Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của tuyengiaothudo.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tuyengiaothudo". (Ví dụ: vong tay tram huong tuyengiaothudo). Tìm kiếm ngay
2 lượt xem

Tổng hợp những bài thơ Nguyễn Du nổi tiếng

Thơ Nguyễn Du thay cho lời nói của những người nông dân thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng, bị áp bức, vùi dập xuống đáy xã hội. Từ những tác phẩm thơ chữ Nôm đến chữ Hán, ông đều khắc họa hiện thực và sự bất công trong xã hội phong kiến xưa.

Điểm qua các tác phẩm của Nguyễn Du

Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) được tôn vinh là Danh nhân Văn hóa Thế giới với nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học nói riêng và văn hóa xã hội nói chung. Các bài thơ của Nguyễn Du luôn được xem như di sản văn hóa, từng câu từng chữ trong thơ mang đậm giá trị nghệt thuật, nhân văn.

Nhờ tài năng sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc và tinh tế, thơ Nguyễn Du chứa đựng những bài học về đạo đức, về sự cảm thông đối với con người bất hạnh. Ông chẳng ngại lên án bất công trong xã hội phong kiến, đồng thời khắc họa chân thực nỗi bất hạnh của con người trong thời kì đó.

Thơ Nguyễn DuTuyển tập các tác phẩm thơ Nguyễn Du hay

Dưới đây là các tác phẩm của Nguyễn Du thuộc thể loại thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán:

Thơ chữ Nôm

  • Truyện Kiều (3254 câu).
  • Văn chiêu hồn (184 câu).

Thơ chữ Hán

  • Thanh Hiên thi tập (78 bài).
  • Nam Trung tạp ngâm (40 bài).
  • Bắc Hành tạp lục (132 bài).

Một số bài thơ Nguyễn Du bằng chữ Nôm

Dưới đây là tuyển tập một số đoạn thơ bằng chữ Nôm trong tuyệt tác Truyện Kiều giúp bạn hiểu hơn phong cách sáng tác của Nguyễn Du:

Truyện Kiều: Hồi 1

Trăm năm trong cõi người ta,Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.Trải qua một cuộc bể dâu.Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.5. Lạ gì bỉ sắc tư phong,Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.Cảo thơm lần giở trước đèn,Phong tình có lục còn truyền sử xanh.Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh,10. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.Có nhà viên ngoại họ Vương,Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung,Một trai con thứ rốt lòng,Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.15. Đầu lòng hai ả tố nga,Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.Mai cốt cách, tuyết tinh thần.Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.Vân xem trang trọng khác vời,20. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.Kiều càng sắc sảo mặn mà,So bề tài sắc vẫn là phần hơn.25. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thành,Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.Thông minh vốn sẵn tính trời,30. Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.Cung, thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.35. Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kêÊm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Lời bình: 

Hồi 1 mở đầu với lời giới thiệu về gia đình Thúy Kiều và những nhân vật chính của câu chuyện. Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ tinh tế để miêu tả vẻ đẹp và đức hạnh của Thúy Kiều, Thúy Vân, và Kim Trọng. Đoạn thơ nổi bật với lối tả người thông qua tả cảnh, tạo nên sự so sánh tuyệt vời giữa hai chị em. Ẩn sau đó là dự cảm về số phận bấp bênh của Thúy Kiều, người mang sắc đẹp và tài năng, nhưng cũng đồng thời chịu nhiều đau khổ.

Truyện Kiều: Hồi 2

Ngày xuân con én đưa thoi,40. Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoaThanh minh, trong tiết tháng ba,Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.45. Gần xa nô nức yến anh,Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhân,Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.Ngổn ngang gò đống kéo lên,50. Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Tà tà bóng ngả về tây,Chị em thơ thẩn dan tay ra về.Bước lần theo ngọn tiểu khê,Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh55. Nao nao dòng nước uốn quanh,Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngangSè sè nấm đất bên đường,Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh,Rằng: Sao trong tiết Thanh minh,60. Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?Vương Quan mới dẫn gần xa:Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhiNổi danh tài sắc một thì,Xôn xao ngoài của, hiếm gì yến anh.65. Phận hồng nhan có mong manh,Nửa chừng xuân, thoắt gẫy cành thiên hươngCó người khách ở viễn phương,Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơiThuyền tình vừa ghé đến nơi,70. Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ!Buồng không lạnh ngắt như tờ,Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanhKhóc than khôn xiết sự tình,Khéo vô duyên bấy là mình với ta.75. Đã không duyên trước chăng mà,Thì chi chút ước gọi là duyên sau.Sắm sanh nếp tử, xe châu,Vùi nông một nấm, mặc dầu cỏ hoa.Trải bao thỏ lặn, ác tà,80. Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm!

Lòng đâu sẵn món thương tâmThoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa:Đau đớn thay, phận đàn bà!Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.85. Phũ phàng chi bấy Hoá công!Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi phaSống làm vợ khắp người taHại thay! Thác xuống làm ma không chồng!Nào người phượng chạ, loan chung,90. Nào người tiếc lục tham hồng là ai?Đã không kẻ đoái, người hoài,Sẵn đây ta kiếm một vài nén hươngGọi là gặp gỡ giữa đường,Hoạ là người dưới suối vàng biết cho.

95. Lâm râm khấn khứa nhỏ toSụp ngồi, vài gật trước mồ, bước ra.Một vùng cỏ áy bóng tà,Gió hiu hiu thổi một và bông lau.Rút trâm sẵn dắt mái đầu100. Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần.Lại càng mê mẩn tâm thần,Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng raLại càng ủ dột nét hoaSầu tuôn đứt nối, chân sa vắn dài!

105. Vân rằng: Chị cũng nực cười,Khéo dư nước mắt, khóc người đời xưa!Rằng: Hồng nhan tự nghìn xưa,Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâuNỗi niềm tưởng đến mà đau,110. Thấy người nằm đó, biết sau thế nào?Quan rằng: Chị nói hay sao,Mỗi lời là một vận vào khó nghe!Ở đây âm khí nặng nề,Bóng chiều đã ngã, dậm về còn xa.115. Kiều rằng: Những đấng tài hoa,Thác là thể phách, còn là tinh anhDễ hay tình lại gặp tình,Chờ xem, ắt thấy hiển linh bây giờ.

Một lời nói chửa kịp thưa,120. Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay,Ào ào đổ lộc, rung cây,Ở trong dường có hương bay ít nhiềuDè chừng ngọn gió lần theo,Dấu giày từng bước in rêu rành rành125. Mặt nhìn ai nấy đều kinh,Nàng rằng: Này thực tinh thành chẳng xaHữu tình ta lại gặp ta,Chớ nề u hiển, mới là chị em.Đã lòng hiển hiện cho xem,130. Tạ lòng, nàng lại nối thêm vài lờiLòng thơ lai láng bồi hồi,Gốc cây, lại vạch một bài cổ thi.

Dùng dằng nửa ở nửa về,Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.135. Trông chừng thấy một văn nhân,Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng.Đề huề lưng túi gió trăng,Sau lưng theo một vài thằng con con.Tuyết in sắc ngựa câu dòn,140. Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.Nẻo xa mới tỏ mặt người,Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tìnhHài văn lần bước dặm xanh,Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao145. Chàng Vương quen mặt ra chào,Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.Nguyên người quanh quất đâu xa,Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.Nền phú hậu, bậc tài danh,150. Văn chương nết đất, thông minh tính trờiPhong tư tài mạo tuyệt vời,Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa

Chung quanh vẫn đất nước nhà,Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.155. Trộm nghe thơm nức hương lân,Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều.Nước non cách mấy buồng thêu,Những là trộm dấu, thầm yêu chốc mòng.May thay giải cấu tương phùng,160. Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa.Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai

Người quốc sắc, kẻ thiên tài,Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.165. Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê,Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.Bóng tà như giục cơn buồnKhách đà lên ngựa, người còn ghé theoDưới dòng nước chảy trong veo,170. Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Thơ của Nguyễn DuHồi 2

Lời bình: 

Hồi 2 kể về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Thúy Kiều và Kim Trọng trong lễ Thanh minh. Không chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ, đây còn là dấu hiệu khởi đầu cho mối tình say đắm nhưng đầy trắc trở. Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân và lễ hội thật tươi vui, sống động, nhưng lại đặt trong đó nỗi lo về tương lai bấp bênh của tình yêu đôi lứa, với những dự báo về sự xa cách và đau thương.

Truyện Kiều: Hồi 6

Trông chừng khói ngất song thưaHoa trôi trác thắm, liễu xơ xác vàngTần ngần dạo ngót lầu trangMột đoàn mừng thọ ngoại hương mới về575. Hàn huyên chưa kịp giãi giềSai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao:Người nách thước, kẻ tay đao,Đầu trâu, mặt ngựa, ào ào như sôiGià giang một lão một trai580. Một dây vô lại buộc hai thâm tìnhĐầy nhà vang tiếng ruồi xanhRụng rời khung cửi, tan tành gói may.Đồ tế nhuyễn, của riêng tâySạch sành sanh vét cho đầy túi tham585. Điều đâu bay buộc ai làm?Này ai đan giậm, giật giàm bỗng dưng?Hỏi ra sau mới biết rằng:Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ.Một nhà hoảng hốt, ngẩn ngơ590. Tiếng oan dậy đất, án ngờ loà mây

Hạ từ van lạy suốt ngày,Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tànRường cao rút ngược dây oan,Dẫu là đá cũng nát gan lọ người!595. Mặt trông đau đớn rụng rờiOan này còn một kêu trời nhưng xaMột ngày lạ thói sai nhaLàm cho khốc hại chẳng qua vì tiềnSao cho cốt nhục vẹn tuyền?600. Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao?Duyên hội ngộ, đức cù laoBên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn?Để lời thệ hải minh sơnLàm con trước phải đền ơn sinh thành605. Quyết tình, nàng mới hạ tình:Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!Họ Chung có kẻ lại già,Cũng trong nha dịch, lại là từ tâm,Thấy nàng hiếu trọng tình thâm610. Vì nàng, nghĩ cũng thương thầm xót vayTính bài lót đó luồn đây,Có ba trăm lượng, việc này mới xuôi,Hãy về tạm phó giam ngoài,Dặn nàng qui liệu trong đôi ba ngày.615. Thương lòng con trẻ thơ ngâyGặp cơn vạ gió, tai bay bất kỳ.Đau lòng tử biệt sinh ly!Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!

Hạt mưa sá nghĩ phận hèn620. Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuânSự lòng ngỏ với băng nhânTin sương đồn đại, xa gần xôn xaoGần miền có một mụ nàoĐưa người viễn khách tìm vào vấn danh625. Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh;Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gầnQuá niên trạc ngoại tứ tuần,Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh baoTrước thầy, sau tớ, xôn xao630. Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trangGhế trên ngồi tót sỗ sàngBuồng trong mối đã giục nàng kíp raNỗi mình thêm tức nỗi nhàThềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng635. Ngại ngùng dín gió e sươngNgừng hoa bóng thẹn, trông gương mặt dàyMối càng vén tóc bắt tayNét buồn như cúc, điệu gầy như maiĐắn đo cân sắc cân tài640. Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơMặn nồng một vẻ một ưaBằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìuRằng: Mua ngọc đến Lam Kiều,Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.645. Mối rằng: Đáng giá nghìn vàng,Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!Cò kè bớt một thêm haiGiờ lân ngã giá vàng ngoài bốn trămMột lời thuyền đã êm dầm650. Hãy đưa canh thiếp trước cầm làm ghiĐịnh ngày nạp thái vu quyTiền lưng đã có, việc gì chẳng xong!

Một lời cậy với Chung công,Khất từ tạm lĩnh Vương ông về nhà655. Thương tình con trẻ cha giàNhìn nàng, ông những máu sa, ruột dầuNuôi con những ước về sauTrao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơiTrời làm chi cực bấy trời!660. Này ai vu thác, cho người hợp tan?Búa rìu bao quản thân tàn,Nỡ đày doạ trẻ, càng oan khốc giàMột lần sau trước cũng làThôi thì mặt khuất, chẳng thà lòng đau!665. Theo lời càng chảy dòng châuLiều mình, ông đã gieo đầu tường vôiVội vàng kẻ giữ người coiNhỏ to, nàng lại tìm lời khuyên can:Vẻ chi một mảnh hồng nhan670. Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thànhDâng thư đã thẹn nàng Oanh,Lại thua ả Lý bán mình hay sao?Cỗi xuân tuổi hạc càng cao,Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành675. Lòng tơ dầu chẳng dứt tìnhGió mưa âu hẳn tan tành nước nonThà rằng liều một thân conHoa dù rã cánh, lá còn xanh câyPhận sao đành vậy cũng vầy680. Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanhCũng đừng tính quẩn lo quanhTan nhà là một, thiệt mình là hai.Phải lời ông cũng êm taiNhìn nhau giọt ngắn, giọt dài ngổn ngang

685. Mái ngoài họ Mã vừa sangTờ hoa đã ký, cân vàng mới traoTrăng già độc địa làm sao!Cầm dây chẳng lựa, buộc vào tự nhiên!Trong tay đã sẵn đồng tiền690. Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì,Họ Chung ra sức giúp vì!Lễ tâm đã đặt, tụng kỳ cũng xongViệc nhà đã tạm thong dongTinh kỳ giục giã đã mong độ về

Lời bình: 

Hồi 6 tập trung vào giai đoạn Thúy Kiều hy sinh bản thân để cứu gia đình. Sau khi biết cha bị oan, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha. Đoạn này thể hiện rõ tấm lòng hiếu thảo và đức hy sinh của Kiều, đồng thời cũng phản ánh sự bất lực của con người trước những bất công xã hội. Nguyễn Du dùng ngôn ngữ cảm động để miêu tả tâm trạng Kiều, từ đau đớn đến quyết tâm hy sinh vì nghĩa lớn.

Truyện Kiều: Hồi 7

695. Một mình nàng, ngọn đèn khuyaÁo dầm giọt lệ, tóc se mái sầuPhận dầu, dầu vậy cũng dầuXót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!Công trình kể biết mấy mươi700. Vì ta khắng khít cho người dở dangThề hoa chưa ráo chén vàngLỗi thề thôi đã phũ phàng với hoa!Trời Liêu non nước bao xa,Nghĩ đâu rẽ cửa, chia nhà tự tôi!705. Biết bao duyên nợ thề bồiKiếp này thôi thế thì thôi còn gì?Tái sinh chưa dứt hương thề,Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc maiNợ tình chưa trả cho ai710. Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!Nỗi riêng, riêng những bàn hoànDầu chong trắng dã, lệ tràn thấm khăn

Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuânDưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:715. Cơ trời dâu bể đa đoanMột nhà để chị riêng oan một mìnhCớ gì ngồi nhẫn tàn canhNỗi riêng còn mắc với tình chi đây?Rằng: Lòng đương thổn thức đầy,720. Tơ duyên còn vướng mối này chưa xongHở môi ra cũng thẹn thùngĐể lòng thì phụ tấm lòng với ai!

Cậy em, em có chịu lờiNgồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa:725. Giữa đường đứt gánh tương tưGiao loan chắp mối tơ thừa mặc emKể từ khi gặp chàng Kim,Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thềSự đâu sóng gió bất kỳ730. Hiếu tình có lẽ hai bề vẹn hai?Ngày xuân em hãy còn dàiXót tình máu mủ, thay lời nước nonChị dầu thịt nát xương mònNgậm cười chín suối hãy còn thơm lây735. Chiếc thoa với bức tờ mâyDuyên này thì giữ, vật này của chungDầu em nên vợ, nên chồng,Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quênMất người còn chút của tin740. Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưaMai sau, dầu có bao giờ,Đốt lò hương ấy, so tơ phím này;Trông ra ngọn cỏ lá câyThấy hiu hiu gió thì hay chị về745. Hồn còn mang nặng lời thềNát thân bồ liễu, đền nghì trúc maiDạ đài cách mặt khuất lờiRảy xin chén nước cho người thác oanBây giờ trâm gãy bình tan750. Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!Trăm nghìn gửi lạy tình quân!Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôiPhận sao phận bạc như vôi?Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng755. Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!Cạn lời, hồn ngất máu sayMột hơi lạng ngắt, đôi tay lạnh đồng

Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng760. Một nhà tấp nập, kẻ trong người ngoàiKẻ thang, người thuốc bời bờiMới giầu cơn vựng, chưa phai giọt hồngHỏi: Sao ra sự lạ lùng?Kiều càng nức nở, mở không ra lời765. Nỗi nàng, Vân mới rỉ tai:Chiếc vành này với tờ bồi ở đây…Này cha làm lỗi duyên mày,Thôi thì nỗi ấy sau này đã em!Vì ai rụng cải, rơi kim770. Để còn bèo nổi, mây chìm vì ai?Lời con dặn lại một haiDẫu mòn bia đá, dám sai tấc vàng!Lạy thôi, nàng lại rén chiềng:Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi775. Sá chi thân phận tôi đòiDẫu rằng xương trắng quê người, quản đâu!Xiết bao kể nỗi thảm sầu!Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồiKiệu hoa đâu đã đến ngoài,780. Quản huyền đâu đã giục người sinh lyĐau lòng kẻ ở, người điLệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằmTrời hôm, mây kéo tối rầmDầu dầu ngọn cỏ, đầm đầm cành sương

785. Rước nàng về đến trú phường,Bốn bề xuân toả, một nàng ở trongNgập ngừng thẹn lục e hồngNghĩ lòng, lại xót xa lòng đòi phenPhẩm tiên rơi đến tay hèn790. Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai!Biết thân đến bước lạc loàiNhị đào thà bẻ cho người tình chung!Vì ai ngăn đón gió đôngThiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi795. Trùng phùng dầu hoạ có khiThân này thôi có còn gì mà mong!Đã sinh ra số long đong,Còn mang lấy kiếp má hồng được sao?Trên yên sẵn có con dao800. Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khănPhòng khi nước đã đến chân,Dao này thì liệu với thân sau này.

Lời bình: 

Hồi 7 miêu tả cảnh Kiều bị lừa bán vào lầu xanh. Ở đây, Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Kiều khi phải đối mặt với thực tại tàn khốc. Lời bình về sự bất công và tàn bạo của xã hội phong kiến đã được lồng ghép khéo léo qua những dòng thơ, khiến người đọc cảm nhận được sự oan nghiệt mà số phận đã sắp đặt cho Kiều.

READ  Những bài thơ về gió hay, ngắn đầy cảm xúc

Truyện Kiều: Hồi 8

Đêm thu một khắc một chầy,Bâng khuâng như tỉnh như say một mình805. Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh,Vẫn là một đứa phong tình đã quenQuá chơi lại gặp hồi đenQuen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoaLầu xanh có mụ Tú Bà,810. Làng chơi đã trở về già hết duyênTình cờ chẳng hẹn mà nênMạt cưa mướp đắng, đôi bên một phườngChung lưng mở một ngôi hàngQuanh năm buôn phấn bán hương đã lề815. Dạo tìm khắp chợ thì quêGiả danh hầu hạ, dạy nghề ăn chơiRủi may, âu cũng sự trờiĐoạn trường lại chọn mặt người vô duyênXót nàng chút phận thuyền quyên820. Cành hoa đem bán vào thuyền lái buônMẹo lừa đã mắc vào khuônSính nghi rẻ giá, nghinh hôn sẵn ngàyMừng thầm cờ đã đến tayCàng nhìn vẻ ngọc, càng say khúc vàng825. Đã nên quốc sắc, thiên hươngMột cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa!Về đây nước trước bẻ hoaVương tôn, quý khách, ắt là đua nhauHẳn ba trăm lạng kém đâu830. Cũng đà vừa vốn, còn sau là lời.

Miếng ngon kề đến tận nơiVốn nhà cũng tiếc, của trời cũng thamĐào tiên đã bén tay phàmThì vin cành quít cho cam sự đời835. Dưới trần mấy mặt làng chơi,Chơi hoa, đã dễ mấy người biết hoa!Nước vỏ lựu, máu mào gàMượn màu chiêu tập lại là còn nguyênMập mờ đánh lận con đen,840. Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền, mất chi?Mụ già hoặc có điều gìLiều công mất một buổi quỳ mà thôiVả đây đường sá xa xôiMà ta bất động, nữa người sinh nghi.845. Tiếc thay một đoá trà mi!Con ong đã mở đường đi lối vềMột cơn mưa gió nặng nềThương gì đến ngọc, tiếc gì đến hươngĐêm xuân một giấc mơ màng850. Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơGiọt riêng tầm tã tuôn mưaPhần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mìnhTuồng chi là giống hôi tanh!Thân nghìn vàng để ô danh má hồng!855. Thôi còn chi nữa mà mongĐời người thôi thế là xong một đời!Giận duyên, tủi phận, bời bờiCầm dao, nàng đã toan bài quyên sinhNghĩ đi nghĩ lại một mình:860. Một mình thì chớ, hai tình thì sao?Sau dầu sinh sự thế nàoTruy nguyên chẳng kẻo luỵ vào song thânNỗi mình âu cũng giãn dầnKíp chầy thôi cũng một lần mà thôi!

865. Những là đo đắn ngược xuôiTiếng gà nghe đã gáy sôi mái tườngLầu mai vừa rúc còi sươngMã Sinh giục giã vội vàng ra điĐoạn trường thay lúc phân kỳ870. Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnhBề ngoài mười dặm trường đìnhVương ông mở tiệc tiễn hành đưa theoNgoài thì chủ khách dập dìuMột nhà huyên với một Kiều ở trong875. Nhìn càng lã chã giọt hồngRỉ tai, nàng mới giải lòng thấp cao:Hổ sinh ra phận thơ đào,Công cha, nghĩa mẹ kiếp nào trả xong?Lỡ làng nước đục, bụi trong880. Trăm năm để một tấm lòng từ đâyXem gương trong bấy nhiêu ngàyThân con chẳng kẻo mắt tay bợm già:Khi về, bỏ vắng trong nhà,Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng885. Khi ăn, khi nói lỡ làngKhi thầy, khi tớ, xem thường, xem khinhKhác màu kẻ quý, người thanhNgắm ra cho kỹ, như tình con buôn

Thôi con, còn nói chi con,890. Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người!Vương bà nghe bấy nhiêu lờiTiếng oan đã muốn vạch trời kêu lênVài tuần chưa cạn chén khuyênMái ngoài, nghỉ đã giục liền ruổi xe895. Xót con lòng nặng chề chềTrước yên ông đã nằn nì thấp cao:Chúng thân yếu liễu thơ đàoDớp nhà đến nỗi giấn vào tôi ngươiTừ đây góc bể chân trời900. Nắng mưa thui thủi, quê người một thânNghìn tầm nhờ bóng tùng quânTuyết sương che chở cho thân cát đằngCạn lời khách mới thưa rằng:Buộc chân, thôi cũng xích thằng nhiệm trao905. Mai sau dầu đến thế nàoKìa gương nhật nguyệt, nọ dao quỷ thần!

Đùng đùng gió giục mây vầnMột xe trong cõi hồng trần như bayTrông vời, gạt lệ, phân tay910. Góc trời thăm thẳm, ngày ngày đăm đăm.Nàng thì dặm khách xa xămBạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mâyVi lô san sát hơi mayMột trời thu để riêng ai một người915. Dặm khuya ngất tạnh mù khơiThấy trăng mà thẹn những lời non sôngRừng thu từng biếc chen hồngNghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn.

Lời bình: 

Hồi 8 mô tả tình cảnh đau khổ của Kiều khi phải sống trong lầu xanh. Tuy nhiên, giữa đám mây đen của cuộc đời, Kiều vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp của mình. Nguyễn Du tả Kiều như một “bông sen trong bùn”, dù ở môi trường nào, Kiều vẫn tỏa sáng với vẻ đẹp và tài năng, nhưng đồng thời vẫn bị giam cầm bởi định mệnh và những quy luật khắc nghiệt của xã hội.

Truyện Kiều: Hồi 9

Những là lạ nước, lạ non920. Lâm Chuy vừa một tháng tròn tới nơiXe châu dừng bánh cửa ngoàiRèm trong đã thấy một người bước raThoạt trông lờn lợt màu daĂn gì cao lớn, đẫy đà làm sao?925. Trước xe lơi lả han chàoVâng lời, nàng mới bước vào tận nơiBên thì mấy ả mày ngàiBên thì ngồi bốn năm người làng chơiGiữa thì hương lửa hẳn hoi930. Trên treo một tượng trắng đôi lông màyLầu xanh quen thói xưa nayNghề này thì lấy ông này tiên sưHương hoa hôm sớm phụng thờCô nào xấu vía, có thưa mối hàng935. Cởi xiêm, lột áo chán chườngTrước thần, sẽ nguyện mảnh hương lầm rầmĐổi hoa lót xuống chiếu nằmBướm ong bay lại ầm ầm tứ viKiều còn ngơ ngẩn biết gì,940. Cứ lời lạy xuống, mụ thì khấn ngay:Cửa hàng buôn bán cho mayĐêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêuMuôn nghìn người thấy cũng yêuXôn xao anh yến, dập dìu trúc mai945. Tin nhạn vẩn lá thư bàiĐưa người cửa trước, rước người cửa sau!

Lạ tai nghe chửa biết đâuXem tình ra cũng những màu dở dangLễ xong hương hoả gia đường950. Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngayDạy rằng: Con lạy mẹ đây,Lạy rồi sang lạy cậu mày bên kia.Nàng rằng: Phải bước lưu ly,Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh955. Điều đâu lấy yến làm anhNgây thơ chẳng biết là danh phận gì?Đủ điều nạp thái vu quy;Đã khi chung chạ, lại khi đứng ngồiGiờ ra thay bậc đổi ngôi960. Dám xin gửi lại một lời cho minh.Mụ nghe nàng nói hay tìnhBấy giờ mới nổi tam bành mụ lên:Này này sự đã quả nhiênThôi đà cướp sống chồng min đi rồi!965. Bảo rằng: Đi dạo lấy ngườiĐem về rước khách kiếm lời mà ănTuồng vô nghĩa, ở bất nhânBuồn mình trước đã tần mần thử chơiMàu hồ đã mất đi rồi970. Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!Con kia đã bán cho taNhập gia phải cứ phép nhà tao đâyLão kia có giở bài bây,Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe?975. Cớ sao chịu tốt một bềGái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!Phải làm cho biết phép tao!Chập bì tiên, rắp sấn vào ra tayNàng rằng: Trời thẳm đất dày980. Thân này đã bỏ những ngày ra đi!Thôi thì thôi có tiếc gì!Sẵn dao tay áo, tức thì giơ raSợ gan, nát ngọc liều hoaMụ còn trông mặt, nàng đà quá tay985. Thương ôi, tài sắc bậc nàyMột dao oan nghiệt, dứt dây phong trần!Nỗi oan vỡ lở xa gầnTrong nhà người chật một lầu như nêmNàng thì bằn bặt giấc tiên990. Mụ thì cầm cập, mặt nhìn hồn bay

Lời bình: 

Hồi 9 kể về cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Thúc Sinh. Tình cảm của Thúc Sinh đối với Kiều là sự pha trộn giữa sự ngưỡng mộ và thương xót. Dù Thúc Sinh yêu thương Kiều và muốn giải cứu nàng, nhưng sự yếu đuối và thiếu dũng khí của anh đã khiến mối tình này đầy bi kịch. Nguyễn Du thông qua đó cũng phê phán sự bất công của xã hội đối với phụ nữ và tình yêu chân chính.

Truyện Kiều: Hồi 10

Vực nàng vào chốn hiên tâyCắt người coi sóc, rước thầy thuốc menNào hay chưa hết trần duyênTrong mê đường đã đứng bên một nàng995. Rỉ rằng: Nhân quả dở dang,Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao!Số còn nặng nghiệp má đàoNgười dầu muốn quyết, trời nào đã cho?Hãy xin hết kiếp liễu bồ1000. Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau.Thuốc thang suốt một ngày thâuGiấc mê nghe đã giầu giầu vừa tan

Tú Bà chực sẵn bên mànLựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần:1005. Một người đễ có mấy thân!Hoa xuân đương nhuỵ, ngày xuân còn dàiCũng là lỡ một lầm haiĐá vàng sao nỡ ép nài mây mưa!Lỡ chân trót đã vào đây1010. Khoá buồng xuân để đợi ngày đào nonNgười còn thì của hãy cònTìm nơi xứng đáng là con cái nhàLàm chi tội báo oan giaThiệt mình mà hại đến ta hay gì?1015. Kề tai mấy nỗi nằn nìNàng nghe dường cũng thị phi rạch ròiVả trong thần mộng mấy lờiTúc nhân âu cũng có trời ở trongKiếp này nợ trả chưa xong1020. Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau?Lặng nghe thấm thía gót đầuThưa rằng: Ai có muốn đâu thế nàyĐược như lời thế là mayHẳn rằng mai có như vầy được chăng?1025. Sợ khi ong bướm đãi đằngĐến điều sống đục, sao bằng thác trong!Mụ rằng: Con hãy thong dongPhải điều lòng lại dối lòng mà chơi!Mai sau ở chẳng như lời1030. Trên đầu có bóng mặt rời rạng soi.Thấy lời quyết đoán hẳn hoiĐành lòng, nàng cũng sẽ nguôi nguôi dần

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuânVẻ non xa, tấm trăng gần ở chung1035. Bốn bề bát ngát xa trôngCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kiaBẽ bàng mây sớm đèn khuyaNửa tình, nủa cảnh, như chia tấm lòngTưởng người dưới nguyệt chén đồng1040. Tin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai?Xót người tựa cửa hôm maiQuạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?1045. Sân Lai cách mấy nắng mưa?Có khi gốc tử đã vừa người ômBuồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa1050. Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ dầu dầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

1055. Chung quanh những nước non ngườiĐau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.Ngậm ngùi rủ bức rèm châuCách tường nghe có tiếng đâu hoạ vầnMột chàng vừa trạc thanh xuân1060. Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàngNghĩ rằng cũng mạch thư hươngHỏi ra mới biết rằng chàng Sở KhanhBóng nga thấp thoáng dưới mànhTrông nàng, chàng cũng ra tình đeo đai1065. Than ôi! Sắc nước hương trời!Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!Giá đành trông nguyệt trên mâyHoa sao, hoa khéo đoạ đày bấy hoa?Nỗi gan riêng giận trời già1070. Lòng này ai tỏ cho ta, hỡi lòng?Thuyền quyên ví biết anh hùngRa tay tháo cũi sổ lồng như chơi!Song thu đã khép cánh ngoàiTai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh1075. Nghĩ người thôi lại nghĩ mìnhCám lòng chua xót, lạt tình chơ vơNhững là lần lữa nắng mưaKiếp phong trần biết bao giờ là thôi?Đánh liều nhắn một hai lời1080. Nhờ tay tế độ vớt người trầm luânMảnh tiên kể hết xa gầnNỗi nhà báo đáp, nỗi thân lạc loàiTan sương vừa rạng ngày maiTiện hồng nàng mới nhắn lời gửi sang

1085. Trời tây lãng đãng bóng vàngPhúc thư đã thấy tin chàng đến nơiMở xem một bức tiên maiRành rành “tích việt” có hai chữ đềLấy trong ý tứ mà suy:1090. Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?Chim hôm thoi thót về rừngĐoá trà mi đã ngậm trăng nửa vànhTường đông lay động bóng cànhRẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào1095. Sượng sùng đánh dạn ra chàoLạy thôi, nàng mới rỉ trao ân cầnRằng: Tôi bèo bọt chút thânLạc đàn mang lấy nợ nần yến anhDám nhờ cốt nhục tử sinh1100. Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau!Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu:Ta đây phải mượn ai đâu mà rằng!Nàng đà biết đến ta chăngBể trầm luân lấp cho bằng mới thôi!1105. Nàng rằng: Muôn sự ơn ngườiThế nào xin quyết một bài cho xong.Rằng: Ta có ngựa truy phongCó tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhiThừa cơ lẻn bước ra đi1110. Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn?Dầu khi gió kép mưa đơnCó ta đây cũng chẳng can cớ gì!

Nghe lời, nàng đã sinh nghiSong đà quá đỗi, quản gì được thân1115. Cũng liều nhắm mắt đưa chânMà xem con Tạo xoay vần đến đâu!Cùng nhau lẻn bước xuống lầuSong song ngựa trước, ngựa sau một đoànĐêm thu khắc lậu canh tàn1120. Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gươngLối mòn cỏ lợt mùi sươngLòng quê đi một bước đường một đau

Tác phẩm Nguyễn DuHồi 10

Lời bình: 

Hồi 10 là bước ngoặt trong cuộc đời Thúy Kiều khi nàng gặp Hoạn Thư, vợ chính của Thúc Sinh. Cuộc gặp gỡ này đã mở ra chuỗi ngày đầy khổ ải cho Kiều. Hoạn Thư hiện lên với vẻ tinh quái, mưu mô, đại diện cho một tầng lớp phụ nữ bị xã hội phong kiến bóp méo, phải dùng những thủ đoạn tàn nhẫn để giữ gìn quyền lực và danh dự của mình. Kiều một lần nữa trở thành nạn nhân của sự ghen tuông và thù hận.

Truyện Kiều: Hồi 11

Tiếng gà xao xác gáy mauTiếng người đâu đã mái sau dậy dàng1125. Nàng càng thổn thức gan vàngSở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!Một mình khôn biết làm saoDặm rừng bước thấp bước cao hãi hùngHoá nhi thật có nỡ lòng1130. Làm chi giày tía, vò hồng, lắm nau!Một đoàn đổ đến trước sauVuốt đâu xuống đất, cánh đâu lên trời?Tú Bà tốc thẳng đến nơiHăm hăm áp điệu một hơi lại nhà1135. Hung hăng chẳng hỏi chẳng traĐang tay vùi liễu giập hoa tơi bờiThịt da ai cũng là ngườiLòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!Hết lời thú phục khẩn cầu1140. Uốn lưng thịt đổ, giập đầu máu sa

Rằng: Tôi chút phận đàn bàNước non lìa cửa, lìa nhà đến đâyBây giờ sống thác ở tayThân này đã đến thế này thì thôi!1145. Nhưng tôi có sá chi tôiPhận tôi đành vậy, vốn người để đâu?Thân lương bao quản lấm đầuChút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa!Được lời mụ mới tuỳ cơ1150. Bắt người bảo lĩnh làm tờ cung chiêuBày vai có ả Mã KiềuXót nàng ra mới đánh liều chịu đoanMụ càng kể nhặt kể khoanGạn gùng đến mực, nồng nàn mới tha1155. Vực nàng vào nghỉ trong nhàMã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời:Thôi đà mắc lận thì thôi!Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?Bạc tình nổi tiếng lầu xanh1160. Một tay chôn giết mấy cành phù dung!Đà đao lập sẵng chước dùngLạ gì một cốt một đồng xưa nay!

Có ba mươi lạng trao tayKhông dưng chi có truyện này trò kia!1165. Rồi ra trở mặt tức thìBớt lời liệu chớ sân si mà đời!Nàng rằng: Thề thốt nặng lờiCó đâu mà lại ra người hiểm sâu!Còn đương suy trước nghĩ sau1170. Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vàoSở Khanh lên tiếng rêu rao:Nọ nghe rằng có con nào ở đâyPhao cho quyến gió rủ mây

Hãy xem có biết mặt này là ai?1175. Nàng rằng: Thôi thế thì thôi!Rằng không thì cũng vâng lời là không!Sở Khanh quát mắng đùng đùngBước vào vừa rắp thị hùng ra tayNàng rằng: Trời nhé có hay!1180. Quyến anh, rủ yến, sự này tại ai?Đem người giẩy xuống giếng khơiNói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!Còn tiên “tích việt” ở tayRõ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai?1185. Lời ngay, đông mặt trong ngoàiKẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương!Phụ tình án đã rõ ràngDơ tuồng nghĩ mới kiếm đường tháo luiBuồng riêng, riêng những sụt sùi1190. Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thânTiếc thay trong giá trắng ngần!Đến phong trần cũng phong trần như aiTẻ vui cũng một kiếp ngườiHồng nhan phải giống ở đời mãi ru!1195. Kiếp xưa đã vụng đường tuKiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!Dầu sao bình đã vỡ rồiLấy thân mà trả nợ đời cho xong!

Vừa tuần nguyệt sáng gương trong1200. Tú Bà ghé lại thong dong dặn dò:Nghề chơi cũng lắm công phuLàng chơi ta phải biết cho đủ điềuNàng rằng: Mưa gió dập dìuLiều thân thì cũng phải liều thế thôi!1205. Mụ rằng: Ai cũng như aiNgười ta ai mất tiền hoài đến đây?Ở trong còn lắm điều hayNỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung

Này con thuộc lấy tấm lòng1210. Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghềChơi cho liễu chán hoa chêCho lăn lóc đá, cho mê mẩn đờiKhi khoé hạnh, khi nét ngàiKhi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa1215. Đều là nghề nghiệp trong nhàĐủ ngần ấy nết, mới là người soi.Gót đầu vâng dạy mấy lờiĐường châu nét nguyệt, đường phai vẻ hồng

Những nghe nói, đã thẹn thùng1220. Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe!Xót mình cửa các buồng khuêVỡ lòng, học lấy những nghề nghiệp hay!Khéo là mặt dạn mày dày!Kiếp người đã đến thế này thì thôi!1225. Thương thay thân phận lạc loài!Dầu sao cũng ở tay người biết sao?Lầu xanh mới rủ trướng đàoCàng treo giá ngọc, càng cao phẩm người

Biết bao bướm lả, ong lơi!1230. Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêmDập dìu lá gió cành chimSớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng KhanhKhi tỉnh rượu, lúc tàn canhGiật mình, mình lại thương mình xót xa1235. Khi sao phong gấm rủ làGiờ sao tan tác như hoa giữa đường?Mặt sao dày gió dạn sương?Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

Mặc người mưa Sở mây Tần1240. Những mình nào biết có xuân là gì?Đòi phen gió tựa hoa kềNửa rèn tuyết ngậm, bốn bề trăng thâuCảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!1245. Đôi phen nét vẽ câu thơCung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoaVui là vui gượng kẻo làAi tri âm đó mặn mà với ai?Thờ ơ gió trúc mưa mai1250. Ngẩn ngơ trăm nỗi, giùi mài một thânNỗi lòng đòi đoạn xa gầnChẳng vò mà rối, chẳng rầu mà đau!Nhớ ơn chín chữ cao sâuMột ngày nột ngả bóng dâu tà tà1255. Dặm nghìn, nước thẳm, non xaNghĩ đâu thân phận con ra thế này?Sân hoè đôi chút thơ ngâyTrân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình?Nhớ lời nguyền ước ba sinh1260. Xa xôi ai có biết tình chăng ai?

READ  80+ Bài thơ về hoa hồng đầy cảm xúc, lãng mạn nhất

Khi về hỏi liễu Chương ĐàiCành xuân đã bẻ cho người chuyên tay?Tình sâu mong trả nghĩa dàyHoa kia đã chắp cây này cho chưa?1265. Mối tình đôi đoạn vò tơGiấc hương quan, luống lầm mơ canh dàiSong sa vò võ phương trờiNay hoàng hôn đã, lại mai hôn hoàngLần lần thỏ bạc ác vàng1270. Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn!

Đã cho lấy chữ hồng nhanLàm cho, cho hại, cho tàn, cho cân!Đã đầy vào kiếp phong trầnSao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Lời bình: 

Hồi 11 là thời kỳ Kiều bị giam cầm trong cảnh ngục tù của Hoạn Thư. Đây là đoạn thơ thể hiện rõ sự chịu đựng và nhẫn nhục của Kiều khi phải đối mặt với mọi đau khổ. Nhưng cũng chính trong tình cảnh này, Kiều đã cho thấy sức mạnh tiềm ẩn, sẵn sàng chống lại sự áp bức khi thời cơ đến.

Truyện Kiều: Hồi 12

1275. Khách du bỗng có một ngườiKỳ Tầm họ Thúc, cũng nòi thư hươngVốn người huyện Tích, châu ThườngTheo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm ChuyHoa khôi mộ tiếng Kiều nhi1280. Thiếp hồng tìm đến hương khuê gởi vàoTrưởng tô giáp mặt hoa đàoVẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa?Hải đường mơn mởn cành tơNgày xuân càng gió, càng mưa càng nồng!1285. Nguyệt hoa, hoa nguyệt não nùngĐêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?Lạ gì thanh khí lẽ hằngMột dây một buộc, ai giằng cho ra?Sớm đào, tối mận lân la1290. Trước còn trăng gió, sau ra đá vàngDịp đâu may mắn lạ đường!Lại vừa gặp khoảng xuân đường lại quêSinh càng một tỉnh mười mêNgày xuân lắm lúc đi về với xuân1295. Khi gió gác, khi trăng sânBầu tiên chuốc rượu, câu thần nối thơKhi hương sớm, khi trà trưaBàn vây điểm nước, đường tơ hoạ đàoMiệt mài trong cuộc truy hoan1300. Càng quen thuộc nết, càng dan díu tìnhLạ cho cái sóng khuynh thànhLàm cho đổ quán xiêu đình như chơiThúc Sinh quen thói bốc rờiTrăm nghìn đổ một trận cười như không!1305. Mụ càng tô lục, chuốt hồngMáu tham hễ thấy hơi đồng thì mê

Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập loè đâm bôngBuồng the phải buổi thong dong1310. Thang lan, rủ bức trướng hồng tẩm hoaRõ màu trong ngọc trắng ngàDày dày sẵn đúc một toà thiên nhiênSinh càng tỏ nết càng khenNgụ tình tay thảo một thiên luật Đường1315. Nàng rằng: Vâng biết lòng chàngLời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêuHay hèn lẽ cũng nối điêuNỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngangLòng còn gửi áng mây vàng1320. Hoạ vần, xin hãy chịu chàng hôm nay.Rằng: Sao nói lạ lùng thay!Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?Nàng càng ủ dột thu baĐoạn trường lúc ấy dở mà buồn tênh:1325. Thiếp như hoa đã lìa cànhChàng như con bướm lượn vành mà chơiChúa xuân đành đã có nơiNgắn ngày thôi chớ dài lời mà chi!Sinh rằng: Từ thuở tương tri1330. Tấm riêng, riêng những nặng vì nước nonTrăm năm tính cuộc vuông trònPhải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.

Nàng rằng: Muôn đội ơn lòngChút e bên thú, bên tòng dễ đâu1335. Bình Khang nấn ná bấy lâuYêu hoa, yêu được một màu điểm trangRồi ra lở phấn phai hươngLòng thêm giữ được thường thường mãi chăng?Vả trong thềm quế cung trăng1340. Chủ trương đã có chị Hằng ở trongBấy lâu khăng khít dải đồngThêm người, người cũng chia lòng riêng tâyVẻ chi chút phận bèo mâyLàm cho bể ái, khi đầy khi vơi1345. Trăm điều ngang ngửa vì tôiThân sau ai chịu tội trời ấy cho?Như chàng có vững tay coMười phân cũng đắp điếm cho một vàiThế trong dầu lớn hơn ngoài1350. Trước hàm sư tử gửi người đằng laCúi đầu luồn xuống mái nhàGiấm chua lại tội bằng ba lửa nồngỞ trên còn có nhà thôngLòng trên trông xuống biết lòng có thương?1355. Xá chi liễu ngõ hoa tườngLầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh!Lại càng dơ dáng dại hìnhĐành thân phận thiếp, nghĩ danh giá chàngThương sao cho vẹn thì thương1360. Tính sao cho vẹn mọi đường thì vâng.Sinh rằng: Hay nói đè chừngLòng đây, lòng đấy, chưa từng hay sao?Đường xa chớ ngại Ngô LàoTrăm điều hãy cứ trông vào một ta1365. Đã gần chi có đường xaĐá vàng đã quyết, phong ba cũng liều.

Lời bình: 

Hồi 12 đánh dấu giai đoạn Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư và tìm đến Từ Hải, người đàn ông mang lại hy vọng giải thoát cho nàng. Đây là thời điểm Kiều thoát khỏi xiềng xích của cuộc đời cũ và bắt đầu một cuộc sống mới, dẫu biết rằng số phận vẫn còn nhiều biến động. Nguyễn Du xây dựng hình ảnh Từ Hải như một anh hùng tài năng và quyết đoán, người sẽ giúp Kiều lấy lại danh dự.

Truyện Kiều: Hồi 13

Cùng nhau căn dặn đến điềuChỉ non, thề bể, nặng gieo đến lờiNỉ non đêm ngắn tình dài1370. Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gươngMượn điều trúc viện thừa lươngRước về hãy tạm giấu nàng một nơiChiến hoà, sắp sẵn hai bàiCậy người thầy thợ, mượn người dò la1375. Bán tin đến mụ Tú BàThua cơ, mụ cũng cầu hoà, dám saoRõ ràng của dẫn tay traoHoàn lương một thiếp, thân vào cửa côngCông tư đôi lẽ đều xong1380. Gót tiên phút đã thoát vòng trần aiMột nhà sum hợp trúc maiCàng sâu nghĩa bể, càng dài tình sôngHương càng đượm, lửa càng nồngCàng xôi vẻ ngọc, càng lồng màu sen

1385. Nửa năm hơi tiếng vừa quenSân ngô cành biếc đã chen lá vàngGiậu thu vừa nảy giò sươngGối yên đã thấy xuân đường đến nơiPhong lôi nổi trận bời bời1390. Nặng lòng e ấp, tính bài phân chiaQuyết ngay biện bạch một bềDạy cho má phấn lại về lầu xanhThấy lời nghiêm huấn rành rànhĐánh liều sinh mới lấy tình nài kêu1395. Rằng: Con biết tội đã nhiềuDẫu rằng sấm sét búa rìu cũng camTrót vì tay đã nhúng chàmDại rồi còn biết khôn làm sao đây!Cùng nhau vả tiếng một ngày1400. Ôm cầm ai nỡ đứt dây cho đành?Lượng trên quyết chẳng thương tìnhBạc đen thôi có tiếc mình làm chi!

Thấy lời sắt đá tri triSốt gan, ông mới cáo quỳ cửa công1405. Đất bằng nổi sóng đùng đùngPhủ đường sai lá phiếu hồng thôi traCùng nhau theo gót sai nhaSong song vào trước sân hoa lạy quỳTrông lên mặt sắt đen sì1410. Lập nghiêm trước đã, ra uy nặng lờiGã kia dại nết chơi bờiMà con người thế là người đong đưaTuồng gì hoa thải, hương thừaMượn màu son phấn đánh lừa con đen!1415. Suy trong tình trạng bên nguyênBề nào thì cũng chưa yên bề nàoPhép công chiếu án luận vàoCó hai đường ấy, tính sao mặc mìnhMột là cứ phép gia hình1420. Một là lại cứ lầu xanh phó về!

Nàng rằng: Đã quyết một bềNhện này vương lấy tơ kia mấy lần!Đục trong thân cũng là thânYếu thơ, vâng chịu trước sân lôi đình1425. Dạy rằng: Cứ phép gia hình!Ba cây chập lại một cành mẫu đơnPhận đành chi dám kêu oanĐào hoen quyên má, liễu tan tác màyMột sân lầm cát đã đầy1430. Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sươngNghĩ tình chàng Thúc mà thươngNẻo xa trông thấy lòng càng xót xaKhóc rằng: Oan khốc vì ta!Có nghe lời trước, chớ đà luỵ sau1435. Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâuĐể ai trăng tủi, hoa sầu vì ai?Phủ đường nghe thoảng vào taiĐộng lòng lại gạn đến lời riêng tâySụt sùi chàng mới thưa ngay1440. Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân:Nàng đà tính trước xa gầnTừ xưa nàng đã biết thân có rày!Tại tôi hứng lấy một tayĐể nàng cho đến nỗi này vì tôi!

1445. Nghe lời nói cũng thương lờiDẹp uy mới dạy mở bài giải viRằng: Như hẳn có thế thìTrăng hoa, song cũng thị phi biết điều!Sinh rằng: Chút phận bọt bèo1450. Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên.Cười rằng: Đã thế thì nên!Mộc già hãy thử một thiên trình nghề.Nàng vâng cất bút tay đềTiên hoa trình trước án phê xem tường1455. Khen rằng: Giá đáng Thịnh ĐườngTài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!Thật là tài tử giai nhânChâu Trần còn có Châu Trần nào hơn?Thôi đừng rước dữ cưu hờn1460. Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung?Đã đưa đến trước cửa côngNgoài thì là lý, song trong là tìnhDâu con trong đạo gia đìnhThôi thì dẹp nỗi bất bình là xong!1465. Kíp truyền sắm sửa lễ côngKiệu hoa cất gió, đuốc hồng điểm sao.

Lời bình: 

Hồi 13 mô tả cảnh Kiều và Từ Hải chung sống hạnh phúc trong một thời gian ngắn. Kiều không chỉ được giải thoát về thân xác mà còn được sống trong tình yêu và sự bảo vệ của Từ Hải. Tuy nhiên, đoạn này cũng tiềm ẩn sự bất an và dự báo cho những biến cố trong tương lai, khi Từ Hải bị hãm hại và Kiều lại lâm vào vòng xoáy đau khổ.

Truyện Kiều: Hồi 14

Bày hàng cổ xuý xôn xaoSong song đưa tới trướng đào sánh đôiThương vì hạnh, trọng vì tài1470. Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong baHuệ lan sực nức một nhàTừng cay đắng lại mặn mà hơn xưaMảng vui rượu sớm cờ trưaĐào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh1475. Trướng hồ vắng vẻ đêm thanhE tình, nàng mới bày tình riêng chung:Phận bồ từ vẹn chữ tòngĐổi thay nhạn yến đã hòng đầy niênTin nhà ngày một vắng tin1480. Mặn tình cát luỹ, lạt tình tao khangNghĩ ra thật cũng nên đườngTăm hơi, ai kẻ giữ giàng cho ta?Trộm nghe kẻ lớn trong nhàỞ vào khuôn phép, nói ra mối giường1485. E thay những dạ phi thườngDễ dò rốn biển, khôn lường đáy sông!Mà ta suốt một năm ròngThế nào cũng chẳng giấu xong được nàoBấy chầy chưa tỏ tiêu hao1490. Hoặc là trong có làm sao chăng là?Xin chàng liệu kíp lại nhàTrước người đẹp ý, sau ta biết tìnhĐêm ngày giữ mực giấu quanhRày lần, mai lữa, như hình chưa thông!

1495. Nghe lời khuyên nhủ thong dongĐành lòng sinh mới quyết lòng hồi trangRạng ra gửi đến xuân đườngThúc ông cũng rội giục chàng ninh giaTiễn đưa một chén quan hà1500. Xuân đình thoát đã dạo ra Cao đìnhSông Tần một giải xanh xanhLôi thôi bờ liễu mấy cành Dương QuanCầm tay dài ngắn thở thanChia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời1505. Nàng rằng: Non nước xa khơiSao cho trong ấm thì ngoài mới êmDễ loà yếm thắm trôn kimLàm chi bưng mắt bắt chim khó lòng!Đôi ta chút nghĩa đèo bòng1510. Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minhDầu khi sóng gió bất tìnhLớn ra uy lớn, tôi đành phận tôiHơn điều giấu ngược, giấu xuôiLại mang những việc tầy trời đến sau1515. Thương nhau xin nhớ lời nhauNăm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy!Chén đưa nhớ bữa hôm nayChén mừng xin đợi ngày này năm sau.

Người lên ngựa, kẻ chia bào1520. Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan sanDặm hồng bụi cuốn chinh anTrông người đã khuất mấy ngàn dâu xanhNgười về chiếc bóng năm canhKẻ đi muôn dặm một mình xa xôi1525. Vầng trăng ai xẻ làm đôi?Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

Kể chi những nỗi dọc đườngBuồng trong này nỗi chủ trương ở nhàVốn dòng họ Hoạn danh gia1530. Con quan Lại bộ tên là Hoạn ThưDuyên Đằng thuận nẻo gió đưaCùng chàng kết tóc xe tơ những ngàyỞ ăn thì nết cũng hayNói điều ràng buộc thì tay cũng già1535. Từ nghe vườn mới thêm hoaMiệng người đã lắm, tin nhà thì khôngLửa tâm càng giập càng nồngTrách người đen bạc ra lòng trăng hoaVí bằng thú thật cùng ta1540. Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trênDại chi chẳng giữ lấy nềnTốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?Lại còn bưng bít giấu quanhLàm chi những thói trẻ ranh nực cười!1545. Tính rằng cách mặt, khuất lờiGiấu ta, ta cũng liệu bài giấu choLo gì việc ấy mà loKiến trong miệng chén có bò đi đâu?Làm cho nhìn chẳng được nhau1550. Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên!Làm cho trông thấy nhãn tiềnCho người thăm ván, bán thuyền, biết tay!Nỗi lòng kín chẳng ai hayNgoài tai để mặc gió bay mái ngoài

1555. Tuần sau bỗng thấy hai ngườiMách tin, ý cũng liệu bài tâng côngTiểu thư nổi giận đùng đùng:Gớm tay thêu dệt ra lòng trêu ngươi!Chồng tao nào phải như ai1560. Điều này hẳn miệng những người thị phi!Vội vàng xuống lệnh ra uyĐứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răngTrong ngoài kín mít như bưngNào ai còn dám nói năng một lời!1565. Buồng đào khuya sớm thảnh thơiRa vào một mực nói cười như không

Đêm ngày lòng những giận lòngSinh đà về đến lầu hồng, xuống yênLời tan hợp, nỗi hàn huyên1570. Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồngTẩy trần vui chén thong dongNỗi lòng, ai ở trong lòng mà ra?Chàng về xem ý tứ nhàSự mình cũng rắp lân la giãi bày1575. Mấy phen cười nói tỉnh sayTóc tơ bất động mảy may sự tìnhNghĩ: Đà bưng kín miệng bìnhNào ai có khảo mà mình lại xưng?Những là e ấp dùng dằng1580. Rút dây sợ nữa động rừng, lại thôiCó khi vui chuyện mua cườiTiểu thư lại giở những lời đâu đâuRằng: Trong ngọc đá vàng thauMười phần ta đã tin nhau cả mười1585. Khen cho những miệng rông dàiBướm ong lại đặt những lời nọ kiaThiếp dầu vụng, chẳng hay suyĐã dơ bụng nghĩ, lại bia miệng cười!

Thấy lời thủng thỉnh như chơi1590. Thuận lời, chàng cũng nói xuôi đỡ đònNhững là cười phấn cợt sonĐèn khuya chung bóng, trăng tròn sánh vaiThú quê thuần hức bén mùiGiếng vàng đã rụng một vài lá ngô1595. Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồMột niềm quan tái, mấy mùa gió trăngTình riêng chưa dám rỉ răngTiểu thư trước đã liệu chừng nhủ qua:Cách năm, mây bạc xa xa1600. Lâm Chuy cũng phải tính mà thần hônĐược lời như cởi tấc sonVó câu thẳng ruổi nước non quê ngườiLong lanh dáy nước in trờiThành xây khói biếc, non phơi bóng vàng1605. Roi câu vừa gióng dặm trườngXe hương nàng cũng thuận đường quy ninh.

Lời bình: 

Hồi 14 là thời khắc đầy bi kịch khi Từ Hải bị lừa và chết dưới tay kẻ thù. Đây là một cú sốc lớn đối với Kiều, khi nàng mất đi người đàn ông cuối cùng mà nàng có thể dựa vào. Từ đây, Nguyễn Du lại tiếp tục khắc họa những đau đớn và tuyệt vọng của Kiều khi nàng phải đối mặt với sự mất mát và sự phản bội, thể hiện sự bất lực của con người trước số phận tàn nhẫn.

Những bài thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Du

Để giải đáp chi tiết hơn Nguyễn du là tác giả của bài thơ nào, dưới đây là tổng hợp những tác phẩm thơ bằng chữ Hán của ông:

Bát muộn

Thập tải trần ai ám ngọc trừ,Bách niên thành phủ bán hoang khư.Yêu ma trùng điểu cao phi tận,Chỉ uế càn khôn huyết chiến dư.Tang tử binh tiền thiên lý lệ,Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư.Ngư long lãnh lạc nhàn thu dạ,Bách chủng u hoài vị nhất sư.

Tạm dịch:

Cái bụi che mờ thềm ngọc mười năm nay.Thành phủ xây dựng trăm năm trước, một nửa thành gò hoang,Các loài chim nhỏ bé đều bay lên cao hết.Sau các cuộc huyết chiến, cõi càn khôn trở nên nhơ nhớp.Quê nhà trong cơn binh lửa hẳn đã tiêu điều,Ở xa muôn dặm nghĩ đến mà rơi nước mắt.Bạn bè, bà con chỉ còn lại mấy hàng thư dưới đèn.Đêm thu vắng, cá rồng lặng lẽ, trăm mối u hoài chưa dẹp được chút nào!

Tác phẩm của Nguyễn DuBát muộn

Lời bình: 

Bài thơ là tiếng lòng của Nguyễn Du trong cảnh sống cô độc và trầm mặc. Việc ăn uống trễ gợi lên hình ảnh của một người đã trải qua nhiều sự biến cố, nỗi buồn trong đời. Qua những dòng thơ, Nguyễn Du nhấn mạnh sự lạc lõng, đồng thời là sự thản nhiên chấp nhận những thăng trầm của cuộc sống. Ý nghĩa ẩn dụ đằng sau bữa ăn trễ có thể liên quan đến cuộc đời lỡ dở và những tiếc nuối về một thời kỳ đã qua.

Sơ nguyệt

Hấp đắc dương quang tài thướng thiên,Sơ tam sơ tứ vị đoàn viên.Thường Nga trang kính vi khai hạp,Tráng sĩ loan cung bất thướng huyền.Thiên lý quan san vô cải sắc,Nhất đình sương lộ cộng sầu miên.Bồi hồi chính ức Hồng sơn dạ,Khước tại La Phù giang thuỷ biên.

Tạm dịch:

Trăng hút được ánh sáng mặt trời, vừa mới ló lên,Mồng ba mồng bốn chưa tròn.Tấm gương của chị Hằng Nga chưa hé nắp,Vành cung tráng sĩ chưa mắc dây.Ở nơi nghìn dặm quan san, trăng vẫn không thay đổi vẻ đẹp,Đầy sân sương móc, cùng trăng nằm ngủ, lòng buồn hiu.Bồi hồi nhớ đêm nào còn ở dưới chân núi Hồng,Bây giờ đã ở trên bến sông La Phù.

Lời bình: 

Sơ nguyệt là bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đầu tháng, nhưng ẩn sau là những suy ngẫm của Nguyễn Du về cuộc sống. Trăng đầu có vẻ đẹp tinh khiết, nhưng cũng gợi nhớ đến sự cô đơn và mong manh của con người. Qua hình ảnh trăng, Nguyễn Du chuyển tải nỗi lòng của một người từng trải, đã qua biết bao thăng trầm của cuộc sống và nhìn thấy sự tạm bợ của kiếp người.

Ký hữu

Hồng Sơn sơn nguyệt nhất luân minh,Thiên lý Trường An thử dạ tình.Thái phác bất toàn chân diện mục,Nhất châu hà sự tiểu công danh.Hữu sinh bất đới công hầu cốt,Vô tử chung tầm thỉ lộc minh.Tiễn sát bắc song cao ngoạ giả,Bình cư vô sự đáo hư linh.

READ  Tuyển tập các bài thơ của Tố Hữu hay nhất, tác phẩm nổi tiếng

Tạm dịch:

Đêm nay trên núi Hồng Lĩnh, trăng sáng vằng vặc,Ở Trường An xa ngàn dặm, tâm tình tôi thật ngao ngán.Tôi như viên ngọc trong đá không giữ vẹn được mặt thật,Chút công danh nho nhỏ ở một châu có đáng gì?Sinh ra vốn chẳng mang sẵn cốt công hầu, chưa chết,Nhất định có ngày lại làm bạn với hươu nai.Rất thèm được như bạn được nằm khểnh bên cửa sổ phía bắc,Thảng thích chẳng có gì bận đến tâm linh.

Lời bình: 

Bài thơ là sự thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc của Nguyễn Du dành cho người bạn của mình. Những từ ngữ nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, bày tỏ nỗi nhớ và lòng tri ân. Qua thơ, Nguyễn Du không chỉ nói về tình bạn mà còn nhấn mạnh giá trị của tình người giữa những hoàn cảnh khó khăn, bão tố của cuộc đời.

Dạ tọa

Tứ bích cùng thanh náo dạ miên,Ải sàng di hướng khúc lan biên.Vi phong bất động sương thuỳ địa,Tà nguyệt vô quang tinh mãn thiên.Kim cổ nhàn sầu lai tuý hậu,Thuần lô hương tứ tại thu tiên.Bạch đầu sở kế duy y thực,Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên!

Lời bình: 

Dạ tọa là hình ảnh của một đêm tĩnh mịch, khi Nguyễn Du ngồi một mình suy tư. Bóng tối của đêm và sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật cảm giác cô độc của nhà thơ. Nguyễn Du suy nghĩ về những thay đổi của thế gian, về số phận con người, và bài thơ trở thành một phản ánh nội tâm phong phú và sâu sắc của thi sĩ.

Điệu khuyển

Tuấn mã bất lão tử,Liệt nữ vô thiện chung.Phàm sinh phụ kỳ khí,Thiên địa phi sở dung.Niệm nhĩ thuộc sở súc,Dữ nhân mao cốt đồng.Tham tiến bất tri chỉ,Vẫn thân hàn sơn trung.Vẫn thân vật thán uyển,Sổ thí vô toàn công.

Tạm dịch:

Ngựa hay không chết giàNgười trinh liệt không chết yên lànhPhàm người sinh ra có khí phách khác thườngTrời đất không có chỗ dung túngNghĩ thương mày thuộc giống gia súcLông xương cũng đồng với loài ngườiHam tiến không biết dừngBỏ mình trong núi lạnhBỏ mình chớ than tứcBao lần thử sức không thành công

Lời bình: 

Bài thơ sử dụng âm thanh đơn giản – tiếng chó sủa – để diễn tả một không gian yên tĩnh và lạnh lẽo của vùng quê. Âm thanh này không chỉ tạo ra cảm giác cô đơn mà còn là biểu tượng cho sự bất an, lo âu trong cuộc sống. Nguyễn Du thông qua hình ảnh bình dị này để phản ánh tâm trạng của một người trải qua nhiều sự kiện đầy biến cố.

Pháo đài

Nam bắc xa thư khánh đại đồng,Pháo đài hư thiết thổ thành đông.Sơn băng thạch liệt thành do tráng,Hán đoạt Tần tranh sự dĩ không.Tạc giả đại khuy sinh vật đức,Nhĩ lai bất quý sát nhân công.Thanh bình thì tiết vô tranh chiến,Ngưu độc ưu sừ chính trọng nông.

Lời bình: 

Pháo đài mô tả cảnh vật cổ kính, gợi lên những ký ức về một thời oanh liệt đã qua. Nguyễn Du nhìn pháo đài như một biểu tượng cho sự hưng thịnh rồi suy tàn, liên hệ đến triết lý nhân sinh vô thường. Qua đó, ông bày tỏ niềm tiếc nuối về những giá trị đã mất đi theo dòng thời gian.

Chu phát

Khứ biến đông nam lộ,Thông thông tuế dục chu.Sử tòng Giang Hán khẩu,Lai phiếm Động Đình chu.Nhân bỉ lai thì sấu,Giang đồng khứ nhật thu.Hạc lâu thành vịnh xứ,Bạch vân không du du.

Tạm dịch:

Đi khắp đường đông namThấm thoát năm gần hếtThuận theo cửa sông Giang HánDong thuyền qua hồ Động ĐìnhNgười gầy hơn so với lần đếnSông vẫn là thu ngày trướcỞ chỗ vịnh thơ lầu thơ hạc cũMây trắng cứ lững lờ trôi

Lời bình: 

Hình ảnh con thuyền rời bến trong bài thơ là biểu tượng cho cuộc hành trình của con người. Nguyễn Du dùng hình ảnh này để phản ánh sự ra đi, thay đổi, và những nỗi lo âu khi bước vào những cuộc phiêu lưu mới trong đời. Bài thơ gợi lên cảm giác vừa hân hoan vừa bồi hồi trước tương lai chưa biết.

Độ Linh giang

Bình sa tận xứ thuỷ thiên phù,Hạo hạo yên ba cổ độ thu.Nhất vọng tân nhai thông cự hải,Lịch triều cương giới tại trung lưu.Tam quân cựu bích phi hoàng diệp,Bách chiến tàn hài ngoạ lục vu.Bắc thướng thổ dân mạc tương tị,Táp niên tiền thị ngã đồng châu.

Lời bình: 

Sông Linh trong bài thơ là biểu tượng của ranh giới giữa các thời kỳ và số phận. Nguyễn Du thể hiện cảm giác phân vân khi qua sông, nhấn mạnh sự khó khăn và thử thách của cuộc đời. Hình ảnh dòng sông vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính triết lý, tượng trưng cho sự trôi chảy không ngừng của thời gian và kiếp người.

Tây Dà dịch

Thanh thạch kiều tây ngạn,Y nhiên tiểu lý lư.Đạo bàng nhân ngữ tạp,Ốc hậu trúc âm sơ.Hoà bản cung thần thiếu,Xuân liên đãi tuế trừ.Tương phùng vô biệt thoại,Nhất tiếu ý hà như.

Tạm dịch:

Bên bờ phía tây cầu đá xanhXóm nhỏ vẫn như cũBên đường tiếng người tạp nhạpSau nhà bóng trúc thưaGốc rạ dành để đốt lửa sớmCâu đối xuân chờ hết năm cũGặp nhau không nói năng gìChỉ cười, ý ra sao

Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn DuTây Dà dịch

Lời bình: 

Bài thơ mô tả cảnh dịch quán – một nơi tạm dừng chân trên hành trình dài. Ở đây, Nguyễn Du miêu tả cảm giác lưu lạc, tha phương, và nỗi nhớ quê hương da diết. Dịch quán không chỉ là nơi dừng chân mà còn là nơi để nhà thơ nhìn lại cuộc đời với nhiều cảm xúc đan xen.

Sở kiến hành

Hữu phụ huề tam nhi,Tương tương toạ đạo bàng.Tiểu giả tại hoài trung,Đại giả trì trúc khuông.Khuông trung hà sở thịnh,Lê hoắc tạp tì khang.Nhật án bất đắc thực,Y quần hà khuông nhương.Kiến nhân bất ngưỡng thị,Lệ lưu khâm lang lang.Quần nhi thả hỉ tiếu,Bất tri mẫu tâm thương.Mẫu tâm thương như hà,Tuế cơ lưu dị hương.Dị hương sảo phong thục,Mễ giá bất thậm ngang.Bất tích khí hương thổ,Cẩu đồ cứu sinh phương.Nhất nhân kiệt dung lực,Bất sung tứ khẩu lương.Duyên nhai nhật khất thực,Thử kế an khả trường.Nhãn hạ uỷ câu hác,Huyết nhục tự sài lang.Mẫu tử bất túc tuất,Phủ nhi tăng đoạn trường.Kỳ thống tại tâm đầu,Thiên nhật giai vị hoàng.Âm phong phiêu nhiên chí,Hành nhân diệc thê hoàng.Tạc tiêu Tây Hà dịch,Cung cụ hà trương hoàng.Lộc cân tạp ngư sí,Mãn trác trần trư dương.Trưởng quan bất hạ trợ,Tiểu môn chỉ lược thường.Bát khí vô cố tích,Lân cẩu yếm cao lương.Bất tri quan đạo thượng,Hữu thử cùng nhi nương.Thuỳ nhân tả thử đồ,Trì dĩ phụng quân vương.

Tạm dịch:

Có người đàn bà dắt ba đứa conCùng nhau ngồi bên đườngĐứa nhỏ trong bụng mẹĐứa lớn cầm giỏ treTrong giỏ đựng gì lắm thế?Rau lê, hoắc lẫn cámQua trưa rồi chưa được ănÁo quần sao mà rách rưới quáThấy người không ngẩng nhìnNước mắt chảy ròng ròng trên áoLũ con vẫn vui cườiKhông biết lòng mẹ đauLòng mẹ đau ra sao?Năm đói lưu lạc đến làng khácLàng khác mùa màng tốt hơnGiá gạo không cao quáKhông hối tiếc đã bỏ làng điMiễn sao tìm được phương tiện sốngMột người làm hết sứcKhông đủ nuôi bốn miệng ănDọc đường mỗi ngày đi ăn màyCách ấy làm sao kéo dài mãi đượcThấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnhMáu thịt nuôi lang sóiMẹ chết không thương tiếcVỗ về con càng thêm đứt ruộtTrong lòng đau xót lạ thườngMặt trời vì thế phải vàng uáGió lạnh bỗng ào tớiNgười đi đường cũng đau đớn làm saoĐêm qua ở trạm Tây HàTiệc tùng cung phụng khoa trương quá mứcGân hươu cùng vây cáĐầy bàn thịt heo, thịt dêQuan lớn không thèm đụng đũaĐám theo hầu chỉ nếm quaVứt bỏ không luyến tiếcChó hàng xóm cũng ngán món ăn ngonKhông biết trên đường cáiCó mẹ con đói khổ nhà nàyAi người vẽ bức tranh đóĐem dâng lên nhà vua

Lời bình: 

Sở kiến hành kể về cuộc hành trình qua một vùng đất đầy huyền thoại và lịch sử. Nguyễn Du sử dụng cảnh vật để nói lên những suy tư về sự thay đổi của thời gian và lịch sử. Qua từng câu thơ, ông nhấn mạnh sự biến đổi vô thường của thế giới và số phận con người.

Sơn cư mạn hứng

Nam khứ Trường An thiên lý dư,Quần phong thâm xứ dã nhân cư.Sài môn trú tĩnh sơn vân bế,Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ.Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ,Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ.Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,Bất kiến bình an nhất chỉ thư.

Tạm dịch:

Cách Trường An nghìn dặm về phía nam,Có một người quê mùa ở trong núi sâu.Ban ngày yên tĩnh, mây núi che kín cổng tre.Mùa xuân lạnh, hành trúc quanh vườn thuốc trông thưa thớt.Thơ thẩn dưới bóng trăng, lòng nhớ quê hương.Tiếng nhạn đầu mùa khơi thêm dòng lệ biệt ly từ bao năm.Em trai em gái ở nơi quê nhà, bấy lâu bặt hắn tin tức,Không nhận được lá thư nào nói cho biết có bình yên hay không?

Lời bình: 

Bài thơ là sự tả cảnh cuộc sống yên bình ở miền núi, nhưng ẩn sau là nỗi buồn và những suy ngẫm sâu xa. Nguyễn Du miêu tả sự đơn sơ của thiên nhiên và sự tĩnh lặng của tâm hồn khi ở xa nơi thành thị ồn ào. Tuy nhiên, không gian ấy cũng gợi lên cảm giác trống trải và nỗi cô độc của một người từng trải qua nhiều biến cố trong đời.

My trung mạn hứng

Chung Tử viên cầm tháo nam âm,Trang Tích bệnh trung do Việt ngâm.Tứ hải phong trần gia quốc lệ,Thập tuần lao ngục tử sinh tâm.Bình Chương di hận hà thì liễu,Cô Trúc cao phong bất khả tầm.Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ,Hồng Sơn sơn hạ Quế giang thâm.

Tạm dịch:

Chung Tử gảy đàn theo điệu Nam,Trang Tích khi ốm ngâm nga bằng tiếng Việt.Khắp bốn bể đầy gió bụi, nghĩ tình nhà việc nước mà rơi lệ,Mười tuần nằm trong lao tù, lòng thấp thỏm chuyện sống chết.Bao giờ mới hết mối hận Bình Chương?Khó mà có được phong cách cao thượng của người nước Cô Trúc.Ta có một chút tâm sự này, không biết bày tỏ cùng ai,Dưới chân núi Hồng, sông Quế Giang sâu thẳm.

Lời bình: 

Nguyễn Du qua giấc mơ để khám phá thế giới nội tâm và cảm xúc của chính mình. Những hình ảnh mơ hồ và những suy tư phức tạp hiện lên trong bài thơ thể hiện một tâm hồn trăn trở, lo âu về cuộc đời và số phận. Giấc mơ là nơi ông thể hiện những ước vọng và nỗi khắc khoải mà thực tế không thể mang lại.

Long thành cầm giả ca

Long thành giai nhân,Bất ký danh tự.Độc thiện huyền cầm,Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.Thử thời tam thất chánh phương niên,Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.Đà nhan hám thái tối nghi nhân,Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.Hoãn như lương phong độ tùng lâm,Thanh như chích hạc minh tại âm.Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch,Ai như Trang Tích bệnh trung vi Việt ngâm.Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện,Tận thị Trung Hoà Đại Nội âm.Tây Sơn chư thần mãn toạ tận khuynh đảo,Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu.Tả phao hữu trịch tranh triền đầu,Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.Hào hoa ý khí lăng công hầu,Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo.Tính tương tam thập lục cung xuân,Hoán thủ Trường An vô giá bảo.Thử tịch hồi đầu nhị thập niên,Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên.Chỉ xích Long Thành bất phục kiến,Hà huống thành trung ca vũ diên.Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu,Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa,Nhan xú thần khô hình lược tiểu.Lang tạ tàn my bất sức trang,Thuỳ tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu.Cựu khúc tân thanh ám lệ thuỳ,Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi.Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự,Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi.Thành quách suy di nhân sự cải,Kỷ độ tang điền biến thương hải.Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong,Ca vũ không lưu nhất nhân tại.Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì,Thương tâm vãng sự lệ triêm y.Nam Hà quy lai đầu tận bạch,Quái để giai nhân nhan sắc suy.Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng,Khả liên đối diện bất tương tri.

Tạm dịch:

Người đẹp Long ThànhHọ tên không được biếtRiêng thạo đàn huyền cầmDân trong thành gọi nàng là cô CầmGảy khúc “Cung phụng” từ triều vua xưaMột khúc đàn hay tuyệt từ trời đưa xuống thế gian.Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lầnBên hồ Giám trong một đêm yến tiệcTuổi cô cỡ hai mươi mốtÁo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoaRượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả áiNgón tay lướt năm cung réo rắtTiếng khoan như gió thổi qua rừng thôngThanh trong như đôi hạc kêu nơi xa xôiMạnh như sét đánh tan bia Tiến PhúcSầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng ViệtNgười nghe nàng say sưa không biết mệtTrong khúc nhạc đại nội Trung Hoà.Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngảLo vui chơi suốt đêm không nghỉBên phải bên trái tranh nhau cho thưởngTiền bạc coi thường có nghĩa chi.Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầuGiới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kểDường như ba mươi sáu cung xuânNay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.Trong đầu nhớ lại đã hai mươi nămTây sơn thua bại, tôi vào NamLong Thành gần mà cũng chẳng được thấyCòn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc vui đãi tôiCa kỹ trẻ xinh cả một đámChỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòngMặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏMày phờ phạc không điểm phấn tô sonSao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệLắng tai nghe lòng càng đau xótTự nhiên nhớ lại hai mươi năm trướcBên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàngThành quách đã chuyển, người cũng đổi thayNương dâu trở thành biển cả đã nhiềuCơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tánSót lại đây còn người múa ca.Thấm thoắt trăm năm có là baoCảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắtTa từ Nam trở lại, đầu bạc trắngTrách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.Hai mắt trừng lên tưởng nhớ chuyện xưaThương cho đối mặt mà chẳng nhìn nhận ra nhau.

Lời bình: 

Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, kể về cuộc gặp gỡ với một người chơi đàn từng nổi tiếng nhưng giờ đã suy tàn. Qua hình ảnh người đàn bà, Nguyễn Du nói lên sự hủy hoại của thời gian và sự bất công của xã hội đối với nghệ thuật và con người tài năng. Bài thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị nghệ thuật bị lãng quên và sự thương cảm đối với số phận con người.

Ngộ gia đệ cựu ca cơ

Phồn hoa nhân vật loạn lai phi,Huyền hạc quy lai kỷ cá tri.Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển,Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly.Phúc bồn dĩ hĩ nan thâu thuỷ,Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ty.Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử,Khả liên do trước khứ thời y.

Tạm dịch:

Sau buổi loạn lạc, nhân vật nơi chốn phồn hoa đã khác xưa.Con chim hạc đen bay trở lại, nào mấy ai biết?Ta từng nghe giọng ca uyển chuyển của nàng lúc xưa mặc áo hồng.Nay đầu đã bạc, mới gặp lại nhau, nghe nàng than thở nỗi lưu ly.Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại.Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương.Nghe nói nàng đã có chồng và đã có ba con.Ái ngại thay nàng vẫn phải mặc cái áo xưa (vẫn làm ca cơ).

Lời bình: 

Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, kể về cuộc gặp gỡ với một người chơi đàn từng nổi tiếng nhưng giờ đã suy tàn. Qua hình ảnh người đàn bà, Nguyễn Du nói lên sự hủy hoại của thời gian và sự bất công của xã hội đối với nghệ thuật và con người tài năng. Bài thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị nghệ thuật bị lãng quên và sự thương cảm đối với số phận con người.

Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành

Chinh phu hoài vãng lộ,Dạ sắc thượng mông mông.Nguyệt lạc viên thanh ngoại,Nhân hành hổ tích trung.Lực suy thường uý lộ,Phát đoản bất cấm phong.Dã túc phùng tiều giả,Tương liên bất tại đồng

Tạm dịch:

Khách lữ hành nghĩ đến con đường trước mặtSắc trời đêm vẫn còn mờ mờTrăn lặn ngoài nơi có tiếng vượn húNgười đi trong chốn cọp in dấu chânSức yếu thường sợ sương mócTóc ngắn không ngại gió thổiĐêm ngủ nơi đồng quê gặp người đốn củiThương nhau không vì chỗ giống nhau

Lời bình: 

Bài thơ miêu tả cảnh Nguyễn Du đi sớm trên con đường Phượng Hoàng, gợi lên cảm giác thanh tịnh và yên bình. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy cũng mang đến cho ông những suy tư về cuộc đời. Hành trình trên đường Phượng Hoàng trở thành biểu tượng cho hành trình cuộc sống, với những trắc trở và thử thách nhưng cũng đầy hy vọng.

Lời kết

Thơ Nguyễn Du vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay dù được viết cách đây hàng chục, hàng trăm năm. Với tài năng cùng tấm lòng nhân hậu của mình, ông xứng đáng là Đại thi hào của dân tộc, là người ảnh hưởng lớn tới nền văn học hiện đại.

Thông báo chính thức: Ninh Bình Web (thuộc GiuseArt) không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebookzalo chính thức.

Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!