Mã số mã vạch như một thẻ để chứng minh về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất sản phẩm trên một quốc gia này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia khác trên thế giới. Do đó, mỗi loại sản phẩm hàng hoá sẽ được in vào đó một mã số mã vạch duy nhất. Đây được hiểu là một sự phân biệt sản phẩm hàng hoá trên từng quốc gia khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ra cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để tạo thuận lợi trong việc liên lạc nhanh, đúng, không nhầm lẫn.
Mã số mã vạch là gì?
Bạn đang xem: Trang tin tức – Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia
Xem thêm : ASM là gì? Vai trò và chức năng của Area Sales Manager
Mã số là dãy số được ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên dưới mã vạch để chứng minh về xuất xứ sản xuất, sự lưu thông hàng hóa của sản phẩm này. Vì vậy mỗi một loại hàng hóa sẽ được gắn cho sản phẩm một dãy số duy nhất! Nói theo cách khác, đây là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau.
Mã vạch là một dãy các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn), giữa các vạch có những khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số để máy có thể đọc được.
Ngày nay, mã vạch còn có thể được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm, hoặc ẩn trong hình ảnh.
Xem thêm : Chỉ số PAI là gì? Hệ thống chỉ số PAI trên đồng hồ Huami Amazfit
Các loại mã số mã vạch
Có 2 loại chính là mã số 1 chiều (1D) và mã số hai chiều (2D), nhưng phân ra nhiều hệ thống mã vạch như EAN 13, CODE 39, QR CODE,…
Tại sao các doanh nghiệp nên đăng ký mã số, mã vạch
- Trong mỗi quốc gia: Các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
- Trong giao lưu thương mại quốc tế: Các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hoá có thể lưu thông toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
- Trong giao dịch mua bán: Kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
- Tại Việt Nam: Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (cụ thể là Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia – thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ) là cơ quan quản lý nhà nước về Mã số mã vạch là đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức Mã số mã vạch quốc tế GS1.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Hỏi Đáp