C/O form E là gì? Các quy định về C/O form E

Trong các loại chứng từ xuất nhập khẩu thì chúng ta không thể không nhắc đến C/O form E. Vậy C/O form E là gì? Nội dung C/O form E gồm những gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

C/O form E là gì?

  • C/O form E là chứng từ chứng nhận xuất xứ được phát hành theo hiệp định khung về hợp khác kinh tế toàn diện giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc (hiệp định ACFTA). Chứng từ này sẽ dùng để xác nhận hàng hóa khi xuất nhập khẩu có xuất xứ từ các nước nằm trong hiệp định này.
  • Nếu bạn chưa biết thì hiệp định ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area) là hiệp định thương mại quốc tế được ký kết vào năm 2004 tại Lào. Hiệp định này bao gồm Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN, được ký kết nhằm thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các nước có trong hiệp định.
  • Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có C/O form E thì phần lớn loại hàng hóa đó có xuất xứ từ Trung Quốc và C/O Form E là dùng để chứng minh cho xuất xứ của lô hàng đó.
  • Bên cạnh đó, C/O form E hợp lệ còn có thể giúp lô hàng nhập khẩu hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi (đa phần sẽ được giảm thuế). Mức giảm cụ thể sẽ dựa vào từng loại hàng và mã HS code của chúng khi nhập khẩu.
  • Còn khi xuất khẩu, C/O form E cũng mang chức năng tương tự là xác nhận hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam hoặc từ các nước ASEAN và nhờ vào đó thì người nhập khẩu bên Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi tại nước đó.

Các quy định về C/O form E bạn cần biết

Hiện nay, C/O form E được coi là một trong những loại chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Loại chứng từ này cũng được nhắc đến nhiều trong các văn bản pháp luật. Nếu bạn đang có ý định nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc hay xuất hàng sang Trung Quốc thì bạn nên lưu ý những văn bản pháp luật này. Cụ thể như sau:

  • Thông tư 36/2010/TT-BCT: của Bộ trưởng Bộ Công Thương gọi tắt là Thông tư 36) ban hành ngày 15/11/2010.
  • Thông tư 35/2012/TT-BCT và Thông tư 14/2016/TT-BCT bổ sung tên của tổ chức được bộ công thương ủy quyền cấp C/O theo danh sách được ban hành trong Thông tư 36
  • Thông tư 21/2014/TT-BCT được ban hàng để sửa đổi bổ sung các quy tắc cụ thể về mặt hàng đã được ban hành trong Thông tư 36
  • Công văn 12149/BCT-XNK của Bộ Công Thương về hóa đơn của bên thứ ba trong ACFTA được ban hành ngày 14/12/2012.
  • Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM: quy định về quy chế cấp C/O form E (đã có trước trong thông tư 36)
  • Thông tư 06/2011/ TT-BCT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi
  • Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 nói về quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu (đây là quyết định dung cho C/O tất cả các form)

Ngoài những văn bản pháp luật kể trên thì vẫn còn một số công văn khác giải đáp các thắc mắc liên quan đến C/O form E cụ thể như sau:

  • 680/TCHQ-GSQL (18/02/2011) nếu rằng người nhập khẩu chỉ cần nộp bản gốc (Original) và không cần phải nộp bản sao thứ 3 (Triplicate)
  • 2706/TCHQ-GSQL (07/06/2011): giải thích việc tick ô 13 bằng tay hay đánh máy, hóa đơn bên thứ 3 được cấp bởi 1 công ty Trung Quốc (không phải nhà XK), C/O được cấp trước ngày xuất khẩu.
  • 4264/TCHQ-GSQL (14/08/2012) giải thích về trường hợp khi 1 trang C/O không đủ chỗ để khai báo hết số lượng các loại mặt hàng.
  • 487/XNK-XXHH (21/10/2013) giải thích việc người ủy quyền của bên xuất khẩu đứng tên tại ô số 1 của C/O form E do Trung Quốc cấp.
  • 5467/TCHQ-GSQL (16/09/2013): giải thích ô số 1 trong C/O form E thể hiện người ủy quyền mà không phải tên người xuất khẩu, không có hóa đơn do bên thứ ba, C/O form E đó sẽ không hợp lệ
  • 887/TCHQ-GSQL (08/02/2013) tại mục 4 giải thích về giấy xác nhận chuyển tải khi lô hàng quá cảnh qua 1 nước không phải là nước thành viên (nhắc lại trong CV 1710/GSQL-GQ4 ngày 02/12/2016; và mục 2.2.3.đ Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015).
  • 978/GSQL-TH (21/07/2014): giải thích việc ghi giá CIF trên ô số 9
  • 6549/BCT-XNK (01/07/2015): giải thích về hóa đơn của bên thứ ba và thời hạn xác minh C/O
  • 1335/GSQL-TH (06/10/2016) giải thích về việc khác biệt giữa tên người xuất khẩu tại ô số 1 của C/O với tên người gửi hàng trong vận đơn trong trường hợp hóa đơn bên thứ 3
  • 508/GSQL-GQ4 (13/03/2017) 1478/GSQL-TH (20/11/2015) giải thích về hóa đơn thương mại do bên thứ ba thuộc ACFTA phát hành.

Các tiêu chí về xuất xứ trong C/O form E

Đối với C/O form E có nhiều tiêu chí về xuất xứ mà bạn cần phải lưu ý và nắm bắt để các hoạt động xuất nhập khẩu của bạn diễn ra một cách trơn tru nhất. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản mà bạn cần phải nắm bắt:

  • Tiêu chí về xuất xứ WO- Wholly Owned: Đây là tiêu chí cho chúng ta thấy được toàn bộ sản phẩm để được sản xuất từ Trung Quốc. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến quy trình sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, tất cả 100% từ Trung Quốc.
  • Tiêu chí xuất xứ PE- Produced Entirely: Tiêu chí này có chúng ta thấy được những sản phẩm có thể được gia công, sản xuất tại nước khác nhưng nguồn nguyên liệu sản xuất phải được đảm bảo lấy từ Trung Quốc, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
  • Tiêu chí xuất xứ RVC – Regional Value Content – Hàm lượng giá trị khu vực FTA: Tiêu chí này giúp chúng ta hiểu rằng, hơn 40% giá trị của sản phẩm đến từ Trung Quốc thì C/O form E sẽ được chấp nhận.

Nội dung C/O form E bạn cần biết

C/O form E có rất nhiều mục với mỗi mục là một nội dung khác nhau. Dưới đây bạn có thể tham khảo nội dung của một mẫu C/O form E để hiểu rõ hơn nhé:

Đầu tiên ở góc phải phía trên của giấy chứng nhận phải có các thông tin như:

  • Số CO (Reference Number)
  • Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM E”
  • Tên nước phát hành. Thông thường sẽ là “THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA” với C/O form E.

Tiếp đến bạn sẽ thấy 13 ô nội dung khác nhau cụ thể là:

  • Ô số 1: thông tin cơ bản về bên xuất khẩu bao gồm tên công ty, địa chỉ. Thông thường sẽ thông tin của người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp C/O form E 3 bên.
  • Ô số 2: Thông tin của người nhập khẩu hàng hóa, người nhận hàng.
  • Ô số 3: Tên tuyến đường và phương tiện vận tải. Ở ô này sẽ có 4 nội dung nhỏ bao gồm:
    • Ngày tàu khởi hành trên vận đơn.
    • Tên tàu và số chuyến, hoặc tên máy bay. Hiện nay không có quy định nào bắt buộc ghi số chuyển, tuy nhiên thực tế các C/O mẫu E đề ghi kèm số chuyến sau tên tàu và nó hoàn toàn không ảnh hưởng.
    • Tên của cảng dỡ hàng.
    • Phương thức vận chuyển và tuyến đường vận chuyển, ví dụ: From China Port, China to Saigon Port, Vietnam by Ship…
  • Ô số 4: Ô này sẽ dành riêng cho các cơ quan cấp C/O và doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm đến ô này.
  • Ô số 5 & 6: Không quá quan trọng.
  • Ô số 7: Thông tin về số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa ( mô tả bao gồm cả lượng hàng và mã HS của nước nhập khẩu).
  • Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ. Các tiêu chí C/O form E khá quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ. Bạn cần lưu ý rằng hàm lượng xuất từ Trung Quốc dưới 40% thì hàng hóa bị coi như không có xuất xứ.
  • Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này có ý nghĩa tương đối rõ ràng. Bạn chỉ lưu ý rằng giá trị trong ô này là FOB, nên nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo CIF hay ExWork… thì không được lấy vào ô 9 này mà phải điều chỉnh, tính toán ra đúng giá trị FOB để điền.
  • Ô số 10: Số và ngày Invoice. Bạn cần lưu ý và kiểm tra kỹ đến tránh nhầm lẫn thông tin này.
  • Ô số 11: tên nước xuất, nhập khẩu, địa điểm và ngày xin C/O form E, cùng với dấu của công ty xin C/O form E.
  • Ô số 12: Dấu của tổ chức cấp C/O, địa điểm và ngày cấp cùng với xác nhận chữ ký của người được ủy quyền. Với hàng hóa từ Trung Quốc, chữ ký thường phải được đối chiếu trong cơ sở dữ liệu của hải quan.
  • Ô số 13: Ở phần này sẽ bao gồm nhiều lựa chọn và bạn tick vào ô tương ứng nếu bạn đang thuộc trường hợp đó
    • Issued Retroactively: Trường hợp C/O được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy.
    • Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.
    • Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng.
    • Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba.

Các C/O form E bạn thường gặp

Khi nhập khẩu hàng hóa, bạn sẽ gặp 2 loại C/O form E chúng cụ thể như sau:

C/O form E trực tiếp

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng nếu bạn mua hàng, nhập khẩu hàng từ Trung QUốc và người bán hàng cấp cho ạn C/O form E. Trong C/O form E mà người bán hàng cho bán cấp có các thông tin về Invoice, Packing List và Bill of lading đồng nhất thì đây sẽ là C/O form E trực tiếp.

C/O form E 3 bên

Khác hẳn với C/O mẫu E ở bên trên, C/O form E 3 bên thường xuất hiện trong trường hợp, người bán hàng ở nước ngoài (không phải Trung Quốc) ký hợp đồng mua bán với bạn nhưng hàng hóa lại được gửi đi từ Trung Quốc.

Vì tính phức tạp hơn, nên khi làm C/O form E 3 bên thì bạn nên lưu ý những thông tin sau để tránh bị bác C/O với lý do C/O ủy quyền:

  • Ô số 1 – Shipper/exporter: Tên công ty trên Bill of lading tại Trung Quốc
  • Ô số 2 – Consignee/importer: Tên công ty nhập khẩu
  • Ô số 7 – Description of goods: Bạn phải ghi tên công ty phát hành hóa đơn. Tên nước mà công ty đó đang đặt trụ sở để hoạt động.
  • Ô số 10 – Invoice: Ngày và số hóa đơn phải được ghi chi tiết
  • Ô số 13: Bạn cần tick vào Third Party Invoicing

Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn gửi đến các bạn để trả lời cho câu hỏi C/O form E là gì. Mong rằng bài viết này sẽ có ích đối với bạn.

Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng chất lượng để nhập khẩu chính ngạch hay bạn đang gặp các vấn đề khó khăn liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu. Liên hệ ngay với SIMBA GROUP để được tư vấn trực tiếp và miễn phí!

  • Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng HCM: Tầng 4 – Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 086.690.8678
  • Email: media.simbalogistics@gmail.com