Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?

coi chuong hay coi truong

 

1. Cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?

Trước tiên, cần khẳng định với bạn đọc: Viết cởi truồng, trần truồng – viết tr là đúng chính tả tiếng Việt. Còn viết “cởi chuồng”, “trần chuồng” là sai, do nhầm lẫn tr/ch như các trường hợp chắc trở hay trắc trở, chằn chọc hay trằn trọc mà chúng tôi đề cập trước đó.

Cụ thể, “cởi truồng”, “trần truồng” là “ở trạng thái không mặc quần, mặc váy, để lộ cả phần nửa dưới của cơ thể”. Chi tiết hơn, từ “truồng” được ghi nhận trong hàng loạt từ điển sau: 

  • Từ điển – Lê Văn Đức ghi nhận với nghĩa “Để trần phía dưới, không mặc quần, vận chăn hay đóng khố chi cả”.

  • Từ điển mở – Hồ Ngọc Đức và Đại Từ điển Tiếng Việt đều ghi nhận với nghĩa “không mặc quần áo hoặc váy, để lộ cả phần dưới của cơ thể”.

  • Từ điển – Thanh Nghị, Từ điển – Nguyễn Lân, Từ điển – Khai Trí đều ghi nhận với nghĩa “không mặc quần áo”.

Còn từ “chuồng” là danh từ chỉ “chỗ được ngăn chắn các phía để làm nơi nhốt giữ hoặc nuôi các con vật” nên không phù hợp trong ngữ cảnh này.

Lưu ý:

Trong phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh thì từ “truồng” còn có nghĩa như “chuồng”. Tức là, người dân ở đây thường gọi “chuồng” là “truồng”: Truồng bò, truồng lợn… 

2. Bảng phân biệt chuồng, truồng chi tiết

Dưới đây là một số trường hợp nhầm lẫn truồng và chuồng mà chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ tổng hợp lại. Bạn đọc có thể tham khảo nha. 

Xem thêm:  Đọc chuyện hay đọc truyện đúng chính tả?

Thắc mắc

Từ viết đúng

cởi chuồng hay cởi truồng

cởi truồng

trần chuồng hay trần truồng

trần truồng

chuồng chó hay truồng chó

chuồng chó

chuồng bò hay truồng bò

chuồng bò

chuồng heo hay truồng heo

chuồng heo

Kết lại, bạn đọc cần nhớ viết cởi truồng, trần truồng mới đúng chính tả. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ để chúng tôi giải đáp nhé!

Lấy Code