1. Tán tận lương tâm hay táng tận lương tâm đúng?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, viết “táng tận lương tâm” mới chính xác. Còn viết “tán tận lương tâm” là sai, do nhầm lẫn tán hay táng mà chúng tôi từng đề cập.
Mặc dù từ điển tiếng Việt đã ghi nhận như thế những trên mạng xã hội lẫn báo chí bạn đọc vẫn sẽ rất nhiều người người viết sai.
Tán tận lương tâm – viết sai chính tả ❌:
-
Tội ác tán tận lương tâm của bà trùm “ăn tiền” (Youtube)
-
Ánh sáng pháp luật: Cái giá của sự tán tận lương tâm (Đài truyền hình Vĩnh Long)
-
Tán tận lương tâm: Lừa nông dân trồng chanh dây dỏm, rồi … (Báo Dân Việt)
Táng tận lương tâm – viết đúng chính tả ✅:
-
Táng tận lương tâm
-
Sự suy diễn táng tận lương tâm
-
Không cho phép bọn táng tận lương tâm phè phỡn trên nỗi …
2. Táng tận lương tâm nghĩa là gì?
Trong tiếng Hán, táng tận lương lương tâm có nghĩa là “mất hết lương tâm”. Cụ thể:
-
Táng 喪: đánh mất, bị huỷ diệt, hao phí, như trong “trác táng”.
-
Tận 盡: tận, hết, cùng, như trong “tận tâm”, “tận lực”
-
Lương 良: tốt lành, lương thiện
-
Tâm 心: tim, tâm, lòng.
Như vậy, táng tận lương tâm nghĩa là đánh mất hết lòng lành, mất hết lương tâm. Lưu ý thêm là bên Trung Quốc, người ta không nói táng tận lương tâm mà họ nói táng tận thiên lương (喪 尽 天 良). Trong đó, thiên lương nghĩa là lương tâm sẵn có của con người từ khi sinh ra.
Cũng bàn thêm rằng, có ý kiến cho rằng, chữ “táng” trong câu này nghĩa là “chôn” (mai táng) và hiểu “táng tận lương tâm” là “chôn hết lương tâm”. Tuy nhiên ý kiến nầy hoàn toàn sai vì chữ “táng” ở đây nghĩa là mất. Vì thế nói “táng tận lương tâm” có nghĩa là “mất hết lương tâm” chứ không phải “chôn hết lương tâm”.
Kết lại, viết táng tận lương tâm mới đúng chính tả. Ngoài ra bạn đọc nhớ phân biệt tán/táng theo nhiều ngữ cảnh khác nữa nhé.
Viết bởi www.nghengu.vn