Thơ Nguyễn Nhật Ánh cũng đa dạng và đặc sắc không thua kém gì truyện và tiểu thuyết của ông. Từ thơ tình yêu, tình bạn đến những vần thơ về thiên nhiên đều mang đến cho người đọc cảm xúc rung động, bồi hồi.
15 Bài thơ Nguyễn Nhật Ánh hay nhất
Dưới đây là các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh mà bạn không thể bỏ qua.
Khi trang sách mở ra
Khi trang sách mở raKhoảng trời xa xích lạiBắt đầu là cỏ dạiThứ đến là cánh chimSau nữa là trẻ conCuối cùng là người lớn
Trong trang sách có biểnEm thấy những cánh buồmTrong trang sách có rừngVới bao nhiêu là gió
Trang sách còn có lửaMà giấy chẳng cháy đâuTrang sách có ao sâuMà giấy không hề ướt
Trang sách không nói đượcSao em nghe điều gìDạt dào như sóng vỗMột chân trời đang đi.
Lời bình:
Thơ Nguyễn Nhật Ánh mượn hình ảnh trang sách mở để khơi gợi sự khám phá, phiêu lưu của tâm hồn. Mỗi trang sách là một thế giới mới, mang đến niềm vui và tri thức, một trải nghiệm không giới hạn cho người đọc.
Thơ Nguyễn Nhật Ánh hay nhất – Mở trang sách
Hoa hướng dương
Có một mặt trờiTrong ngực emMỗi ngàyEm mổi sớm mai lênLÒng tôi buổi ấyTương tư nắngKhông phải hoa quỳVẫn hướng dương.
Lời bình:
Hoa hướng dương trong thơ ông tượng trưng cho sự vươn lên, tìm kiếm ánh sáng, giống như con người luôn hướng về những giá trị tích cực, đẹp đẽ trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan, kiên định là thông điệp của bài thơ.
Ở một nơi nút thò chân xuống biển
Ở một nơi núi thò chân xuống biểnKhoảng trống nhỏ nhoi là bãi cát ta ngồiEm yêu núi còn anh thì thích biểnTự bao giờ núi và biển sinh đôi.
Núi lấn biển cứ nhoài người ra mãiBiển xô vào nên sóng vỗ âm vangEm yêu núi nên ngồi ngăn sóng lạiAnh dang tay sợ núi lấn ra dần.
Ta đâu biết núi một đời yêu biểnGió đại ngàn tâm sự mấy nghìn nămBiển thầm lặng nằm tương tư dáng núiNỗi u hoài thành sóng vỗ mênh mang.
Bãi cát ta ngồi nhỏ nhoi như vạt áoLà đại dương của biển đấy em ơiLà lũng thấp đèo cao núi không leo nổiBiển kề bên mà chẳng thể ôm vào.
Cái khoảng cách giữa hai ta cũng vậyMột gang tay đủ vời vợi muôn trùngEm xích lại hay chờ anh xích lạiBiển xô vào sao núi cứ phân vân?
Nếu lỡ hẹn, biển vẫn nằm nguyên đấySóng ra khơi rồi sóng lại quay vềNúi giận dỗi, núi chẳng đi đâu đượcTrói buộc rồi tình ái với nhiêu khê!
Anh yêu biển nhưng anh không là biểnKhi xa nhau đâu biết lối quay tìmEm yêu núi và em không là núiBước chân nào đứng lại với thời gian?
Cho nên núi dẫu thò chân xuống biểnVẫn chừa ra một khoảng trống ta ngồiEm yêu núi còn anh thì thích biểnVẫn để dành một nỗi nhớ chia đôi…
Lời bình:
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là sự kết hợp giữa hình ảnh biển cả và thiên nhiên hùng vĩ với đời sống con người, mang đến cảm giác gần gũi, hài hòa với thiên nhiên, đồng thời khơi dậy tình yêu đối với môi trường.
Áo trắng ra chơi
Giọt nắng nào rơi trúng vai tôiTôi ngước lên, mùa đã xuân rồiTình như áo cũ lâu không mặcChiều lòng nắng mới lấy ra phơi.
Tiếng chim nào rơi trúng vai tôiTôi ngước lên, mùa vải chín rồiTu hú về bên hè đánh thứcNgôi sao buồn mọc phía xa xôi.
Chiếc lá nào rơi trúng vai tôiTôi ngước lên, trời chớm thu rồiChợt thấy mây giăng ngoài cửa lớpBiết rằng áo trắng đã ra chơi…
Lời bình:
Nguyễn Nhật Ánh vẽ nên hình ảnh tươi sáng của tuổi trẻ qua màu áo trắng học trò, với những buổi chiều ra chơi đầy mộng mơ và tự do. Bài thơ gợi nhớ ký ức về thời học sinh hồn nhiên và trong sáng.
Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Sẽ không ai biết đến các chúNếu không có nàngNàng đến…Và thế là các chú tự dưng nổi tiếng
Chứ các chú thì nào có gìNhững chiếc ghế bé tẹo của các chúAi mà thèm ngồiBây giờ người ta thích ngồi trên những chiếc ghế cao thật caoThậm chí cao hơn chính người ngồi lên chúngVà những thứ đĩa, tách con con mà các chú thường dùngThú thật chẳng ai màng đâuBây giờ người ta thích ăn những miếng thật toNhững miếng ăn không phải của mìnhNgười ta lại càng thíchRồi những chiếc giường nhỏ nhắn như đồ chơi kiaTrong thời buổi bây giờ chỉ đáng bày trong tủ kiếngNgười ta đã chế ra những chiếc giường thuận tiệnCó thể vừa xoay dọc lại xoay ngang
Vì vậy suy cho cùngCác chú chẳng có gì phải lên mặtNếu mụ dì ghẻ không xua nàng vào rừngĐể nàng phải sợ hãi vì dẫm lên gai và đá nhọnVì nhìn thấy từng đàn thú dữ lượn quanhTrước khi ngạc nhiên lạc vào căn nhà chẳng ra nhà của các chúLại là thứ nhà chẳng ở mặt tiềnBây giờ có cho thuê cũng chẳng ai thèm mướn
Mà các chú cũng chẳng phải tử tế gìCác chú đừng hòng bịp taTrẻ em khắp thế giới đều nghe các chú ngoác mồm kêu toáng lên như một lũ quạ ưa sinh sự:– Ai đã ngồi lên chiếc ghế xinh đẹp của tôi?– Ai đã ăn ở đĩa nho nhỏ của tôi?– Ai đã nếm rau của tôi?– Ai đã lấy nĩa bé xíu của tôi để xiên thức ăn?– Ai đã lấy dao xinh xắn của tôi đem cắt gì rồi?– Đã có ai uống nước ở ly của tôi?– Ai đã giẫm lên giường của tôi?Thật buồn cườiCác chú cứ nhặng xị cả lênNhư những con rối ngốc nghếchCác trò nhếch nhác ấy không ai là không hay biếtChỉ trừ có nàngLúc ấy nàng đang ngủĐiều đó thật may cho các chú.
Nhưng ta chỉ nói thế thôiDù sao ta cũng muốn làm người anh em của các chúTa không thích ngồi trên những chiếc ghế cao hơn đầu ngườiTa không thích giành giật miếng ngon của kẻ khácTa không thích tự chôn mình trên những chiếc giường biết co giãnTa sẽ từ bỏ căn nhà mà ta không bao giờ cóĐể đến ở với các chúChật chội một tí cũng chả saoTa sẽ sung sướng ngồi vào chiếc ghế bé tẹoĂn những món ăn bé tẹo trong cái đĩa bé tẹoVà uống nước trong cái ly cũng bé tẹo nốtDuy chiếc giường của ta thì không bé chút nàoTa sẽ đóng chiếc giường của ta vừa với khổ người nàngTrên đó, nàng sẽ ngủ, sẽ mơ thấy, sẽ nói mêCòn ta, ta nằm dưới đấtVì ta thích nằm dưới đấtVì ta là thợ rừngGã thợ rừng không bao giờ đốn củiSuốt ngày ngồi dập xoá những câu thơ
Các chú đừng buồn vì sợ ta quấy rầyTa hứa sẽ không làm phiền đến các chúCác chú cũng đừng sợ rằng thế giới này chỉ biết có bảy chú lùn và một nàng Bạch TuyếtMà bây giờ phải sửa lại truyện cổ tích của GrimnCác chú đừng loNày ta bảo thậtTa cần quái gì những trang sáchTa cần gì lưu danh như các chúTa đến và ở lại, thế thôiTrẻ em có thể sẽ không biết đến taNhưng nàng biết, thế là đủKhi các chú kéo nhau vào rừngTa sẽ ở nhà bảo vệ nàngTránh xa những quả táo ngon mắt đã bị tẩm thuốc độc(Tặng nhau những quả táo ngon mắt đã được tẩm thuốc độcThời buổi bây giờ vẫn có)Ta sẽ lang thang trong rừng lúc mặt trời chưa mọcHái cho nàng mười lăm giỏ đầyNhững quả táo chín mọng còn đẫm hơi sươngBuổi sáng, trước khi nàng thức giấcTa đã kịp cắm những bông hoa quanh bốn góc giường nàng ngủNhững bông hoa tự tay ta gieo hạt và chăm sóc
Các chú phải biết rằngVới nàng, ta sẽ làm tất cả những gì ta làm đượcNhững gì không làm được ta cũng làmChung quy, chỉ vì ta yêu nàngVà để nàng kịp yêu taTrước khi gã hoàng tử và lũ thị vệ dở hơi kịp phi ngựa đến
Lời bình:
Với nét kể chuyện hóm hỉnh, Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống lại hình ảnh cổ tích quen thuộc của Bạch Tuyết và bảy chú lùn, nhưng qua góc nhìn tươi mới, mang tính đương đại, gần gũi với tuổi trẻ ngày nay.
Đừng như công chúa
Đừng như công chúaNgủ mê trong rừngNằm hoài trên cỏCó ngày đau lưng
Mà như cô TấmNgồi bên hiên nhàĐể anh qua ngõCó người trông ra
Đừng như trái thịRớt bị bà giàCất trong hũ gạoCoi chừng chuột tha
Mà như hoa thắmLung linh trong vườnMột lần lỡ ngắmMột đời lỡ thương
Đừng như, em nhéĐông xám lạnh lùngMà như, em nhéXuân hồng bâng khuâng
Để anh qua ngõEm còn trông raĐể em pháo đỏAnh còn hương hoa…
Lời bình:
Thơ Nguyễn Nhật Ánh nhắn nhủ người đọc, đặc biệt là phái nữ, đừng sống cuộc đời bị động như những nàng công chúa trong cổ tích, mà hãy chủ động viết nên câu chuyện của chính mình, không cần chờ đợi một phép màu.
Đừng như công chúa
Gửi mùa vàng
Chiều lộng gió nơi nào em sẽ tớiCon đường nào nằm thức đợi chân quaĐằng trước ạ, xin em đừng bước vộiTuổi thơ ngây em hãy cứ la cà
Ngày tháng xế ở cuối mùa tịch mịchThời gian đi không chừa lối quay vềHoa từng cánh rụng dần trong ký ứcTuổi trăng tròn em hãy cứ si mê
Ai nỡ trách một đôi lần vụng dạiKhi soi gương mình chẳng nhận ra mìnhMắt bỗng biếc khi mùa vàng đã lạiThắp trong hồn một chiếc lá mong manh
Chân chim sẻ chiều nay em bước tớiTrái dầu khô xoay tít ở trong chiềuĐằng trước ạ, xin em đừng quay lạiKẻo nắng vàng ngần ngại chẳng bay theo
Lời bình:
Mùa vàng trong thơ tượng trưng cho những mùa bội thu của cuộc sống, với màu sắc ấm áp và niềm vui. Nguyễn Nhật Ánh gửi gắm vào đây lòng biết ơn cuộc đời và mong muốn mọi người luôn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.
Đầu xuân ra sông giặt áo
Đầu xuân ra sông giặt áoVai sờn đâu dám mạnh tayMùi gió mùi sương mùi nắngTheo nhau xuống bến sông này.
Da thịt đứa nào cũng chaiNắng táp càng thêm gân guốcChỉ sợ ba cái áo quầnMưa nắng làm sao khỏi mục.
Chiếc áo bữa nay đứt cúcNgày mai lại toạc trên lưngQuanh năm vá dọc vá ngangCũng đủ giang hồ thành nết.
Suốt ngày ăn thua với đấtCách chi áo chẳng bạc màuGai đâm vào thịt chẳng đauTiếc áo thêm vài mụn vá.
Có điều thanh niên bất sáHào khí vốn ở trong lòngĐất trời cũng còn chạy mặtKể gì miếng rách sau lưng.
Ra sông giặt áo đầu xuânThấy lòng tự dưng xúc độngDòm sông thấy nước vẫn đầyNgó áo biết tình còn nặng.
Mồ hôi cứ như muối trắngLàm sao áo chẳng mặn nồngSớm gió chiều mưa trưa nắngBốn mùa thấm cả vào trong.
Ra sông giặt áo đầu xuânỀ à ba câu vọng cổĐất nước còn nhiều gian khổMai ta lại mặc áo này.
Lời bình:
Hình ảnh giặt áo đầu xuân là biểu tượng của sự thanh lọc, đổi mới. Bài thơ gợi tả không khí nhẹ nhàng của những ngày đầu năm, khi con người chuẩn bị cho mình một khởi đầu mới, tràn đầy hy vọng.
Sinh nhật
Sinh nhật em chẳng biết tặng gìTặng đôi dép nhỏ để em điTặng cây viết nhỏ cho em viếtHay tặng vầng trăng đã dậy thì
Hay tặng em một buổi dạo chơiCỏ xanh dưới đất, mây trên trờiAnh mười lăm tuổi, em mười bốnQuên mất rằng ta đã lớn rồi
Hay tặng em một sớm mai hồngCụm mây vàng chở nắng đi rongMênh mông trời đất không bờ bếnKiếm chỗ nào cho mưa xuống thăm
Hay tặng em một chuyện tình dàiĐọc hoài mà chưa tới chương haiYêu hoài mà vẫn chưa tan vỡXa cách hoài mà chẳng nhạt phai
Rốt lại thì anh biết tặng gìThôi, tặng một ngày nói chiNgồi im chỉ để nghe sau áoHai trái tim cười rất đáng nghi.
Lời bình:
Nguyễn Nhật Ánh mượn dịp sinh nhật để nói về thời gian và kỷ niệm, những cột mốc trong cuộc sống. Đây là dịp để nhìn lại, tri ân quá khứ và đón chờ những điều tốt đẹp phía trước.
Thơ cho chú mèo lười
Từ khi yêu em,Anh đã biết nỗi buồnVà nỗi buồn cũng biết mặt anhVà ngày mai nếu nỗi buồn tìm đếnCũng như là gõ cửa người quen
Chỉ mong nổi buồn đừng gõ cửa tâm hồn emCăn phòng xinh của những chú mèo lườiNơi trú ngụ những ngôi sao may mắnNơi chuông đồng hồ chỉ điểm những giờ vui.
Lời bình:
Với tình cảm dịu dàng, bài thơ viết cho chú mèo lười vừa thể hiện sự yêu thương, vừa truyền tải thông điệp nhẹ nhàng về cuộc sống thoải mái, tự do nhưng vẫn cần sự nỗ lực và chăm chỉ để đạt được điều tốt đẹp.
Ngọc Lan
Trên đường Ngô Thời Nhiệm có một cây ngọc lanNgày nào nó cũng toả hương thơmTôi đi qua đấy, tôi nhìn nóNó cũng nhìn tôi rất dịu dàng
Rồi bỗng một hôm nó hỏi tôiNgười con gái ấy ở đâu rồiLâu nay sao chẳng đi cùng vớiNó hỏi làm tôi khó trả lời
Em ạ, ngọc lan cứ ngẩn ngơHình như nó tiếc cánh hoa xưaMà em vẫn thích cài lên tócĐể giữ mùi hương đến tận nhà
Vậy đó, ngọc lan cứ giận hoàiTheo như nó nói, tại vì tôiVụng về nên để em đi mất(Nó chẳng làm sao hiểu cuộc đời!)
Trên đường Ngô Thời Nhiệm có một cây ngọc lanBây giờ nó vẫn toả hương thơmNhưng khi qua đấy, tôi nhìn nóNó chẳng nhìn tôi lấy một lần!
Lời bình:
Ngọc Lan là biểu tượng của sự tinh khôi và thanh khiết. Bài thơ khơi gợi sự bình yên, nhẹ nhàng mà sâu lắng, giống như cảm giác thư thái khi đứng dưới bóng cây Ngọc Lan trong một chiều yên ả.
Những bài thơ của Nguyễn Nhật Ánh về tình yêu
Các bài thơ của Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu xoay quanh tình yêu, tình bạn và tình cảm cho quê hương đất nước. Dưới đây là tổng hợp một số tác phẩm viết riêng về tình yêu với bao nỗi niềm khiến người đọc cũng phải day dứt mà bạn nên đọc.
Thành phố tình yêu và nỗi nhớ
Hàng me xanh ngắtCó tự bao giờMà nay đứng đóCho em làm thơ.
Con đường ta quaĐến nay bao tuổiEm qua trăm buổiEm lại nghìn lầnMà sao bối rốiKhi cầm tay anh.
Bầu trời hình vuôngNằm trên cao ốcMặt trời đứng nấpSau những mái nhàĐể dành bóng mátCho người đi xa.
Em ơi lắng taiNghe thành phố thởBằng tiếng sóng vỗDưới những thân tàuBằng hương rừng giàTrên vai bộ độiBằng hương đồng nộiThanh niên xung phongBằng mùi dầu xăngBằng bao tiếng độngÂm thanh cuộc sốngGõ đều ngày đêm.
Anh đi cùng emQua trăm góc phốLòng chẳng hề quênTừng viên đá nhỏ.
Mai chiến trường xaDẫu nhiều gian khổTrái tim thành phốVẫn đập trong ngườiNhư là cuộc sốngNhư là tình yêuNhư là nỗi nhớSuốt đời mang theo…
Lời bình:
Đây là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Nhật Ánh có sự kết hợp giữa tình yêu và nỗi nhớ. Thành phố trở thành nhân chứng cho tình yêu lứa đôi, nhưng cũng là nơi ghi lại nỗi buồn, sự chia xa. Nguyễn Nhật Ánh vẽ nên một khung cảnh đầy cảm xúc, nơi hạnh phúc và nỗi nhớ đan xen, làm tăng thêm sự lãng mạn và hoài niệm.
Mùa hè nào gặp gỡ
Mùa hè nào gặp gỡMùa hè nào chia lyMùa hè nào hội ngộ
Tôi cầm trên tay hai mùa hè rực rỡCòn mùa hè cuối cùng rơi đi đâu?
Ai nhặt được mùa hè tôi đánh mấtXin trả lại cho tôiXin trả lại cho tôi người yêu tôiDẫu chỉ là xác con ve sầu chết khôẤy chính là mùa hè của tôiNgủ quên trong nách láNhững ngọt bùi tôi đã nếm trảiNhững đắng cay tôi đã nếm trảiNhững mùa hè bỏng rát sau lưngCòn mùa hè cuối cùng tôi gặp lạiTrốn đi đâu ngoài tầm mắt tôi tìm?
Lời bình:
Mùa hè trong thơ Nguyễn Nhật Ánh là mùa của sự gặp gỡ, kỷ niệm và chia ly. Bài thơ gợi lên không gian rực rỡ, nhưng cũng đầy nuối tiếc. Sự gặp gỡ ấy không chỉ đơn thuần là khoảnh khắc của thời gian mà còn là sự đan cài của cảm xúc – một cuộc hẹn không bao giờ quên trong lòng người trẻ.
Một nửa
Thiếu một nửa, tôi đi tìm một nửaMột nửa nắng vàng, một nửa mưa bayMột nửa khuya, một nửa chiều, nửa gióAi sẽ là một nửa của tôi đây?
Nhớ một nửa, tôi đi tìm một nửaMột nửa đường xa, một nửa bụi hồngMột nửa vui, một nửa buồn, nửa giậnBạn có là một nửa của tôi không?
Khuyết một nửa, tôi đợi chờ một nửaNhư rằm chờ một nửa của vầng trăngNhư câu hỏi đợi một người để hỏi:Bạn có là một nửa của tôi chăng?
Lời bình:
Bài thơ Nguyễn Nhật Ánh – Một nửa chứa đựng những suy tư về sự thiếu hụt và tìm kiếm. Một nửa không chỉ là về tình yêu mà còn là ẩn dụ cho sự không trọn vẹn trong cuộc sống. Nguyễn Nhật Ánh khéo léo diễn tả cảm giác chông chênh khi mỗi người đều mơ ước tìm được một nửa hoàn hảo, nhưng sự trọn vẹn đó đôi khi vẫn còn xa vời.
Một nửa
Một người bỏ một người đi
Một người bỏ một người điMột bài thơ dở dang vìLãng quênGiữa trờiSao mọc lênh đênhMột đàn cá lộiBuồn tênh chân cầuMột ngườiĐi mất từ lâuĐể người kia hátVề đâu hỡi ngườiHoa bâng khuângRụng không lờiChim bay ngơ ngácCuối trời hoàng hôn
Lời bình:
Bài thơ khắc họa nỗi buồn chia ly khi một người rời xa, để lại nỗi đau và trống vắng trong lòng người ở lại. Nguyễn Nhật Ánh diễn tả cảm giác mất mát một cách tinh tế, với sự tiếc nuối, hoài niệm về những gì đã qua, như một lời thầm thì về sự phai mờ của tình cảm theo thời gian.
Tứ tuyệt cho nàng
Thương nhau mấy núi cũng trèoNhà em lầu chín khó leo quá chừngChân đi một bước lại dừngNgó lên, lại nhủ: hay đừng yêu em!
Dành cho anh một chỗ buổi chiềuDành cho anh một chỗ tình yêuDành thêm một chỗ cho anh đứngBên cạnh đời em lúc quạnh hiu.
Trái tim nằm ở trong ngườiĐâu như quần áo mà phơi ra ngoàiNếu em còn trách anh hoàiThôn Đông ngại nói, thôn Đoài nói đi!
Ghé thăm em một chút rồi điNgồi thêm cũng chẳng nói năng chiLòng em cửa khép then cài lắmChẳng biết ngày xuân sắp lỡ thì
Ngày mai xa cách nhau rồiĐừng quên anh đã từng ngồi bên emSau này, ai nói yêu thêmChỉ là nhắc lại điều em nghe rồi…
Hình như trong gió có mưa theoNghìn núi xanh xa có vạn đèoTrái tim em cũng hình như cóCon đường qua đó rất cheo leo?
Lời bình:
Nguyễn Nhật Ánh sử dụng thể thơ tứ tuyệt để truyền tải tình cảm cô đọng, sâu lắng. Tứ tuyệt cho nàng vừa là lời ngợi ca vẻ đẹp của người con gái, vừa thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh cái đẹp trong thơ ca. Bài thơ gọn gàng nhưng đầy cảm xúc, khiến người đọc suy ngẫm về sự trong sáng và tinh tế của tình yêu.
Hòn sỏi buồn
Tôi là hòn sỏi buồnLăn qua cuộc đời bằng những vòng hiu quạnhChiều nay chợt biết chỗ dừng chân.
Người con gái tóc dài che mặtEm đến từ đâu và em sẽ về đâuTôi ở lại với lần đầu gặp gỡXin chiều đừng qua mau.Tôi là kẻ ngu ngơ, bị tình yêu đánh lướiNhững sợi tóc nào đan kín giấc mơ tôi ?Tôi đã gặp hàng ngàn gương mặtChiêm bao sao chỉ một người ?
Lời bình:
Hòn sỏi trong bài thơ là biểu tượng cho sự lẻ loi, cô độc. Dưới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh, hòn sỏi tưởng như vô tri lại mang đầy tâm sự, thể hiện sự buồn bã, đơn độc của con người giữa cuộc đời. Bài thơ là một thông điệp nhẹ nhàng về sự cô đơn, về những khoảng lặng trong tâm hồn mà ai cũng có thể trải qua.
Đêm
Đêm hái lời chim dành tặng ban maiĐêm xâu cho anh một tiếng thở dàiĐêm trồng tặng em một mùa hoa cúcĐể em nhìn hoa nhớ chiều đã khuất.
Đêm mọc giùm anh sợi tóc thời gianĐêm chảy giùm em lệ của địa đàngDắt díu nhau qua những ngày nương náuGọi người ta yêu là người yêu dấu
Đêm ủ giùm em hoa trái ban ngàyNuôi nấng giùm anh men của cơn sayLời của đêm đen không hề gian dốiTự giấu mình đi, đêm làm bóng tối…
Lời bình:
Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa đêm như một không gian trầm lắng, nơi con người đối diện với chính mình và những suy tư, trăn trở. Đêm trong thơ ông không chỉ là bức màn của bóng tối mà còn là lúc những cảm xúc sâu kín nhất được bộc lộ, làm tăng thêm sự u hoài và nỗi niềm của con người.
Gặp nhau làm chi vội
Xin đừng buồn em nhéMùa xuân xanh đã qua rồiXin em đừng tựa cửaLá vàng nào không rơiMùa thu nào không vàngBóng chiều nào không trôiGặp nhau làm chi vộiĐể mai người xa tôi.
Lời bình:
Bài thơ như một lời nhắc nhở về sự vội vàng trong tình yêu và cuộc sống. Nguyễn Nhật Ánh khuyên người đọc hãy trân trọng từng khoảnh khắc, đừng vội vàng đánh mất những điều quý giá. Tình yêu cần có thời gian để nảy nở và trưởng thành, như một bông hoa cần thời gian để nở rộ.
Có một ngày đã đến
Có những lúcTôi ngỡ ngàngTự hỏiTại vì saoTôi lại yêu emKhi mặt trờiSắp lẫn vào đêmKhông gì cảSao lòng tôiLại nhớChiếc lá rơiTrong chiều nổi gióTôi nhặt lênMà chẳng để làm gìVà chiều nào sững bướcGiữa chân điLòng không hiểuVì sao mình đứng lạiNgậm trên môiMột nhành cỏ dạiChợt hiểu rằngTôi đã khác tôi xưaTrong nỗi buồn vô cớLúc trời mưaTrong mơ mộngKhi hiên ngoài nhạt nắngTôi chợt biếtCó một ngàyĐã đến
Lời bình:
Bài thơ nói về những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời – một ngày đã đến tượng trưng cho sự thay đổi, bước ngoặt lớn trong cuộc sống hoặc tình cảm. Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng đầy cảm xúc để khắc họa những giây phút mà ta sẽ nhớ mãi, những ngày tháng đã để lại dấu ấn sâu đậm.
Thà như ngày thơ ấu
Những điều lòng muốn nóiSao chẳng nói được gìNhững điều không muốn nóiLại nói mãi em ngheNhớ ngày xưa tuổi nhỏTa suốt ngày bên nhauKể bao điều thầm kínLòng có ngại gì đâuBây giờ sao quá khóLòng anh và tình emChút hương thầm trong gióBiết ngày nào bay lênNếu biết tình như thếChẳng lớn lên làm gìThà như ngày thơ ấuHai đứa cầm tay đi
Lời bình:
Thà như ngày thơ ấu là tiếng lòng hoài niệm về một thời ngây thơ, vô tư lự. Nguyễn Nhật Ánh bày tỏ mong muốn được trở lại những năm tháng hồn nhiên, khi cuộc sống còn chưa vướng bận những lo toan và đau khổ. Bài thơ gợi lên cảm giác tiếc nuối, nhưng cũng là lời nhắc nhở về việc trân trọng hiện tại và những giá trị giản đơn trong cuộc sống.
Lời kết
Những bài thơ Nguyễn Nhật Ánh hay và xuất sắc nhất đã được tổng hợp chi tiết trong bài viết trên. Từ các tác phẩm này, bạn sẽ thấy rõ phong cách sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh và lý do vì sao ông nổi tiếng đến vậy. Để theo dõi thêm nhiều tác phẩm thơ hay, bạn đừng quên theo dõi Thepoetmagazine.org.