1. Từ điển ghi nhận giông tố hay dông tố?
Thực tế, theo tra cứu của Nghệ ngữ trong các từ điển chính thống thì đều ghi nhận “dông tố” viết d mới là từ chính xác. Cụ thể như sau:
-
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức ghi “dông tố” là “bão, dông to làm sập nhà, chìm thuyền” theo nghĩa đen. Còn nghĩa bóng là “cuộc rối loạn, xung đột”. Trong khi đó “giông” viết gi chỉ được giảng là “mắc phong long, gặp điềm xấu, có thể xui lâu: bị giông cả năm”.
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận “dông tố” có 2 nghĩa đen và nghĩa bóng là “cơn dông có gió to”, “thường ví với cảnh gian nan vất vả”.
-
Từ điển – Việt Tân ghi nhận “dông tố” có 2 nghĩa là “mưa to gió lớn” và “Phong trào mạnh mẽ”
-
Từ điển – Khai Trí ghi “dông tố” là “mưa to gió lớn”
Tương tự, từ điển tiếng Việt của GS Hoàng Phê cũng ghi nhận “dông tố” là “cơn dông có gió to (nói khái quát); thường dùng để ví cảnh gian nan, đầy thử thách, hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt”. Ngoài ra, từ điển này cũng ghi nhận “giông tố” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng hơn.
Từ các dữ liệu kể trên, chúng ta có thể khẳng định, dông tố – viết d mới là từ chuẩn, đúng chính tả theo các từ điển.
>>>Xem thêm: Mưa giông hay mưa dông? Giông bão hay dông bão là đúng?
2. Viết dông tố hay giông tố?
Ngày nay, nếu đọc báo, sách, tạp chí chúng ta sẽ thấy cả 2 cách viết giông tố lẫn dông tố. Câu hỏi đặt ra: Nên chọn cách viết nào?
Ví dụ, nếu tìm kiếm trên báo chí chúng ta sẽ thấy 2 cách viết như sau:
Dông tố:
Giông tố:
-
Ngày ra mắt đầy giông tố của George Russell
-
Giông tố trong hoàng gia Anh
-
Barca đối diện tháng 11 giông tố
-
Hai tháng ‘giông tố’ của Phạm Băng Băng
-
Cuộc đời giông tố của ba mỹ nhân ‘Hồng lâu mộng’
Theo Nghệ ngữ, bạn đọc có thể viết dông tố hoặc giông tố đều được. Nhưng nên dùng:
-
Dông tố: Khi nói về thời tiết
-
Giông tố: Khi nói theo nghĩa bóng để ví cảnh gian nan, đầy thử thách, hoặc việc xảy ra dữ dội.
Kết lại, khi nói về gió lớn trong mưa bão thì nên viết dông tố, còn khi nói về cảnh gian nan, cuộc đời thử thách thì nên dùng giông tố. Nếu bạn còn thắc mắc khác hãy để lại bình luận dưới bài viết này nha! Xem thêm các từ tiếng Việt thường gây nhầm lẫn khác TẠI ĐÂY.