Nếu nói không ngoa thì ngành xây dựng Việt Nam hiện nay là một ngành thật sự “nhạy cảm”. Bởi đằng sau những công trình, là những biến chuyển như con tơ xoay vần của những thủ thuật và mánh khóe.
Câu hỏi mà dư luận đặt ra là “Tại sao một tòa nhà cao tầng đang trong quá trình xây dựng vật liệu lại bỗng nhiên rơi xuống làm chết người đi đường?” Rồi thì “Tại sao nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng, mà chỉ trong thời gian ngắn đã xuống cấp trầm trọng?”
Bạn đang xem: Thủ thuật “rút ruột công trình” đến những miếng mồi béo bở
Trong khi dư luận xã hội bàng hoàng, lo lắng thì dân trong ngành lại tỏ ra bình thản bởi theo kinh nghiệm của họ, chuyện rút ruột công trình không xảy ra mới là chuyện không bình thường.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về những thủ thuật, chiêu trò đằng sau những công trình béo bở.
Theo một chuyên gia trong ngành xây dựng: Tình trạng rút ruột công trình không phải mới xuất hiện mà nó đã tồn tại từ rất lâu. Nó như một căn bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Tình trạng rút ruột công trình không chỉ gây thất thoát trong thi công, xây dựng mà nó còn làm lãng phí, thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước.
Đi đào sâu tìm hiểu về những chiêu trò “làm xiếc” trong ngành, chúng tôi mới ngỡ ngàng trước những thủ thuật tinh vi để rút ruột công trình. Những kẻ vụ lợi ngoài những thủ đoạn thông thường lâu nay là móc ngoặc bán thầu, là ăn bớt vật tư, thay đổi vật tư chất lượng kém thì còn có cả một đường dây chạy dự án.
Lật bài những thủ thuật ” rút ruột công trình” béo bở
1. Móc ngoặc bán thầu
Theo trình tự triển khai của một dự án thì phải tổ chức đấu thầu công khai. Các bên tham gia bỏ thầu sẽ lập hồ sơ bao gồm bản thiết kế, bản dự toán sơ bộ, kèm theo một khoản phí nhất định để làm chi phí xét và chấm thầu.
Tuy nhiên, đằng sau mỗi một dự án như vậy họ đã ngầm chọn trước một ứng viên sáng giá. Vậy quy trình để ứng viên này lọt vào tầm mắt của chủ dự án là như thế nào? Đó là trước khi mở thầu, bên bỏ thầu sẽ đến “làm việc” với bên chủ dự án. Song song với đó họ sẽ làm nhiều bộ hộ sơ, trong đó sẽ có một bộ hồ sơ chính. Sau quá trình này thì chắc chắc kết quả trúng thầu sẽ thuộc về ứng viên này.
Lại đào sâu mới biết con số của quá trình “làm việc” này là không hề nhỏ. Nếu là hợp đồng tư vấn, thiết kế, tỉ lệ có thể lên đến 20% giá trị của hợp đồng. Còn nếu là hợp đồng thi công thường chỉ từ 4 – 10 %. So với giá trị của một dự án trúng thầu thì xem ra con số này thực sự là rất lớn.
2. Làm dự toán khống
Lập dự toán khống là một trong những thủ thuật tinh vi của các nhà thầu dởm. Theo đó, trước khi thi công họ sẽ làm một bảng dự toán chi phí kê khai các hạng mục kèm với giá cao ngất ngưởng. Cho đến khi thi công các khoản chi phí này sẽ được rút bớt xuống.
Xin được nêu ví dụ:
Chẳng hạn, trong thi công một công trình cầu đường, bảng dự toán kê khai đầu mục là cát hạt thô lẫn sỏi để đắp nền có giá 50.000 đồng/m³ (loại cát đạt tiêu chuẩn AASHTO-88 của Mỹ). Thế nhưng khi đi vào triển khai dự án, nhà thầu lại tự ý thay đổi thành cát đen hạt mịn với mức giá chỉ còn 6.000 – 7.000 đồng/m³. Với mức thay đổi này, thử nghĩ nếu đây là công trình lớn cần 1 triệu m³ cát, thì số tiền khai khống sẽ lớn đến mức nào?
Tất nhiên, chuyện phê duyệt giá vật liệu xây dựng hay khai khống khối lượng vật liệu cũng đã có sự giao kèo, đồng thuận giữa bên mua và bên bán.
Đặc biệt là đối với các hạng mục cơ sở hạ tầng trong thi công cầu đường khác thường sẽ dễ được “làm xiếc” . Vì bên nhà thầu sẽ có móc ngoặc với các bên bán từ trước để định giá, rồi sau đó làm dự toán khống với chủ đầu tư.
Xem thêm : Số thập phân là gì? Phân số thập phân là gì? Các phép tính với số thập phân
Ví dụ, thay vì lắp đặt nắp đặt nắp hố ga bằng gang như trong hợp đồng, bên nhà thầu có thể thay bằng chắt liệu khác như nắp hố ga bằng composite để lắp đặt cho công trình. Tuy độ bền có như nhau nhưng sử dụng nắp hố ga composite sẽ có giá thành rẻ hơn. Mà số lượng càng nhiều thì lại càng có lợi cho việc lập dự toán khống ăn tiền.
Trên đây chỉ là một vài những thủ thuật trong số hàng trăm những thủ thuật để làm dự toán khống của những đơn vị làm ăn tắc trách mà chúng ta đang tìm hiểu.
3. Ăn bớt vật tư công trình
Với thủ thuật này, nhà thầu sẽ tuồn vào công trường những nguyên vật liệu có chất lượng kém hơn so với bản thiết kế ban đầu. Hoặc cắt xén khối lượng của công trình. Thông thường, khi thiết kế một công trình sẽ tính thêm cả phần hệ số an toàn để tránh những rủi ro và biến cố bất ngờ xảy ra.
Thế nhưng, bên thi công sẽ cắt tối đa hệ số an toàn này để rút bớt nguyên vật liệu, nhưng vẫn đảm bảo kết cấu của công trình. Tình trạng này xảy ra không những làm giảm tuổi thọ của công trình mà còn làm mất đi độ an toàn, gây nguy hiểm đối với người dân.
Phải kể đến ví dụ trong thi công các công trình xây dựng dân dụng, thì phần móng là phần dễ cắt xén, ăn bớt nhất. Vì nhiều vật liệu có giá trị lớn và thông thường rất khó phát hiện khi công trình đã hoàn thiện.
Như vậy, có thể thấy để rút ruột một công trình thì chẳng thiếu gì cách. Sự vào cuộc của cơ quan chức năng, các bên liên quan có lẽ vẫn chưa đủ mạnh tay để làm tới. Cốt lõi vẫn là cái “Tâm” của người làm công trình. Cái “Tâm” lớn đến đến đâu thì chất lượng công trình sẽ lớn đến đấy!
Hi vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn với những mảng khuất trong lĩnh vực xây dựng!
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Hỏi Đáp