QUY ĐỊNH PHÂN CẤP TÀU BIỂN VÀ TÀU SB
- Ở miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
- Sân vườn tiếng Anh là gì?
- Simp là gì? Bạn có phải là một Simp không?
- NPV là gì? Công thức và cách sử dụng NPV hiệu quả
- Phong cách sáng tác của Chế Lan Viên là gì?
Tham chiếu:
Bạn đang xem: QUY ĐỊNH PHÂN CẤP TÀU BIỂN VÀ TÀU SB
QCVN 21:2010/BGTVT (hết hiệu lực)
(QCVN 21: 2015/BGTVT QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP – click here)
Tàu Thành Nam 169
A/ TÀU BIỂN
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP VÀ DUY TRÌ CẤP
2.1 Phân cấp
2.1.1 Quy định chung
Tàu sẽ được Đăng kiểm trao cấp với các ký hiệu và dấu hiệu phân cấp như quy định ở
2.1.2 dưới đây, nếu được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp đối với thân tàu và trang thiết bị;
hệ thống máy tàu; trang bị điện; phương tiện phòng, phát hiện và chữa cháy; phương
tiện thoát nạn; ổn định; chống chìm; mạn khô; tầm nhìn lầu lái và xác thỏa mãn các yêu
cầu của Quy chuẩn này và các quy chuẩn liên quan khác.
2.1.2 Ký hiệu phân cấp
1 Cấp của tàu được phân biệt bởi các ký hiệu phân cấp sau:
(1) VR: Biểu thị tàu được thẩm định thiết kế và giám sát trong đóng mới của Đăng
kiểm;
(2) VR: Biểu thị tàu đã được giám sát trong đóng mới của một Tổ chức phân cấp khác
được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng kiểm kiểm tra phân cấp;
(3) VR: Biểu thị tàu không có giám sát trong đóng mới hoặc có giám sát trong đóng
mới của Tổ chức phân cấp chưa được Đăng kiểm công nhận và sau đó được Đăng
kiểm kiểm tra phân cấp.
2 Ký hiệu về phân cấp thân tàu và máy tàu như sau:
Ký hiệu phân cấp của thân tàu là H; ký hiệu phân cấp của các tàu có máy chính là M.
2.1.3 Dấu hiệu phân cấp
1 Đối với các tàu thỏa mãn các yêu cầu bổ sung và/hoặc được miễn giảm các yêu cầu liên
quan đến các nội dung được nêu ở 2.1.3 này, phù hợp với các yêu cầu trong Quy chuẩn
này thì ký hiệu phân cấp được bổ sung thêm các dấu hiệu thích hợp như dưới đây.
(1) Đối với cấp thân tàu
Ký hiệu phân cấp thân tàu có thể được bổ sung các dấu hiệu theo trình tự sau:
VRH “vùng hoạt động hạn chế (nêu ở 2.1.4)” “vật liệu kết cấu chính của thân tàu
(nêu ở 2.1.5)” “dấu hiệu phân khoang (nêu ở 2.1.6)” “dấu hiệu kết cấu thân tàu và
thiết bị (nêu ở 2.1.7)” “dấu hiệu gia cường đi các cực và đi băng (nêu ở 2.1.8)” “dấu
hiệu áp dụng kiểm tra đặc biệt (nêu ở 2.1.9)” “dấu hiệu bổ sung khác (nêu ở
2.1.10)”.
(2) Đối với cấp máy tàu
(a) Ký hiệu phân cấp máy tàu có thể được bổ sung các dấu hiệu về tự động hóa
MC, M0, M0.A, M0.B, M0.C, M0.D nếu hệ thống máy tàu được trang bị hệ
thống điều khiển tự động và từ xa phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng của
Phần 1A, Chương 2 QCVN 21: 2015/BGTVT
29
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điều khiển tự động và từ xa (QCVN
60: 2013/BGTVT), ví dụ VRM M0.
(b) Dấu hiệu bổ sung về thiết kế mới
Trong trường hợp hệ thống máy có đặc điểm thiết kế mới, cần phải có những
kiểm nghiệm trong thực tế khai thác, ký hiệu phân cấp máy tàu có thể được bổ
sung thêm dấu hiệu: EXP. Dấu hiệu này sẽ được Đăng kiểm xóa sau khi Đăng
kiểm đã xác định được đủ độ tin cậy cần thiết.
2 Đối với các tàu hàng rời quy định ở 1.1.2-1, dấu hiệu CSR được bổ sung vào trước dấu
hiệu liên quan đến kết cấu thân tàu và thiết bị được nêu ở 2.1.7-6 (ví dụ: CSR BC-A).
3 Đối với các tàu dầu vỏ kép quy định ở 1.1.2-2, dấu hiệu CSR được bổ sung vào
trước các dấu hiệu liên quan nêu ở 2.1.7-1 (ví dụ: CSR TOB).
2.1.4 Tàu có vùng hoạt động hạn chế
1 Nếu tàu được dự định chỉ hoạt động trong các vùng biển hạn chế, cấp tàu được bổ sung
các dấu hiệu như sau:
(1) Đối với tàu được dự định chỉ hoạt động trong vùng biển cách bờ hoặc nơi trú ẩn
không quá 50 hải lý (sau đây gọi là hạn chế II): II;
(2) Đối với tàu được dự định chỉ hoạt động trong vùng biển cách bờ hoặc nơi trú ẩn
không quá 20 hải lý với chiều cao sóng đáng kể (Hs) nhỏ hơn 2,5 mét (sau đây gọi là
hạn chế III): III;
(3) Nếu tàu được dự định chỉ hoạt động ở các vùng hạn chế khác với (1) đến (2) trên và
được Đăng kiểm chấp nhận thì khoảng cách hạn chế (hải lý) và các điều kiện hạn
chế khác, nếu có, được ghi thay cho các ký hiệu ở (1) đến (2) trên và khi cần thiết
được ghi vào trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển (ví dụ *VRH (200));
(4) Trong trường hợp tàu được thiết kế định rõ tuyến hoạt động và đượ__________c Đăng kiểm
chấp nhận, thay cho các dấu hiệu hạn chế nêu ở (1) đến (2) trên, cấp tàu được bổ
sung tên nơi đi, nơi đến của hành trình và các điều kiện hạn chế khác, nếu có, và
khi cần thiết được ghi vào trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển;
(5) Trong trường hợp tàu được thiết kế với vùng hoạt động hạn chế khác với (1) đến (4)
trên, cấp tàu được bổ sung các mô tả thích hợp và các điều kiện hạn chế khác,
được Đăng kiểm thấy phù hợp. Trong trường hợp này, các mô tả về vùng hoạt
động, điều kiện hạn chế hoạt động sẽ được ghi rõ trong Giấy chứng nhận phân cấp
của tàu và nếu cần, được ghi vào trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển.
2.1.5 Vật liệu kết cấu chính thân tàu
1 Đối với các tàu dùng vật liệu không phải là thép để làm kết cấu thân tàu phù hợp với các
yêu cầu ở 1.1.7-4 Phần 2A hoặc 1.3.1-3 Phần 2B của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp
được bổ sung dấu hiệu sau:
(1) Đối với các tàu làm bằng hợp kim nhôm: Hợp kim nhôm (viết tắt là AL);
QCVN 21: 2015/BGTVT Phần 1A, Chương 2
30
(2) Đối với các tàu làm bằng vật liệu khác với (1): Dấu hiệu phù hợp với vật liệu, được
Đăng kiểm cho là thích hợp.
2.1.6 Dấu hiệu phân khoang
Nếu tàu thỏa mãn các yêu cầu thích hợp ở Phần 9 của Quy chuẩn này, ký hiệu phân cấp
được bổ sung dấu hiệu sau: hoặc hoặc . Những số này biểu thị số khoang kề cận
nhau bị ngập mà tàu vẫn thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 3 Phần 9 của Quy chuẩn này.
2.1.7 Kết cấu thân tàu và thiết bị
1 Đối với các tàu dự định chở hàng lỏng trong các két liền vỏ và thỏa mãn các yêu cầu
thích hợp của Chương 27 Phần 2A hoặc Chương 22 Phần 2B, ký hiệu phân cấp được
bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở hàng lỏng. Các tàu đó dự định chở hàng lỏng dễ cháy
(trừ các hàng lỏng nêu ở -2 và -3 dưới đây) và thỏa mãn các yêu cầu thích hợp nêu ở
Phần 3, Phần 4 và Phần 5 của Quy chuẩn thì ký hiệu phân cấp sẽ được bổ sung dấu
hiệu tương ứng với điểm chớp cháy của hàng như sau:
(1) Đối với tàu dự định chở hàng lỏng không phải là dầu, có điểm chớp cháy nhỏ hơn
hoặc bằng 60 oC, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở hàng lỏng
có điểm chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 oC (viết tắt là TFLB);
(2) Đối với tàu dự định chở hàng lỏng không phải là dầu, có điểm chớp cháy trên 60 oC,
ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở hàng lỏng có điểm chớp
cháy trên 60 oC (viết tắt là TFLA);
(3) Đối với tàu dự định chở dầu có điểm chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 oC, ký hiệu
phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở dầu có điểm chớp cháy nhỏ hơn
hoặc bằng 60 oC (viết tắt là TOB);
(4) Đối với tàu dự định chở dầu có điểm chớp cháy trên 60 oC, ký hiệu phân cấp được
bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở dầu có điểm chớp cháy trên 60 oC (viết tắt là TOA).
2 Bất kể các quy định ở -1 trên, đối với các tàu chở xô hóa chất nguy hiểm, phù hợp với
các yêu cầu ở Phần 8E của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau:
(1) Đối với các tàu loại I : Tàu chở hóa chất loại I (viết tắt là CT I);
(2) Đối với các tàu loại II : Tàu chở hóa chất loại II (viết tắt là CT II);
(3) Đối với các tàu loại III: Tàu chở hóa chất loại III (viết tắt là CT III);
(4) Đối với các tàu phù hợp với cả tàu loại II và loại III, ký hiệu phân cấp được bổ sung
dấu hiệu sau: Tàu chở hóa chất loại II và III (viết tắt là CT II & III).
3 Đối với các tàu chở xô khí hóa lỏng, phù hợp với các yêu cầu ở Phần 8D của Quy
chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau:
(1) Đối với tàu loại 1G : Tàu chở khí hóa lỏng loại 1G (viết tắt là LGC 1G);
(2) Đối với tàu loại 2G : Tàu chở khí hóa lỏng loại 2G (viết tắt là LGC 2G);
(3) Đối với tàu loại 2PG: Tàu chở khí hóa lỏng loại 2PG (viết tắt là LGC 2PG);
(4) Đối với tàu loại 3G : Tàu chở khí hóa lỏng loại 3G (viết tắt là LGC 3G).
1 2 3
Phần 1A, Chương 2 QCVN 21: 2015/BGTVT
31
Xem thêm : Vốn ODA là gì? 05 điều cần biết về vốn ODA
4 Đối với tàu dự định chở hàng lỏ__________ng trong các két độc lập (khác với -2 hoặc -3 trên), ký
hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở két (viết tắt là TC). Trong trường hợp
này, có thể bổ sung dấu hiệu tương ứng với loại hàng được chở như đã nêu ở -1 trên.
5 Đối với các tàu dự định chở quặng hoặc hàng tương tự có khối lượng riêng cao tương
đương, thông thường có hai vách dọc kín nước và đáy đôi kéo suốt vùng xếp hàng và
phù hợp với các yêu cầu của Chương 28 Phần 2A, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu
hiệu sau: Tàu chở quặng (viết tắt là OC).
6 Đối với các tàu dự định chở xô hàng khô (hàng khô ở dạng rời), thông thường có boong
đơn, đáy đôi, có các két hông và két đỉnh mạn trong vùng xếp hàng và phù hợp với các
yêu cầu của Chương 29 Phần 2A, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu
chở hàng rời (viết tắt là BC). Bất kể quy định trên, đối với các tàu được nêu ở 29.1.2-1
Phần 2A, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu thích hợp tương ứng với kiểu tàu
như nêu ở 29.1.2-1 Phần 2A như dưới đây. Đối với các tàu không có quy định xếp/dỡ
hàng tại nhiều cảng, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu “Không xếp/dỡ hàng tại
nhiều cảng” (viết tắt là NO MP) kèm theo các dấu hiệu sau:
(1) Đối với các tàu chở hàng rời loại A: Tàu chở hàng rời loại A (viết tắt là BC-A);
(2) Đối với các tàu chở hàng rời loại B: Tàu chở hàng rời loại B (viết tắt là BC-B);
(3) Đối với các tàu chở hàng rời loại C: Tàu chở hàng rời loại C (viết tắt là BC-C).
7 Đối với các tàu chở hàng rời như định nghĩa ở 29.10.1-2(1) Phần 2A của Quy chuẩn và
phù hợp với các yêu cầu ở 32.2 Phần 2A; 13.5.10 và 13.8.5 Phần 3 và 3.2.6 Phần 10
của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: BC-XII. Đối với các tàu có
dấu hiệu BC-XII thỏa mãn các yêu cầu ở -6 trên thì bổ sung cả các dấu hiệu nêu ở -6, ví
dụ: * VRH (BC-A, BC-XII).
8 Đối với các tàu dự định chở công-te-nơ, thông thường có đáy đôi trong vùng xếp hàng
và phù hợp với Chương 30 Phần 2A, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu
chở công-te-nơ (viết tắt là CNC).
9 Đối với các tàu có khoang hàng không được phân chia bình thường và thường kéo dài
đến phần lớn chiều dài tàu hoặc toàn bộ chiều dài tàu mà trong đó hàng hoá có thể
được xếp/dỡ theo phương ngang và phù hợp với các yêu cầu liên quan của Quy chuẩn
này, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: RORO.
10 Đối với các tàu hoạt động chuyên dụng như nạo vét, nâng các hàng nặng, chữa cháy,
cung cấp cho các công trình ngoài biển, kéo v.v… phù hợp với các yêu cầu của Phần
8B, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu thích hợp phù hợp với quy định ở
Phần 8B.
11 Đối với những kết cấu được bố trí ở một khu vực biển trong một thời gian dài, hoặc nửa
cố định, phù hợp với các yêu cầu của Phần 8H, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu
hiệu thích hợp phù hợp với quy định ở Phần 8H.
12 Đối với các tàu có công dụng đặc biệt (như định nghĩa ở 1.2.10 Phần 1A), ký hiệu phân
cấp được bổ sung dấu hiệu: SPS xxx (trong đó xxx biểu thị tổng số người trên tàu, bao
gồm thuyền viên, người đặc biệt và hành khách (hành khách không được quá 12 người).
QCVN 21: 2015/BGTVT Phần 1A, Chương 2
32
13 Đối với các tàu có công dụng đặc biệt thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật về an toàn đối
với các tàu có công dụng đặc biệt của IMO (Code of Safety for Special Purpose Ships),
ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu: SPSC xxx (trong đó xxx biểu thị tổng số người
trên tàu, bao gồm thuyền viên, người đặc biệt và hành khách (hành khách không được
quá 12 người).
14 Đối với các tàu cao tốc thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân
cấp và đóng tàu biển cao tốc (QCVN 54: 2015/BGTVT), ký hiệu phân cấp được bổ sung
dấu hiệu phù hợp với QCVN 54: 2015/BGTVT.
15 Đối với các cấu trúc nổi, dự định chở hàng trong các khoang hàng, trên boong và/hoặc
trong các két liền vỏ, không có thiết bị đẩy cơ khí và phù hợp với các yêu cầu của Phần
8A của Quy chuẩn, ký hiệu cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Sà lan (viết tắt là B).
Tuỳ thuộc vào kết cấu thân vỏ và loại hàng hoá chuyên chở, ký hiệu phân cấp còn được
bổ sung các dấu hiệu sau:
(1) Đối với sà lan kiểu pông tông dự định chỉ chở hàng trên boong: Sà lan pông tông
(viết tắt là BP);
(2) Đối với sà lan dự định chở hàng lỏng trong các két liền vỏ: Sà lan chở hàng lỏng
(viết tắt là BT);
(3) Đối với sà lan chở xô khí hóa lỏng, phù hợp với các quy định của Phần 8D: Sà lan
chở khí hóa lỏng (viết tắt là BLGC).
16 Đối với các tàu lặn phù hợp với các yêu cầu của Phần 8C, ký hiệu phân cấp được bổ
sung dấu hiệu sau: Tàu lặn (viết tắt là SBM). Trong trường hợp này, các điều kiện về
thiết kế như chiều sâu lặn lớn nhất phải được bổ sung vào dấu hiệu phân cấp.
17 Đối với các tàu trang bị hệ thống hỗ trợ lặn (các tàu mẹ/tàu hỗ trợ) phù hợp với các yêu cầu
của Phần 8C, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Được trang bị hệ thống hỗ trợ
tàu lặn (viết tắt là EQ SS SMB).
18 Đối với các tàu được trang bị để chở hàng nguy hiểm và phù hợp với yêu cầu của
Chương 19 Phần 5, 4.10 Phần 4 của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu
hiệu sau: Được trang bị để chở hàng nguy hiểm (viết tắt là EQ C DG).
19 Đối với các tàu được trang bị để chở xe có động cơ (ô tô) có nhiên liệu trong két và phù
hợp với yêu cầu của Chương 20 Phần 5, 4.8 Phần 4 của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp
được bổ sung dấu hiệu sau: Được trang bị để chở ô tô (viết tắt là EQ C V).
20 Đối với các tàu được trang bị để chở than đá phù hợp với các yêu cầu của Chương 29
Phần 2A, 4.9 Phần 4 của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau:
Được trang bị để chở than (viết tắt là EQ C C).
21 Đối với các tàu được trang bị để chở gỗ súc phù hợp với các yêu cầu ở 1.1.3-2 Phần
2A, 3.3 Phần 10 của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Được
trang bị để chở gỗ súc (viết tắt là EQ C LB).
22 Đối với các tàu được gia cường để xếp/dỡ hàng bằng gầu ngoạm, được Đăng kiểm cho
Phần 1A, Chương 2 QCVN 21: 2015/BGTVT
33
là thích hợp, phù hợp với yêu cầu ở 29.10.5-2(1)(a) Phần 2A của Quy chuẩn, ký hiệu
phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Gàu ngoạm.
23 Đối với các tàu tuân theo các yêu cầu ở -6 nhưng không thỏa mãn hoàn toàn là tàu chở
hàng rời thông thường như nêu ở 29.1.1-3 Phần 2A của Quy chuẩn và dự định đăng ký
như tàu chở hàng rời, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: Tàu chở hàng rời
sửa đổi (viết tắt là BCM). Trong trường hợp này, các đặc trưng kết cấu của tàu phải
được đưa thêm vào dấu hiệu phân cấp.
24 Đối với các tàu thỏa mãn các yêu cầu ở 23.2.2 Phần 2A, 20.4.2 Phần 2B, ký hiệu phân
cấp được bổ sung dấu hiệu: PSPC-WBT.
25 Đối với các tàu thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 13, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu
hiệu sau: ACCOM.
26 Đối với các tàu thỏa mãn các yêu cầu ở 23.2.3 Phần 2A, 20.4.3 Phần 2B, ký hiệu phân
cấp được bổ sung dấu hiệu thích hợp tương ứng với cách bảo vệ chống ăn mòn như sau:
(1) Nếu việc sơn phủ phù hợp với Nghị quyết MSC. 288(87) của IMO: PSPC-COT;
(2) Nếu bảo vệ chống ăn mòn bằng thép không gỉ phù hợp với Nghị quyết MSC.
289(87) của IMO: PSCRS-COT;
(3) Nếu việc sơn phủ phù hợp với Nghị quyết MSC. 288(87) của IMO và bảo vệ chống
ăn mòn bằng thép không gỉ phù hợp với Nghị quyết MSC. 289(87) của IMO:
PSPC/PSCRS-COT.
27 Đối với các tàu dự định chở hàng có độ ẩm vượt quá giới hạn độ ẩm có thể vận chuyển,
phù hợp với các yêu cầu ở 1.1.3-5 Phần 2A, 1.1.3-2 Phần 2B, ký hiệu phân cấp được bổ
sung dấu hiệu: Tàu hàng có kết cấu đặc biệt (viết tắt là SCCS).
28 Đối với các tàu có hai thân hoặc ba thân thỏa mãn các yêu cầu thích hợp trong Quy
chuẩn này và các yêu cầu liên quan đối với kết cấu tàu hai thân, ba thân trong Phần 2
Mục II của QCVN 54: 2015/BGTVT, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu: Hai thân
(viết tắt là CAT) (hoặc Ba thân, viết tắt là TRI) vào sau dấu hiệu vật liệu kết cấu chính
thân tàu nêu ở 2.1.5.
29 Đối với các tàu thỏa mãn các quy định ở Phần 8F, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu
hiệu: Tàu khách (viết tắt là PS). Đối với các tàu này mà có các khoang hàng để chở
hàng tổng hợp, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu: Tàu khách/hàng tổng hợp (viết
tắt là PS/GS). Đối với các tàu này mà thỏa mãn các quy định ở -9 trên, ký hiệu phân cấp
được bổ sung dấu hiệu: Tàu khách/RORO (viết tắt là PS/RORO).
30 Đối với các tàu áp dụng các quy định của QCVN 80: 2014/BGTVT, ký hiệu phân cấp
được bổ sung dấu hiệu: NC.
31 Đối với các tàu có các đặc điểm riêng về công dụng, kết cấu và loại hàng chuyên chở,
chưa được quy định như nêu trên, dấu hiệu bổ sung phù hợp sẽ được Đăng kiểm xem
xét để bổ sung vào ký hiệu phân cấp.
2.1.8 Dấu hiệu gia cường đi các cực và đi băng
QCVN 21: 2015/BGTVT Phần 1A, Chương 2
34
1 Đối với các tàu được gia cường để đi các cực (Nam/Bắc cực) thỏa mãn các yêu cầu ở
Xem thêm : Tank Top là gì? Gợi ý phối đồ với áo Tank Top ấn tượng, năng động
Chương 1 Phần 8G của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau,
tương ứng với các cấp cực nêu ở 1.2.2-1 Phần 8G:
– Cấp cực 1: PC1
– Cấp cực 2: PC2
– Cấp cực 3: PC3
– Cấp cực 4: PC4
– Cấp cực 5: PC5
– Cấp cực 6: PC6
– Cấp cực 7: PC7.
2 Đối với các tàu được gia cường đi băng thỏa mãn các yêu cầu ở Chương 1, Phần 8G,
ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau, tương ứng với các cấp đi băng nêu ở
1.2.2-2 Phần 8G:
– Gia cường đi băng siêu cấp IA: IA SUPER
– Gia cường đi băng cấp IA: IA
– Gia cường đi băng cấp IB: IB
– Gia cường đi băng cấp IC: IC
– Gia cường đi băng cấp ID: ID.
3 Đối với các tàu được đóng bằng thép tương ứng với nhiệt độ thiết kế (TD) để hoạt động
trong vùng nước có nhiệt độ thấp (ví dụ vùng Bắc cực hoặc Nam cực) phù hợp với các
quy định ở 1.1.12-1 Phần 2A của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp sẽ được bổ sung dấu
hiệu: TD.
2.1.9 Dấu hiệu kiểm tra đặc biệt
1 Đối với các tàu dầu định nghĩa ở 1.2.5-1, các tàu chở xô hóa chất nguy hiểm định nghĩa
ở 1.2.7 và các tàu chở hàng rời định nghĩa ở 1.2.9-1, phải áp dụng chương trình kiểm
tra nâng cao trong các đợt kiểm tra duy trì cấp theo các quy định thích hợp trong Phần
1B của Quy chuẩn này, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: ESP.
2 Đối với các tàu mà việc kiểm tra dựa vào hệ thống bảo dưỡng phòng ngừa được thực
hiện phù hợp với các quy định ở 8.1.3 Phần 1B, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu
hiệu sau: PSCM.
3 Đối với các tàu thỏa mãn để kiểm tra phần chìm thân tàu dưới nước phù hợp với các
yêu cầu ở 6.1.2 Phần 1B, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: IWS.
2.1.10 Các dấu hiệu bổ sung khác
Ký hiệu phân cấp có thể được bổ sung các dấu hiệu phù hợp nếu tàu được áp dụng các
biện pháp đặc biệt để bảo vệ môi trường biển, cải thiện môi trường làm việc của thuyền
viên và cho các công dụng riêng khác.
SỬA ĐỔI 3: 2018 QCVN 21: 2015/BGTVT
2.1 Phân cấp
2.1.5 Vật liệu kết cấu chính thân tàu
2.1.5-1 được sửa đổi như sau:
1 Đối với các tàu dùng vật liệu không phải là thép để làm kết cấu thân tàu phù hợp với các yêu cầu ở 1.1.7-5 Phần 2A hoặc 1.3.1-3 Phần 2B của Quy chuẩn, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau:
(1) Đối với các tàu làm bằng hợp kim nhôm: Hợp kim nhôm (viết tắt là AL);
(2) Đối với các tàu làm bằng vật liệu khác với (1): Dấu hiệu phù hợp với vật liệu, được Đăng kiểm cho là thích hợp.
2.1.9 Dấu hiệu kiểm tra đặc biệt
2.1.9-1 được sửa đổi như sau:
1 Đối với các tàu dầu định nghĩa ở 1.2.5-1, các tàu chở xô hóa chất nguy hiểm định nghĩa ở 1.2.7 có két hàng liền vỏ, các tàu chở hàng rời định nghĩa ở 1.2.9-1 và các tàu tự dỡ hàng như định nghĩa 1.2.65, phải áp dụng chương trình kiểm tra nâng cao trong các đợt kiểm tra duy trì cấp theo các quy định thích hợp trong Phần 1B của Quy chuẩn này, ký hiệu phân cấp được bổ sung dấu hiệu sau: ESP.
A/ TÀU SB
QCVN 72: 2013/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA – click here
VỀ QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆNTHỦY NỘI ĐỊA
II – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
PHẦN 1- GIÁM SÁT VÀ PHÂN CẤP
PHẦN 1A – QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT KỸ THUẬT
CHƯƠNG 1 – CẤP TÀU
1.1 Quy định chung
Các tàu nêu tại phạm vi điều chỉnh 1.1.1 của Chương 1, Mục I của Quy chuẩn
này sẽ được Đăng kiểm trao cấp theo quy định tại chương này sau khi đã được
đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra phân cấp thân tàu và trang thiết bị, hệ thống
máy tàu, trang bị điện, phương tiện phòng, phát hiện và chữa cháy, phương
tiện thoát nạn, ổn định, chống chìm, mạn khô và thấy thỏa mãn các yêu cầu
của Quy chuẩn này và các quy phạm khác có liên quan mà tàu phải áp dụng.
1.2 Ký hiệu cấp tàu
1.2.1 Ký hiệu cấp tàu cơ bản
1 VR: Biểu tượng của Đăng kiểm giám sát tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy
chuẩn này và các quy phạm khác áp dụng cho tàu.
2 SB, SI, SII: Là những ký hiệu cơ bản của vùng nước mà tàu được phép hoạt
động (nêu ở Phụ lục I), những tàu có dấu hiệu SB, SI, SII trong cấp tàu được
phép hoạt động ở những vùng nước có chiều cao sóng lớn nhất tương ứng là:
SB: 2,50 m;
SI : 2,00 m;
SII: 1,20 m.
3 Các tàu cao tốc sẽ có dấu hiệu phân cấp như sau:
(1) Các tàu hoạt động ở vùng SI, SII nêu tại Phụ lục I có dấu hiệu cấp tàu theo
quy định tại Mục III của QCVN 54:2013/BGTVT.
(2) Đối với các tàu hoạt động ở vùng SB nêu tại Phụ lục I, dấu hiệu cấp tàu
quy định tại Mục III của QCVN 54:2013/BGTVT, nhưng dấu hiệu vùng hoạt
động SB thay cho dấu hiệu hạn chế IV vào sau dấu hiệu thân tàu trong dấu
hiệu cấp tàu.
1.2.2 Dấu hiệu bổ sung
1 Dấu hiệu thử nghiệm
Đối với những tàu được coi là tàu thử nghiệm thì Đăng kiểm sẽ trao cấp thử
nghiệm. Ngoài ký hiệu cơ bản, sau dấu hiệu SB, SI hoặc SII có thêm chữ “T”;
Dấu hiệu thử nghiệm sẽ được trao cho những tàu có thiết kế mới, sử dụng
công nghệ mới, vật liệu mới hoặc các bộ phận của tàu không thỏa mãn các yêu
cầu của Quy chuẩn này và chưa được thực tế khai thác kiểm nghiệm, nhưng
cần cho phép hoạt động để nghiên cứu và kiểm nghiệm sự an toàn của nó;
QCVN 72: 2013/BGTVT
28
dấu hiệu thử nghiệm được duy trì trong một thời gian nhất định, hết thời hạn
đó, nếu đạt được kết quả thỏa mãn thì dấu hiệu thử nghiệm sẽ được bỏ đi
trong dấu hiệu cấp tàu.
2 Dấu hiệu bổ sung khác
Ngoài những ký hiệu cấp tàu cơ bản và các dấu hiệu nêu ở 1.2.2-1, cấp tàu
còn được bổ sung các dấu hiệu từ (1) đến (3) sau đây:
(1) Đối với các tàu là tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu hai thân, thì sau dấu
hiệu nêu ở 1.2.2-1 sẽ bổ sung các từ: cánh ngầm, đệm khí, hai thân;
(2) Những tàu khai thác ở chế độ có lượng chiếm nước mà cần hạn chế chiều
cao sóng thì chiều cao sóng được để trong dấu ngoặc sau dấu hiệu nêu ở
1.2.2-2(1);
(3) Các tàu cánh ngầm và đệm khí hoạt động ở chế độ bơi và chế độ trên đệm
khí hoặc cánh ngầm có chiều cao sóng khác nhau thì sẽ được thể hiện
bằng phân số có tử số là chiều cao sóng ở chế độ bơi, mẫu số là chiều cao
sóng ở chế độ khai thác.
Sửa đổi 1: 2015 QCVN 72: 2013/BGTVT
1.2 Ký hiệu cấp tàu
- Ký hiệu cấp tàu cơ bản
1 VR: Biểu tượng của Đăng kiểm giám sát tàu thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và các quy phạm khác áp dụng cho tàu.
2 SB, SI, SII: Là những ký hiệu cơ bản của vùng nước mà tàu được phép hoạt động (nêu ở Phụ lục I), những tàu có dấu hiệu SB, SI, SII trong cấp tàu được phép hoạt động ở những vùng nước có chiều cao sóng lớn nhất tương ứng là:
SB: 2,50 m;
SI: 2,00 m;
SII: 1,20 m.
3 Các tàu cao tốc sẽ có dấu hiệu phân cấp như sau:
(1) Các tàu hoạt động ở vùng SI, SII nêu tại Phụ lục I của Quy chuẩn này, dấu hiệu cấp tàu theo quy định tại Mục III của QCVN 54: 2013/BGTVT. Bổ sung chiều cao sóng cho phép tương ứng với vùng hoạt động của tàu, để trong dấu ngoặc, vào sau dấu hiệu hạn chế IV.
(2) Đối với các tàu hoạt động ở vùng SB nêu tại Phụ lục I của Quy chuẩn này, dấu hiệu cấp tàu quy định tại Mục III của QCVN 54: 2013/BGTVT, dấu hiệu vùng hoạt động là SB.
1.2.2 Dấu hiệu bổ sung
1 Dấu hiệu thử nghiệm
Đối với những tàu được coi là tàu thử nghiệm thì Đăng kiểm sẽ trao cấp thử nghiệm. Ngoài ký hiệu cơ bản, sau dấu hiệu SB, SI hoặc SII có thêm chữ “T”;
Dấu hiệu thử nghiệm sẽ được trao cho những tàu có thiết kế mới, sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới hoặc các bộ phận của tàu không thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và chưa được thực tế khai thác kiểm nghiệm, nhưng cần cho phép hoạt động để nghiên cứu và kiểm nghiệm sự an toàn của nó;
Dấu hiệu thử nghiệm được duy trì trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó, nếu đạt được kết quả thỏa mãn thì dấu hiệu thử nghiệm sẽ được bỏ đi trong Dấu hiệu cấp tàu.
2 Dấu hiệu bổ sung khác
Ngoài những ký hiệu cấp tàu cơ bản và các dấu hiệu nêu ở 1.2.2-1, cấp tàu còn được bổ sung các dấu hiệu từ (1) đến (3) sau đây:
(1) Đối với các tàu là tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu hai thân, thì sau dấu hiệu nêu ở 1.2.2-1 sẽ bổ sung các từ: cánh ngầm, đệm khí, hai thân;
(2) Những tàu khai thác ở chế độ có lượng chiếm nước mà cần hạn chế chiều cao sóng thì chiều cao sóng được để trong dấu ngoặc sau dấu hiệu nêu ở 1.2.2-2(1);
(3) Các tàu cánh ngầm và đệm khí hoạt động ở chế độ bơi và chế độ trên đệm khí hoặc cánh ngầm có chiều cao sóng khác nhau thì sẽ được thể hiện bằng phân số có tử số là chiều cao sóng ở chế độ bơi, mẫu số là chiều cao sóng ở chế độ khai thác.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Hỏi Đáp