1. Viết vuột mất hay vụt mất đúng?
Một bạn đọc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ hỏi rằng: Viết vuột mất hay vụt mất là đúng chính tả? Vì bạn đọc này dẫn chứng trên báo chí thấy cả 2 cách viết này. Ví dụ, ở báo Tuổi trẻ sẽ có những bài viết sau:
Vuột mất:
-
Tỉ phú Elon Musk đã vuột mất khoản thưởng khổng lồ
-
U20 Việt Nam cũng để vuột mất tấm vé dự vòng chung kết U20
-
Sau khi để vuột mất giải Oscar một cách tiếc nuối
Vụt mất:
-
Tay cơ Trần Quyết Chiến lại để vụt mất một cách đáng tiếc
-
Sau 6 lần liên tiếp vụt mất cơ hội trở thành mẹ
-
Ricky Star nhanh tay tung MV kể chuyện vụt mất tình yêu đầu đời
Theo Nghệ ngữ, cách viết vuột mất là đúng, còn vụt mất không sai nhưng nên dùng trong ngữ cảnh cụ thể.
Theo Từ điển – Lê Văn Đức ghi nhận từ “vuột mất” với nghĩa là “vuột khỏi” (thoát khỏi sự buộc trói). Còn từ “vụt mất” không có trong từ điển nào. Ngoài ra, bạn đọc có thể phân biệt vuột và vụt như sau:
-
Vuột: Thoát khỏi, hỏng mất, tuột ra: Vuột mất cơ hội
-
Vụt: di chuyển rất nhanh và đột ngột, đến mức không nhìn rõ hình dạng (nhiều nghĩa khác nhưng dùng theo nghĩa này ở bài viết này): Con chim bay vụt mất…
>>>Đọc thêm: Viết vất hay vứt? Vất đồ hay vứt đồ? Vất đi hay vứt đi?
2. Một số ví dụ dùng từ “vuột mất” phổ biến
Như vậy, chúng ta nên dùng “vuột mất” để chỉ “đánh mất thứ gì đó, điều gì đó”. Dưới đây là ví dụ cụ thể để bạn đọc tham khảo:
-
Ân hận vì mua ôtô nên vuột mất căn nhà 3 tỷ đồng
-
Vuột mất cá to vì vụng về
-
Tiếc ngẩn ngơ vì vuột mất cá to
-
U22 Việt Nam vuột chức vô địch ở Trung Quốc
-
Tôi để vuột mất em khi bỏ lỡ cơ hội thể hiện tình cảm
Như vậy, khi để chỉ “đánh mất điều gì đó, thứ gì đó” thì viết là vuột, vuột mất bạn đọc nhé. Còn vụt mất ít dùng hơn. Nếu còn thắc mắc bạn có thể xem thêm Ở ĐÂY nhé!