,Bến Động Lâm kia cũng gấm tày.Cửa có non xanh xem dễ thấy,Song nhiều mai bạc lựa sơ hay.Cá ăn mặt nước con vờn, nhảy,Chim bắn đầu non cái đỗ, bay.Khi ấy bút thần làm biếng chép,Giang sơn góp một nghiêng tay.

87/ Chử Đồng Tử (Lê Thánh Tông)

Hiền thảo dòng nhà thấu bích thiên,Đành hay phúc thiện máy từ nhiên.Mấy thu nhem nhuốc rèn gan sắt,Một phút giàu sang kết bạn tiên.Triệu Việt nạn xong nên nghiệp cả,Ức Trai mộng tỏ phỉ lời nguyền.Anh linh miếu dõi lừng hương khói,Còn nước còn non tiếng hãy truyền.

88/ Thú Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Lẩn thẩn ngày qua tháng qua,Một phen xuân tới một phen già.Ái ưu vằng vặc trăng in nước,Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.Án sách hãy còn án sách cũ,Nước non bạn với nước non nhà.

89/ Dại khôn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Làm người có dại mới nên khôn,Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.Khôn được ích mình, đừng để dại,Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.Khôn mà hiểm độc là khôn dại,Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

90/ Cảnh nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu đến bóng cây ta hãy uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

91/ Thế gian biến đổi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thế gian biến cải vũng nên đồi,Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử,Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.Xưa nay đều trọng người chân thật,Ai nấy nào ưa kẻ đãi buôi.Ở thế mới hay người bạc ác,Giàu thì tìm đến, khó thì lui.

92/ Nhẹ đường danh lợi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Được thua thấy đã ắt nhiều phen,Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng,Dặm hồng trần biếng ngại chen.Ngày chầy họp mặt, hoa là khách,Đêm vắng hay lòng, nguyệt ấy đèn.Chớ chớ thờ ơ nhìn mấy biết,Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.

93/ Vi nhân tử (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trời phú tính ở mình ta,Đạo cả cương thường năm miễn ba.Tôi hết ngay, chầu chực chúa,Con hằng thảo, kính thờ cha.Anh em mựa nữa điều hơn thiệt,Bầu bạn cho hay nết thực nhà.Nghĩa vợ chồng xem rất trọng.Ở đâu phong hoá phép chưng nhà.

94/ Giới đệ tử sự sư (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Đạo làm thầy tớ ở cho ngay,Mảy tơ hào cũng chẳng tây.Chữ “thận, cần” đâu dám trễ,Niềm “ưu ái” chút nào khuây.Vàng bền há lại lửa còn sợ,Cỏ cứng chi cho gió được lay.Một tiết miễn thâu vầng nhật nguyệt,Biết chăng hay chẳng mặc lòng thầy.

95/ Khuyên phu đãi thê (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Sau ngày đã kể vợ tao khang,Xin xót cùng nhau hỡi thế thường.Lỗi nhỏ thứ cho đừng sá giận,Tình thân nghĩ đến sá nên thương.Chi tuồng bòn của no liền phụ,Mảng nỗi chê già, ghét lại ruồng.Kìa kẻ sốt sang thời đổi vợ,Chẳng hay nghĩa cả để đầu giềng.

96/ Khuyến phụ sư phụ (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thờ chồng trọng quá thờ cha,Phải giữ cho hay kẻo lỗi mà.Tuy khó cũng vui đừng nặng nhẹ,Dẫu hèn phải nhẫn chớ sai ngoa.Trước sau tín cẩn niềm ân ái,Khuya sớm hằng thìn nét thuận hòaMột chữ “tòng” hay vẹn được,Ấy là mới phải đạo đàn bà.

97/ Khuyến thê dưỡng thiếp (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Có thầy có tớ mới ra người,Song nỗi nuôi người kể khó nuôi.Rốt đỗi ba năm no lại tếch,Sao bằng trọn kiếp chẳng bao dời.Chắp tay, đã kẻ sai làm được,Dưỡng tính, dầu ta thong thả chơi.Chớ tiếng ghen tuông theo thói dữ,Sá chi là nó: phận tôi đòi.

98/ Tự thuật (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Tuổi đà ngoại tám mươi già,Thấm thoắt xem bằng bóng ngựa qua.Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa.Giàu sang có phận là ơn chúa,(Phúc) được làm người bởi đức cha.Am quán ngày nhàn rỗi mọi việc,Dầu ai tự tại mặc dầu ta.

99/ Khuyến hôn sự công cô (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cha mẹ chồng biết kính thờ,Nàng dâu miễn đấy vẹn sau xưa.Việc làm theo thói nhà quen chuộng,Nết ở chiều người tính sở ưa.Yêu nể càng gìn lễ phép,Giận hờn cũng chớ thẩn thơ.Mắng, thương tìm phải duồng khoan nhặt,Ta giữ cho hay thì mới vừa.

100/ Giới tửu (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Hễ thấy ma men lánh chớ chơi,Đừng theo thói tục vốn quen hơi.Hẳn hoi giữ được âu chăng một,Ăn nói hoăng ra ắt tỏ mười.Chẳng những đắng cay, mình cưỡng uống,Lại điều trẻ nít thế thêm cười.Tỉnh ra gẫm lại hay chi nữa,Xin bớt mà thôi, chẳng rũ rời.5

101/ Giới sắc (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cẩn cho hay, chẳng phải chơi,Sắc xem dường sóng, dễ xiêu người.Lửa rơm nẻo chửa ngăn lòng tục,Giềng mối đâu còn biết lẽ trời.Có chồng con bao xiết lỗi,Hay bùa thuốc ấy thìn đời.Kham hiền luận ác “dâm vi nhất”,Cẩn cho hay, chẳng phải chơi.

102/ Cảnh hương sơn (Bà Huyện Thanh Quan)

Đệ nhất nam thiên ấy cảnh này,Thuyền nan đón khách máy chèo lay.Hai bên quả núi lồng hương suối,Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây.Cửa Phật lơ thơ tầng đá dãy,Chùa tiên bát ngát khói hương bay.“Nam vô” tiếng dậy thưa trần tục,Non nước Bồng Lai mới thấy đây!

103/ Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan)

Vàng toả non tây, bóng ác tà,Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.Ngàn mai lác đác, chim về tổ,Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.Còi mục thét trăng miền khoáng dã,Chài ngư tung gió bãi bình sa.Lòng quê một bước nhường ngao ngán,Mấy kẻ tình chung có thấu là?

104/ Canh khuya (Hồ Xuân Hương)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan mấy nước non.Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,Đâm toạc chân mây đá mấy chòm.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình son trẻ tí con con.

105/ Chế sư (Hồ Xuân Hương)

Chẳng phải Ngô chẳng phải ta,Đầu thì trọc lốc áo không tà.Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà.Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ,Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha.Tu lâu có nhẽ lên sư cụ,Ngất nghểu toà sen nọ đó mà.

106/ Chi chi chuyện ấy (Hồ Xuân Hương)

Chi chi chuyện ấy đã đành lòng,Vó ký phen này quyết thẳng rong.Non nước chơi hoài non nước đó,Gió trăng nào phải gió trăng không.Mặt càng đối mặt tình ngao ngán,Tay chửa rời tay bước ngại ngùng.Lão Nguyệt nhẽ nào trêu quải mãi,Chén đồng xin hẹn khắc đêm đông.53

107/ Đá chẹt thi (Hồ Xuân Hương)

Cục núi khen cho khéo bất tình,Thò ra đứng chẹt giữa đường Thanh.Hai bên khép lại hơi gần tí,Một dải thông qua chút đỉnh đinh.Thế lộ có đâu ngăn đón mặt,Nhân tình ai chịu cản ngang mình.Bấy nhiêu năm trước nghe còn chẹt,Mới mở mang ra đã rộng thênh.57

108/ Đá ông chồng, bà chồng (Hồ Xuân Hương)

Khéo khéo bày trò tạo hoá công,Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng.Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc,Thớt dưới sương pha đượm má hồng.Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt,Khối tình cọ mãi với non sông.Đá kia còn biết xuân già giặn,Chả trách người ta lúc trẻ trung.

109/ Đánh đu (Hồ Xuân hương)

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,Trai co gối hạc khom khom cậtGái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,Hai hàng chân ngọc duỗi song song.Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

Sưu tầm thơ Ngũ ngôn bát cú

Chỉ với 8 câu thơ, mỗi câu 5 từ ngắn gọn, thể thơ Ngũ ngôn bát cú vẫn gây ấn tượng mạnh. Số lượng từ có phần hạn chế nhưng vẫn truyền tải được trọn vẹn cảm xúc của tác giả.

1/ Đêm Mùa Hạ (Nguyễn Khuyến)

Tháng Tư đầu mùa Hạ,

Tiết trời thật oi ả.

Tiếng dế kêu thiết tha;

Đàn muỗi bay tơi tả.

Nỗi ấy biết cùng ai?

Cảnh này buồn cả dạ!

BIếng nhắp năm canh chầy,

Gà đà sớm giục giả.

Sưu tầm thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt

2/ Bất mị (Đỗ Phủ)

不寐瞿塘夜水黑,城內改更籌。翳翳月沉霧,煇煇星近樓。氣衰甘少寐,心弱恨和愁。多壘滿山谷,桃源無處求。

Phiên âm: Bất mịCù đường dạ thuỷ hắc,Thành nội cải canh trù.Ế ế nguyệt trầm vụ,Huy huy tinh cận lâu.Khí suy cam thiểu mị,Tâm nhược hận hoà sầu.Đa luỹ mãn sơn cốc,Đào Nguyên vô xứ cầu.

Dịch thơ của Nhượng Tống: Không ngủĐen rầm dòng thác tốiTrống gác dứt canh đầuMù mịt trăng chìm khóiLập loè sao sát lầuTuổi già đành ít ngủSức yếu dễ cưu sầuĐồn, trại đầy hang núiNguồn Đào biết kiếm đâu.

3/ Họa ưng (Đỗ Phủ)

畫鷹素練風霜起,蒼鷹畫作殊,攫身思狡兔,徹目似愁胡。絛鏇光堪摘,軒楹勢可呼,何當擊凡鳥,毛血灑平蕪。

Dịch nghĩa

Hoạ ưngTố luyện phong sương khởi,Thương ưng hoạ tác thù.Song thân tư giảo thỏ,Trắc mục tự sầu hồ.Điều tuyền quang kham trích,Hiên doanh thế khả hô.Hà đương kích phàm điểu,Mao huyết sái bình vu.

Dịch thơ

Con ưng vẽƯng xanh ai khéo vẽ vời,Nổi trên lụa trắng, một trời gió sương.Gườm gườm đôi mắt liếc ngang,Nghiêng nghiêng mình né như đương rình mồi.Dây xinh, vòng sáng hẳn hoi,Gọi thường bay xuống hiên ngoài cũng nên!Bao giờ đánh bọn chim hèn,Máu lông tung rắc giữa miền đồng hoang?

4/ Hữu sở tư (Cao Bá Quát)

Tiểu tiểu nhân gia tử,Song song bộ ngữ trì.Vong tình năng hữu kỷ[1] !Ngô diệc ức ngô nhi.Luyến mẫu đề cơ xứ,Khiên ông học bái thì.Môn lan kim bán tịch,Ư nhĩ hệ tương ty.

Dịch nghĩa

Con nhà ai nho nhỏ,Hai đứa sóng đôi lững thững vừa đi vừa nói.Đã mấy người quên hẳn được tình,Ta cũng nhớ đến con ta.Nào lúc bám lấy mẹ kêu đói,Nào khi níu lấy ông học vái.Nay trước nhà vắng đi một nửa,Thấy bay mà sinh lòng nhớ thương.

5/ Lân tẩu (Nguyễn Tư Giản)

Lân tẩuLân tẩu nhàn ư ngã,Vi nông bất xuất gia.Bão tôn khiêu trụy quả,Khu tử ủng tân ma.Ốc tiểu đa thu vu,Đình không bất nghệ hoa.Cung quân vô khuyết sự,Tòng vị thức quan nha.

Dịch nghĩa

Ông già hàng xómÔng già bên hàng xóm nhàn hơn taLàm nghề nông không ra khỏi nhà.Bế cháu chọc quả cho rụng xuống,Giục con vun bón cho vừng non.Nhà hẹp mà thu được nhiều khoai môn,Sân bỏ không chẳng hề trồng hoa.Cung cấp việc quân không chút thiếu sót,Từ trước đến giờ chưa hề biết đến quan nha.

6/ Khen Trần Bình Trọng (Phan Kế Bính)

Giỏi thay! Trần-bình-Trọng.Dòng dõi Lê-Đại-Hành.[1]Đánh giặc dư tài mạnh,Đền vua một tiết trinh.Bắc vương như để nhục,Nam quỉ cũng còn vinh!Cứng cỏi nhời trung liệt,Nghìn thu tỏ đại danh!

7/ Sơ nguyệt (Đỗ Phủ)

初月光細弦欲上,影斜輪未安。微升古塞外,已隱暮雲端。河漢不改色,關山空自寒。庭前有白露,暗滿菊花團。

Phiên âm

Sơ nguyệtQuang tế huyền sơ thướngẢnh tà luân vị anVi thăng cổ tái ngoạiDĩ ẩn mộ vân đoanHà Hán bất cải sắcQuan sơn không tự hànĐình tiền hữu bạch lộám mãn cúc hoa đoàn

Dịch thơ Trần Tế Xương

Trăng nonNửa vành vừa hé mái cung lênMột bánh xe trông chửa vẹn tuyềnThấp thoáng đầu cành trên bể lóLô nhô ban tối áng mây kenChắn ngang luống để sông Ngân trắngHiu hắt vì ai mặt ải đenTrăm mối bên lòng càng áy náyDãy thềm chòm cúc giọt sương hoen

8/ Quy mộng (Đỗ Phủ)

歸夢道路時通塞,江山日寂寥。偷生唯一老,伐叛已三朝。雨急青楓暮,雲深黑水遙。夢歸歸未得,不用楚辭招。

Phiên âm

Quy mộngĐạo lộ thì thông tái,Giang sơn nhật tịch liêu.Thâu sinh duy nhất lão,Phạt bạn dĩ tam triều.Vũ cấp thanh phong mộ,Vân thâm hắc thuỷ dao.Mộng quy quy vị đắc,Bất dụng sở từ chiêu.

Bản dịch Nhượng Tống

Mộng vềĐường lối bao ngăn trởNon sông ngày vắng thưaBa triều giặc không hếtMột lão sống càng trơSông Hắc mây trùm kínNgàn Xanh mưa toả mờMộng hồn về chửa đượcTìm gọi cũng bằng bằng dư

9/ Thính vũ (Nguyễn Trãi)

寂寞幽齋裏終宵聽雨聲蕭騷驚客枕點滴數殘更隔竹敲窗密和鐘入夢清吟餘渾不寐斷續到天明

Phiên âm

Tịch mịch u trái lý ;Chung tiêu thính vũ thanh.Tiêu hao kinh khách chẩm ;Điểm trích sổ tàn canh.Cách trúc xao song mật ;Hòa chung nhập mộng thanh.Ngâm dư hồn bất mị ;Đoạn tục đáo thiên minh.

Dịch nghĩa

Vắng vẻ trong phòng tối tăm,Suốt đêm nghe tiếng trời mưa.Tiếng não nùng làm kinh động gối khách ;Giọt thánh thót suốt mấy canh tàn.Cách bụi trúc tiếng khua nhặt vào cửa sổ;Lẫn tiếng chuông vẳng vào giấc mơ nhẹ nhàng.Ngâm rồi vẫn không ngủ được;Nghe đứt nối cho đến trời bình minh.

10/ Tự thuật (Bùi Hữu Nghĩa)

Phiên âm Hán-Việt:I. Tu mi thôi ngã lão,Can phủ hướng thùy trần?Vọng trị đồng xuân nhật,Đoan cư lai bắc thần[1].Hôn mai[2] phong kỷ độ,Bành bái[3] vũ kinh tuần.Thế lộ nê đồ thậm,Cuồng ca khả ẩm tần.

II.Vũ như thiên tự lậu,Triều trướng thủy như bôn.Hế lộ nê đồ thậm,Viên trung thảo mãn phồn.Mân lôi tuyên chẩm điếm,Oa cổ náo hoàng hôn.Sương mấn thương trì mộ,Tiêu sầu tửu nhất tôn.Dịch nghĩa:I. Râu tóc như thúc giục ta già nhanh (vì thấy chúng cứ trắng đi),Gan ruột biết bày tỏ cùng ai?Ước mong được cảnh thái bình mọi người cùng hưởng xuân,Và nơi ta ở có sao Bắc Đẩu soi tới.Đã mấy độ gió cuốn bụi mờ mịt,Và mưa tuôn ròng rã, nghe tiếng vỗ của nước trànĐường thế sao lắm bùn lầy vậy,Thôi cứ hát tràn và uống cho say.

II. Mưa tuôn dường như trời bị thủng,Triều lên nước chảy xiết như chạy.Đường thế sao lắm bùn lầy vậy?Trong vườn cỏ mọc um tùm.Muỗi kêu như sấm dậy bên gối nệm,Tiếng ếch như tiếng trống náo động buổi hoàng hôn.Thấy tóc sương mà thương đời ta tàn lụi,Để tiêu sầu dùng một chén rượu

Tổng hợp thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hay nhất

Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật không còn được dùng phổ biến ngày nay. Tuy vậy, từ thế kỷ IX, thể loại thơ này được rất nhiều thi sĩ lựa chọn.

1/ Tự Trào (Trần Thế Xương)

I

Hán tự chẳng biết Hán,Tây tự chẳng biết Tây.Quốc ngữ cũng tịt mít,Thôi đi về đi cày.

II

Trồng ngô và trồng đậu,Cấy chiêm lại cấy mùa.Ăn không hết thì bán,Bán đã ông Tây mua.

III

Được tiền thì mua rượu,Rượu say rồi cưỡi trâu.Cưỡi trâu thế mà vững,Có ngã cũng không đau.

IV

Ăn lương hàm chính-thất,Thôi thôi thế cũng xong.Ví bằng nhà nước dụng,Phải bổ trường Canh-nông.

2/ Bát trận đồ (Đỗ Phủ)

八陣圖功蓋三分國,名成八陣圖。江流石不轉,遺恨失吞吳。

 

Bát trận đồCông cái tam phân quốc,Danh thành Bát trận đồ.Giang lưu thạch bất chuyển,Di hận thất thôn Ngô.

 

Dịch nghĩaCông lớn trùm khắp, nước chia làm ba,Nổi danh trận đồ Bát quái.Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển,Để lại hận đã thất kế thôn tính Ngô.

3/ Khuyết đề (Đỗ Phủ)

闕題三月雪連夜,未應傷物華。只緣春欲盡,留著伴梨花。

 

Khuyết đềTam nguyệt tuyết liên dạ,Vị ưng thương vật hoa.Chỉ duyến xuân dục tận,Lưu trước bạn lê hoa.

 

Dịch nghĩaTháng ba, tuyết thâu đêm,Không muốn để cảnh vật buồn.Mà vì xuân sắp hết,Nên cho hoa lê xuống làm bạn.

4/ Quy nhạn (Đông lai vạn lý khách) (Đỗ Phủ)

歸雁(東來萬里客)東來萬里客,亂定幾年歸。腸斷江城雁,高高正北飛。

 

Quy nhạn (Đông lai vạn lý khách)Đông lai vạn lý khách,Loạn định kỷ niên quy.Trường đoạn giang thành nhạn,Cao cao chính bắc phi.

 

Dịch nghĩaNgười khách từ vạn dặm đi đến từ hướng đông.Loạn dẹp yên mấy năm sẽ vềRuột đứt từng đoạn, con nhạn ở thành nơi bờ sông.Bay về phía bắc ở trên cao.

(Năm 764)

5/ Tuyệt cú lục thủ kỳ 1 (Đỗ Phủ)

絕句六首其一日出籬東水,雲生舍北泥。竹高鳴翡翠,沙僻舞鵾雞。

 

Tuyệt cú lục thủ kỳ 1Nhật xuất ly đông thuỷ,Vân sinh xá bắc nê.Trúc cao minh phí thuý,Sa tích vũ côn kê.

 

Dịch nghĩaNơi dậu phía đông, mặt trời mọc bên nước,Phía bắc ngôi nhà mây sinh từ bãi bùn.Trúc cao chim trả hót,Bến cát phượng hoàng múa.

6/ Dục Bàn Thạch Kính (Cao Bá Quát)

浴盤石徑朝登橫山立,暮下盤徑浴。攜取兩片石,江山不盈掬。

 

Dục Bàn Thạch kínhTriêu đăng Hoành Sơn lập,Mộ há Bàn kính dục.Huề thủ lưỡng phiến thạch,Giang sơn bất doanh cúc.

 

Dịch nghĩaSớm lên đứng trên núi Hoành Sơn,Chiều xuống tắm ở khe Bàn Thạch.Cầm trong tay hai nơi hai mảnh đá,Cả non sông không đầy một vốc tay.

7/ Họa Thận Tư nguyên đán thí bút thứ vận (Cao Bá Quát)

和慎思元旦試筆次韻壯歲爭花發,朱顏挾酒紅。不知春是懶,把盞酹芳叢。

 

Hoạ Thận Tư nguyên đán thí bút thứ vậnTráng tuế tranh hoa phát,Chu nhan hiệp tửu hồng.Bất tri xuân thị lãn,Bả trản lỗi phương tùng.

 

Dịch nghĩaTuổi trẻ đua nhau như hoa nở,Người đẹp đưa rượu đến mặt ửng hồng.Chẳng biết Xuân uể oải,Cầm chén rót rượu uống lùm cây ngát thơm.

8/ Khách trung tảo khởi (Cao Bá Quát)

客中早起茅店雞初叫,霜天月色新。轔轔車過側,知有早行人。

 

Khách trung tảo khởiMao điếm kê sơ khiếu,Sương thiên nguyệt sắc tân.Lân lân xa quá trắc,Tri hữu tảo hành nhân.

 

Dịch nghĩaỞ quán lợp tranh, gà vừa gáy lần đầu,Sương giăng đầy trời, trăng mới lên.Lịch kịch xe qua bên cạnh,Có kẻ sớm lên đường.

9/ Ngẫu thành (Cao Bá Quát)

偶成昨夜梅花開,山窗月皎潔。破曉寂無聲,知是庭前雪。

 

Ngẫu thànhTạc dạ mai hoa khai,Sơn song nguyệt hiệu khiết.Phá hiểu tịch vô thanh,Tri thị đình tiền tuyết.

 

Dịch nghĩaĐêm qua hoa mai nở,Qua cửa sổ trông ra núi, trăng sáng trong.Sớm tinh mơ lặng vắng không tiếng động,Biết là tuyết xuống trước sân.

10/ Túc sơn tự (Cao Bá Quát)

宿山寺蘿月照山窗,枯禪坐無悟。何處鶴飛來,松花落如雨。

 

Túc sơn tựLa nguyệt chiếu sơn song,Khô thiền toạ vô ngộ.Hà xứ hạc phi lai,Tùng hoa lạc như vũ.

 

Dịch nghĩaTrăng qua chùm dây leo chiếu vào của sổ núi,Nhà sư ngồi thiền như cây khô không đốn ngộ.Chim hạc từ chốn nào bay lại,Hoa thông rơi rụng như mưa.

11/ Vấn hà mô (Cao Bá Quát)

問蝦蟆蝦蟆為民乎?一聲起深莽。爾鳴何遲遲?昨者望甘雨。

 

Vấn hà môHà mô vị dân hồ?Nhất thanh khởi thâm mãng.Nhĩ minh hà trì trì?Tạc giả vọng cam vũ.

 

Dịch nghĩaỄnh ương vì dân ư?Một tiếng nổi lên chỗ bụi rậm.Mày kêu sao chậm dữ vậy?Hôm qua (người ta đã) trông mưa đấy!

Kết luận

Thơ Đường Luật được rất nhiều thi sĩ xưa dùng để truyền tải cảm xúc và những ý nghĩa hay. Mặc dù có nhiều quy tắc, nhưng thể thơ này vẫn rất được yêu thích.