Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của tuyengiaothudo.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tuyengiaothudo". (Ví dụ: vong tay tram huong tuyengiaothudo). Tìm kiếm ngay
31 lượt xem

Tuyến cáp biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng

Những ngày gần đây, trong khi các dịch vụ, ứng dụng trong nước vẫn hoạt động bình thường thì một số người dùng Internet tại Việt Nam lại gặp phải tình trạng chập chờn, khó khăn khi sử dụng các dịch vụ quốc tế như tải nội dung, hình ảnh trên Facebook, gửi tin nhắn gmail chậm, hay xem YouTube bị giật, lag…

Trước tình hình trên, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam xác nhận với ICTnews rằng 2/5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố gián đoạn dịch vụ.

Cáp quang biển gặp sự cố, Internet quốc tế Việt Nam lại bị ảnh hưởng - Ảnh 1.

APG và AAE-1 là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 3 tuyến cáp quang biển khác là AAG, IA và SMW3. (Ảnh minh họa)

Tính đến thời điểm hiện tại, các ISP tại Việt Nam vẫn chưa nhận được kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển AAE-1. Cụ thể, tuyến cáp quang biển Á – Phi – Âu 1 (AAE-1) đã gặp sự cố vào sáng ngày 26/5. Đơn vị quản lý phát hiện có sự cố sụt áp trên nhánh S1H của tuyến AAE-1. Theo đánh giá ban đầu, đã xảy ra sự cố khiến một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1 của tuyến cáp bị đứt.

Là tuyến cáp ngầm được đưa vào vận hành từ tháng 7/2017, AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng các hướng đi Châu Âu và Trung Đông cũng như cung cấp thêm dung lượng và dự phòng cho các hướng kết nối đến Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore.

READ  Chán làm nội dung gây bão, nữ streamer xinh đẹp đổi nghề, chuẩn bị ra mắt trận đấu boxing đầu tiên

Cáp AAE-1 ứng dụng công nghệ tiên tiến, có mạng lưới, trạm đích và điểm đấu nối tối ưu và linh hoạt, giúp nhà mạng có nhiều lựa chọn thiết kế hơn để truyền tải lưu lượng.

Trong khi sự cố xảy ra sáng 26/5 trên tuyến cáp quang biển AAE-1 vẫn chưa được xử lý thì theo đại diện một ISP tại Việt Nam, một tuyến cáp quang biển khác là APG đang tiến hành bảo trì tuyến cáp hướng đi Hong Kong (Trung Quốc) từ 00h ngày 5/6 và dự kiến ​​hoàn tất vào 22h ngày 10/6.

Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway – APG chính thức đi vào hoạt động vào giữa tháng 12/2016, sau 4 năm đầu tư. Với sự tham gia của 4 nhà mạng trong nước, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần cung cấp đường truyền ổn định, dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên đến 54 Tbps, cáp APG dài khoảng 10.400 km và nằm dưới Thái Bình Dương. Cáp có các điểm kết nối tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Trong bối cảnh cả hai tuyến cáp quang biển AAE-1 và APG hiện đang gặp sự cố gián đoạn dịch vụ, những ngày qua, các nhà mạng tại Việt Nam đã tiến hành cân bằng tải và định tuyến lại sang các tuyến cáp biển khác cũng như một số tuyến cáp đất liền để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

READ  Chính thức công khai thu nhập, Lộc Fuho bác bỏ tin đồn kiếm nửa tỷ mỗi tháng, con số thực gây bất ngờ

Ví dụ, CMC Telecom đã tăng dung lượng thông qua tuyến cáp xuyên lưới Đông Nam Á, kết nối Internet từ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

VNPT chủ động chỉ đạo, cân đối tải các hướng cáp khác đang hoạt động ổn định như CSC, AAG, IA, SMW3…

Ngoài ra, trong thông báo gửi tới khách hàng, VNPT cũng cho biết đang tích cực phối hợp với các đơn vị, đối tác liên quan để kiểm tra, khắc phục triệt để sự cố kết nối Internet quốc tế.

Trước đó, trong trao đổi với ICTnews vào cuối năm ngoái, đại diện VNNIC cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Bộ TT&TT giao, VNNIC đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong trường hợp mất kết nối quốc tế. Một phần nhiệm vụ trên được VNNIC triển khai trong năm 2020, đó là đưa hệ thống máy chủ tên miền gốc – ROOT DNS về Việt Nam để góp phần đảm bảo hoạt động của Internet Việt Nam không phụ thuộc vào mạng lưới quốc tế.

“Chúng tôi xác định Internet phải được tích hợp. Chúng ta phải kết nối toàn cầu nhưng vẫn cần có sự độc lập nhất định trong một số tình huống. Do đó, chúng ta cần có phương án xây dựng hệ thống kỹ thuật để đảm bảo Internet có thể hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào mạng lưới quốc tế. Ví dụ, sự cố cáp quang biển bị đứt là tình huống khách quan, mạng lưới của chúng ta có thể hoạt động độc lập”, đại diện VNNIC phân tích.

READ  Free Fire mang đến bất ngờ lớn cho game thủ nhân dịp sinh nhật 5 tuổi

Thông báo chính thức: Ninh Bình Web (thuộc GiuseArt) không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebookzalo chính thức.

Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!

Bài viết cùng chủ đề: