Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh chỉ với 5 bước

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc bắt đầu kinh doanh chính là tính khả thi của ý tưởng kinh doanh. Nên nhớ, không phải tất cả các ý tưởng kinh doanh nào cũng đều phát triển thành công. Không có gì đáng nản hơn là dành thời gian và dồn hết sức lực vào kinh doanh thứ mà bạn nghĩ rằng mọi người sẽ yêu thích, để rồi nhận ra không một ai quan tâm đến nó.

Vậy phải làm sao để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh? Hãy để SUNO chia sẻ cho bạn 5 bước để xác định tính khả thi của nó trước khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh gì.

1. Bước đầu tiên để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh chính là định vị giá trị sản phẩm:

Để kinh doanh thành công, không có gì quan trọng hơn việc chứng minh cho khách hàng nhìn thấy giá trị trong sản phẩm của bạn và chịu mua nó. Người ta thường chi tiền cho những sản phẩm/dịch vụ giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Bạn cần xem xét ý tưởng kinh doanh của bạn, dù là sản phẩm hay dịch vụ nào thì nó có giúp mang lại giải pháp, tiện ích và sự thoải mái nhất cho người dùng hay không.

Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa có ai làm, hoặc chúng cung cấp những thứ tốt hơn các giải pháp hiện có thì chắc chắn ý tưởng này sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài. Hãy dành thời gian nghiên cứu xem trước đây đã có ai thành công hay thất bại với ý tưởng đó chưa. Và lý do của sự thành công hay thất bại đó là gì.

Để tránh mắc sai lầm, hãy xây dựng ý tưởng kinh doanh dựa trên những sở thích và điểm mạnh của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn “né” được những sai lầm cơ bản. Đồng thời bạn cũng sẽ biết cách giải quyết rắc rối trong công việc sau này nhờ vào những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được. Bằng cách đó, ý tưởng của bạn sẽ có lợi thế hơn hẳn so với những dự án “mới toanh”.

2. Bước tiếp theo để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh là xác định thị trường, nhu cầu của sản phẩm:

Nghiên cứu thị trường là bước chuẩn bị quan trọng giúp chúng ta phân tích được những yếu tố then chốt, có khả năng biến sản phẩm/dịch vụ trở nên độc nhất khi tung ra hay không. Do đó bạn cần nghiên cứu thị trường của sản phẩm/dịch vụ, nhất là nhu cầu, sự quan tâm, tìm kiếm từ khách hàng tiềm năng bằng nhiều cách.

Sử dụng Google, Internet:

Nơi bắt đầu dễ dàng nhất là hãy vào trang Xu hướng của Google. Đây là một công cụ miễn phí cho phép bạn kiểm tra được tần suất mọi người tìm kiếm sản phẩm bạn định bán. Sử dụng Google Xu hướng sẽ giúp bạn xem thử liệu ý tưởng sản phẩm của bạn đang có xu hướng tăng, giảm hay đang bị đình trệ.

Công cụ thứ hai bạn có thể sử dụng là Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google. Công cụ này cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa và cụm từ liên quan đến sản phẩm của bạn. Nó cũng hiển thị tổng số tìm kiếm cho mỗi cụm từ khóa mà bạn chọn.

Khảo sát và thu thập phản hồi, ý kiến:

Tham khảo ý kiến, phản hồi trực tiếp của khách hàng là cách nhanh chóng để kiểm tra, đánh giá mức độ quan tâm, hứng thú, tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, bạn cần tránh hỏi ý kiến những người thân quen, gia đình, bạn bè vì mọi người khó đưa ra lời khuyên công tâm.

Có rất nhiều công cụ trực tuyến từ miễn phí đến có phí để giúp bạn thực hiện bảng khảo sát với nhiều tệp khách hàng. Bạn cũng có thể tạo ra một đoạn video quảng cáo và post lên YouTube để thử nghiệm “sức hút” của sản phẩm. Ngoài ra, để có phản hồi chính xác hơn thì bạn có thể cho khách hàng dùng thử sản phẩm. Bạn có thể làm một số mẫu thử sản phẩm và đem đến giới thiệu cho các nhà bán lẻ, nhà phân phối, tại các hội chợ để thăm dò thị trường.

Dựa trên những dữ liệu thu thập được, bạn có thể tổng hợp lại thành những báo cáo và phân tích. Qua đó đưa ra những nhận định, phán đoán về tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ bạn định kinh doanh.

3. Bước thứ ba để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh chính là phân tích đối thủ cạnh tranh:

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên hàng đầu cho việc xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai (bao gồm cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng) và hiện họ chiếm bao nhiêu thị phần? Hãy thử đánh giá các chiến lược marketing, thương hiệu trực tuyến, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.

Cách này có thể giúp bạn thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng cũng như khám phá ra những nhu cầu mới chưa được ai khai thác. Từ đó làm hài lòng các khách hàng mục tiêu sau này.

4. Bước thứ tư là kiểm tra khả năng phát triển bền vững, mở rộng và thu lợi nhuận của ý tưởng kinh doanh:

Tính bền vững:

Tính bền vững của một ý tưởng kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm nhu cầu của khách hàng và nguồn cung sẵn có. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa có ai làm, hoặc bạn cung cấp những thứ tốt hơn các giải pháp hiện có thì chắc chắn ý tưởng này sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài.

Nên kiểm tra nguồn cung trước khi biến ý tưởng thành hiện thực. Vì việc này sẽ giúp bạn ngăn chặn bớt những thất bại trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến giai đoạn mở rộng sản phẩm/dịch vụ của ý tưởng này và tính toán khả năng chi trả của khách hàng trong tương lai.

Khả năng mở rộng và thu được lợi nhuận:

Một ý tưởng kinh doanh tốt phải có chỗ cho sự mở rộng về sau. Ngay cả khi bạn bắt đầu ở quy mô nhỏ, bạn vẫn cần có kế hoạch cho sự mở mang sau này. Bên cạnh đó, để thành công trong kinh doanh, bạn phải kiếm được tiền. Sản phẩm và dịch vụ của bạn phải tốn ít chi phí đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Bạn càng kiếm được tiền nhanh từ ý tưởng của mình, cơ hội kinh doanh thành công của bạn càng lớn.

Một sản phẩm (hay dịch vụ) không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó không thể phát triển bền lâu và không có gì để kỳ vọng cả. Do đó bạn phải xem xét lợi nhuận cũng như có sự chuẩn bị cho thị trường mở rộng hơn so với ban đầu. Nếu khả quan thì ý tưởng của bạn có thể thành công. Gộp chung tất cả những yếu tố này lại sẽ giúp bạn xác định xem liệu ý tưởng kinh doanh trên có đủ tính khả thi để thực hiện hay không.

5. Bước cuối cùng của việc xác định tính khả thi của ý tưởng là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp:

Cho dù bạn chọn mô hình phân phối kiểu liên kết, B2B hay cửa hàng thương mại điện tử thì mỗi thứ đều sở hữu những khách hàng mục tiêu, năng lực cốt lõi cũng như giá trị riêng. Việc kiểm tra xem khả năng đáp ứng của công ty đối với các yêu cầu riêng biệt của từng loại mô hình sẽ xác định được tỷ lệ thành công của nó. Từ đó dễ dàng nhận diện được đâu là mô hình phù hợp với dự án kinh doanh của bạn.

Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay là bán hàng trực tuyến, bán hàng trực tiếp hay phân phối qua đại lý bán lẻ, v.v… Tuy nhiên bạn đừng chọn đại một mô hình bất kỳ trong số này khi chưa có đủ cơ sở phân tích. Hãy cố gắng thu thập thêm thông tin về doanh thu tiềm năng, cấu trúc chi phí cũng như những giải pháp giá trị của công ty trước khi lựa chọn một loại hình kinh doanh cụ thể.