Tranh Đông Hồ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân làng nghề. Đối với họ, tranh là như hơi thở, mang đậm nhịp sống của cuộc sống hàng ngày, gửi gắm trong đó những hy vọng về một gia đình hòa thuận, một cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc, đề cao những tình cảm tốt đẹp tình làng nghĩa xóm và tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hãy cùng tuyengiaothudo.vn khám phá những bức tranh dân gian Đông Hồ đặc sắc nhất trong bài viết dưới đây nhé.
- DELL ra mắt laptop Alienware & Inspiron chạy chip Intel Core 13th
- Sử dụng và kiểm soát Youtube Kids đối với trẻ em ra sao?
- TỐT NGHIỆP RỒI – NHẬN QUÀ THÔI CÙNG ACER BTS PROMOTION
- Điện thoại Meizu xuất xứ ở đâu? Top điện thoại đáng mua nhất
- Review Redmi Note 13 4G: Vua phân khúc giá rẻ có ưu và nhược điểm gì?
Tranh Đông Hồ là gì?
Tranh Đông Hồ là một loại tranh truyền thống dân gian của Việt Nam, nôi tranh là làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh dân gian Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ XVII và trở nên phổ biến vào thế kỷ XIX. Đặc điểm nổi bật của dòng tranh này là việc sử dụng chất liệu giấy điệp và màu vẽ từ các nguyên liệu tự nhiên. Trên tranh dân gian Đông Hồ ngoài việc tái hiện cách điệu các hình ảnh từ đời sống hàng ngày, còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa và truyền thống dân gian của người Việt Nam. Tranh Đông Hồ được coi là một biểu tượng của nghệ thuật dân gian Việt Nam và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
Bạn đang xem: Tranh Đông Hồ: Top 10 bức tranh đẹp và ý nghĩa
Top tranh Đông Hồ đẹp và ý nghĩa
Nói đến tranh dân gian Đông Hồ không thể không nói đến các bức họa in nổi tiếng như Đánh ghen, Đám cưới chuột hay Hứng dừa,… là những bức tranh nói về ước mơ một cuộc sống giàu có, sung túc và khát khao hạnh phúc, ấm no, hay đơn giản là mong cho mùa màng tươi tốt, vật nuôi phát triển. Ngoài ra, nội dung tranh còn đề cao tình cảm làng quê, gắn kết tình làng nghĩa xóm, mong cho anh em hòa thuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau,… tất cả được tái hiện lại trong những bức tranh Đàn lợn, Đàn gà, chim muông, hoa lá,…
Đàn lợn âm dương
Trong bức tranh Đàn lợn âm dương những con lợn được vẽ cách điệu mang lại ấn tượng mạnh với sự kết hợp giữa tinh hoa trời đất và yếu tố tâm linh. Mỗi con lợn được tái hiện với hình dáng vững chắc, béo tốt, khỏe khoắn, đồng thời cũng truyền tải được đôi nét mềm mại và duyên dáng. Trên thân mỗi con lợn, có những đường xoắn âm dương, tượng trưng cho sự hài hòa giữa trời và đất, cũng như sự sinh sôi, phát triển và tuôn trào của cuộc sống.
Trong tranh Đông Hồ, con lợn mang ý nghĩa về sự sung túc, phát tài và lộc, thể hiện ước vọng của người dân lao động nhất là nông dân về một cuộc sống thịnh vượng, đủ đầy. Đồng thời, hình ảnh con lợn cũng biểu thị sự mong muốn về một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, con cháu đông đúc, sum vầy.
Gà gáy năm canh
Tranh Dạ xướng ngũ canh hoà (Gà gáy năm canh) là bức tranh miêu tả hình ảnh một con gà trống trong tư thế sẵn sàng đối mặt, chiến đấu với kẻ thù. Theo quan niệm truyền thống, con gà đặc biệt là tiếng gà gáy được xem là nộ khí xua tan âm khí và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Ngoài việc mang ý nghĩa về may mắn và bình an, bức tranh Gà gáy còn thể hiện đức tính cao quý của con người với giá trị chữ tín.
Tố nữ
Tố nữ là một loại tranh Đông Hồ thuộc thể loại tứ bình, gồm bốn bức tranh khắc họa vẻ đẹp của các thiếu nữ trong trang phục áo dài và vấn tóc, mỗi bức tranh đại diện cho một cử chỉ, đức tính khác nhau. Theo thứ tự từ trái sang phải, lần lượt là các thiếu nữ bên đàn nhị, thổi sáo, gảy đàn tam và cuối cùng là đàn nguyệt. Mỗi bức tranh đều có một đoạn thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán. Tố nữ thể hiện vẻ đẹp không chỉ về ngoại hình mà còn về tâm hồn của phụ nữ Việt Nam. Các bức tranh này tôn vinh sự thanh tú và duyên dáng của phụ nữ trong trang phục truyền thống, thể hiện sự tinh tế và nét thuần khiết của họ.
Bức tranh hổ
Bức tranh hổ mô tả sức mạnh và uy nghiêm của loài hổ thông qua ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt và trong các tư thế hổ đứng, hổ ngồi, hổ cưỡi mây lướt gió, tượng trưng cho các vị thần diệt trừ tà ma và đuổi đi những điều xui xẻo. Bố cục của bức tranh được sắp xếp chặt chẽ và cân đối, xung quanh cách điệu giang sơn rừng núi bằng những nét vẽ cây cỏ tối giản để nổi bật chủ thể chính ở giữa là con hổ uy nghiêm.
Con hổ được đặt ngay giữa tranh và được sử dụng màu vàng đại diện cho hành Thổ, tượng trưng cho mẹ của tất cả các loài. Màu vàng thường được sử dụng làm nền trong tranh Đông Hồ và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự hài hòa giữa các yếu tố của bức tranh.
Bức tranh gà
Bức tranh gà miêu tả một hình ảnh gà mẹ và mười chú gà con, được sắp xếp gọn gàng trong một hình chữ nhật nằm ngang. Mỗi chú gà con có một vẻ nghịch ngợm riêng, chú đang đang rỉa lông, rỉa cánh, chú thì đang nghỉ ngơi trên lưng mẹ.
Tranh kết hợp sự “động” của gà con với sự “tĩnh” của gà mẹ, đặt chúng trong không gian tĩnh lặng của một hình chữ nhật. Sự “động” biểu thị cho yếu tố “dương”, là sự tinh nghịch của đàn gà con. Sự “tĩnh” biểu thị cho yếu tố “âm”, là sự bình ổn của gà mẹ. Tông màu nóng như đỏ và vàng là chủ đạo, khai thác cái đẹp của sự sum vầy và hạnh phúc, thể hiện sự gắn kết trong gia đình.
Bức tranh em bé ôm gà
Bức tranh Em bé ôm gà có một em bé với khuôn mặt bầu bĩnh và rạng rỡ cùng con gà ngan béo mập mạp cho ta luồng sinh khí thịnh vượng. Câu đối chữ “Vinh hoa, phú quý” bên cạnh hình ảnh con gà – bông hoa cúc (kê – cúc) biểu trưng cho ước nguyện về một tương lai vinh quang và gặt hái nhiều thành công. Vẻ đẹp của bức tranh Đông Hồ Em bé ôm gà được thể hiện với bố cục ấn tượng, hài hòa và cân đối.
Lý Ngư Vọng Nguyệt
Cá chép trong văn hóa dân gian được coi là biểu tượng của sự kiên cường trong cuộc sống, đặc biệt trong việc thi cử hoặc thăng tiến trong chính trường, mang ý nghĩa mong muốn “vượt qua cửa Thiên Môn và trở thành rồng” (rồng thể hiện sự quyền uy và vị trí cao quý). Trong khi đó, trăng thường được xem là biểu tượng của trí tuệ (ánh sáng trong bóng tối). Trên thực tế, hình ảnh ánh trăng chiếu xuống đáy nước trong tranh chỉ là một hình tượng theo quy ước. Hình dạng tròn của mặt trăng thể hiện sự đủ đầy và trọn vẹn.
Con cá chép trong bức tranh Đông Hồ Lý Ngư Vọng Nguyệt không tìm đến giá trị thực sự của mặt trăng trên cao, mà chăm chăm theo đuổi những ảo tưởng trong cuộc sống. Ý nghĩa của bức tranh là truyền đạt thông điệp “hãy tìm đến sự hoàn thiện và trọn vẹn của con người”.
Đánh ghen
Bức tranh Đánh ghen sử dụng đường nét và tỉ lệ hình ảnh theo cách rất tinh tế và hợp lý, thể hiện bản năng nghệ thuật và cảm thức về sự sáng tạo và dí dỏm. Trong bức tranh, chúng ta thấy một bà vợ xắn váy quai cồng đến, cầm kéo đòi cắt tóc cô nhân tình được vẽ hớ hênh, thái độ thách thức và chanh chua với bộ ngực trần. Ông chồng bị bắt quả tang rõ rành rành nhưng không chịu ăn năn, tay vẫn giữ chặt bộ ngực trần của cô nhân tình, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ, trong khi tay kia cố gắng hòa hoãn với bà vợ. Cả bức tranh là một dư vị bi hài và mang tính chất muôn thuở về cuộc sống “chồng chung vợ chạ” trong các gia đình khá giả.
Hứng dừa
Bức tranh Đông Hồ Hứng dừa miêu tả một hình ảnh truyền thống và độc đáo trong nghệ thuật dân gian Việt Nam. Trong tranh, chúng ta thấy một người phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đầu đội khăn trùm đang đứng dưới một cây dừa và đang giơ tay lên để hứng quả. Cây dừa được vẽ với những nét cong uốn lượn, thể hiện vẻ đẹp sinh động của cây cối trong thiên nhiên.
Bức tranh Hứng dừa thể hiện một khung cảnh thường thấy trong đời sống nông thôn Việt Nam, mang ý nghĩa tích cực về sự đoàn kết, vui tươi và thể hiện sự tri ân đối với công lao của người nông dân. Nó cũng thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên và giá trị của các nguồn tài nguyên tự nhiên. Bức tranh này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một biểu tượng của truyền thống và văn hóa dân gian Việt Nam.
Đám cưới chuột
Bức tranh Đám cưới chuột gồm hai phần, phần trên có bốn con chuột tiến đến một con mèo. Chuột già đầu tiên cầm chim bồ câu nhưng sợ hãi và khom lưng. Chuột già thứ hai cũng cầm lễ vật nhưng cũng sợ hãi và gượng gạo. Chuột già thứ ba thổi kèn và liếc mắt mèo. Chuột non thứ tư cũng thổi kèn nhưng cúi lưng và sợ hãi. Các con chuột có hình dáng và màu sắc khác nhau, tạo nên sự đa dạng. Con mèo già được cách điệu bằng những nét vẽ xiêu vẹo, giơ một tay trước như để ra lệnh. Nét mặt, chân và vuốt của mèo được khuếch đại, tạo nên bản chất tâm địa độc ác.
Xem thêm : Tổng hợp mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L hiện đại được yêu thích nhất
Bức tranh này chỉ trích sâu cay, phản đối tham nhũng, mua quan bán chức và nạn tham ô trong chính quyền phong kiến. Nó thể hiện cuộc sống cực khổ của người lao động trong xã hội suy đồi, khi phải làm việc vất vả và phải đút lót bọn cường hào và quan lại để có cuộc sống yên thân. Bức tranh Đám cưới chuột là một tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm chống lại những mặt trái trong chính quyền và xã hội hiện tại, và trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bức tranh này vẫn giữ được giá trị nhân văn, hiện thực và tính ứng dụng cao.
Nét đặc trưng của tranh Đông Hồ
Bạn có từng nghe màu đỏ son, đỏ vang hay giấy Dó, giấy Điệp lần nào chưa? Đó chính là những tên chất liệu gắn liền với dòng tranh Đông Hồ. Là một niềm tự hào của người dân Bắc Ninh, tranh dân gian Đông Hồ xưa đã đem văn hóa Việt Nam ra khắp chốn, cho bạn bè tứ phương xa gần, vậy đâu là đặc trưng của dòng tranh này?
Giấy vẽ làm từ bột vỏ sò
Sự đặc biệt đầu tiên thu hút sự chú ý của người xem tranh dân gian Đông Hồ là chất liệu giấy in. Giấy in tranh là loại giấy thủ công làm từ cây Dó, mỏng, nhiều xơ, có khả năng thấm hút màu tốt mà không bị nhòe. Trên giấy có lớp sáng bóng đặc trưng gọi là lớp hồ điệp, lớp bột này làm từ vỏ sò điệp nghiền mịn nấu với bột gạo và quét lên giấy bằng chổi lá thông. Đây là cũng là lý do mà tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Điệp.
Trong tranh dân gian Đông Hồ, sự rực rỡ của nền giấy điệp đã đủ để tạo nên sự hấp dẫn. Nếu giấy điệp được lướt qua một lớp mực hòe, màu sắc sẽ thay đổi, chuyển sang một màu sáng óng, giống như màu của tơ tằm. Các màu sắc hòa quyện với nhau tạo thành những hiệu ứng màu kỳ diệu. Thông thường, nền tranh dân gian Đông Hồ thường sử dụng ba màu chủ đạo gồm vàng chanh, đỏ cam và trắng điệp.
Màu vẽ hoàn toàn tự nhiên
Màu sắc sử dụng trong tranh Đông Hồ gồm 4 màu cơ bản gồm xanh, đen, vàng, đỏ được tinh chế từ những nguyên liệu thuần tự nhiên như lá chàm, gỉ đồng, than lá tre, hoa hòe, gỗ vang, sỏi son,… Các chi tiết sẽ được lên màu với độ đậm nhạt khác nhau, nhấn sáng hoặc đè đậm để khắc họa chi tiết các đường nét trong tranh. Đây cũng là một điểm đặc trưng của dòng tranh này, màu sơn trong tranh tuy đơn giản nhưng không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại tranh nào khác. Đó là một trong những lý do cho đến ngày nay, dòng tranh này vẫn đang được bảo tồn, phát triển và được công nhận là một phần văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bản khắc bằng gỗ bền, thớ dẻo
Để tạo ra một tờ tranh, các nghệ nhân phải thực hiện quy trình chế bản để in. Để tạo bản khắc màu, người thợ cần chọn loại gỗ mềm, nhẹ và có khả năng hút màu tốt. Trong làng Hồ, các nghệ nhân thường ưa dùng gỗ giổi và gỗ vàng tâm để làm bản khắc màu. Còn bản khắc nét, cần sử dụng loại gỗ bền, chắc và mịn như gỗ mỏ, gỗ thị hoặc gỗ lồng mực. Quy trình in tranh sử dụng phương pháp in ván sấp và áp dụng quy trình in theo dây chuyền. Mỗi người sẽ đảm nhận một màu sắc cụ thể. Số lượng bản khắc màu và lần in phụ thuộc vào số lượng màu sắc có trong tranh.
Bố cục, mảng, nét, hòa sắc trong tranh dân gian Đông Hồ
Trong hội họa phương Tây, phối cảnh không gian xa gần thường được sử dụng để tạo nên bố cục dựa trên quy luật thị giác. Tuy nhiên, tranh Đông Hồ lại mang một phong cách hoàn toàn khác, không sử dụng đường chân trời, tiền cảnh hay hậu cảnh, không có sự chuyển đổi độ đậm nhạt và các yếu tố tương tự. Thay vào đó, dòng tranh này chỉ sử dụng những mảng màu đơn sắc được phân chia bằng đường viền thô, rõ ràng, bên cạnh đó các nhân vật được sắp xếp dàn đều trên bề mặt tranh.
Một đặc điểm độc đáo khác của tranh Đông Hồ là sự kết hợp giữa hình thể và chữ viết. Trong tranh, thường có sự xuất hiện của chữ đề thơ, mảng chữ này góp phần tạo nên sự gắn kết và hoàn chỉnh trong không gian bố cục của tranh, đồng thời truyền tải ý tưởng về nội dung một cách rõ ràng. Nét chữ được xem như một phần của nét vẽ trong tranh, tương đồng và hài hòa với các hình thể khác. Vì vậy, dù chỉ với một số ít nhân vật được biểu thị một cách đơn giản và không gian mang tính tưởng tượng, kết hợp với các chữ đề thơ, người xem vẫn có thể cảm nhận được toàn bộ sự thú vị của tranh, dễ dàng nhận thấy ý nghĩa và tư tưởng mà nghệ nhân muốn truyền tải qua tác phẩm.
Tạm kết
Dòng tranh Đông Hồ có nội dung và hình thức biểu đạt vô cùng đa dạng. Chúng tập trung vào việc mô tả chân thực các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Tính triết lý của tranh Đông Hồ rất sâu sắc, đồng thời mang tính vui tươi, dí dỏm và hóm hỉnh, nhưng cũng đậm chất trừu tượng, sâu cay và hư thực.
Mỗi bức tranh vẽ lên những ước mơ vĩnh cửu của người dân lao động về một cuộc sống hòa thuận, đầy đủ và hạnh phúc, cũng như một xã hội công bằng và tốt đẹp. Bằng cách đó, tranh dân gian Đông Hồ đóng góp một cách không nhỏ trong việc bảo tồn và truyền những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, bên cạnh đó còn làm cho cuộc sống tinh thần của người Việt Nam trở nên phong phú hơn.
XEM THÊM:
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Khám phá