Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của tuyengiaothudo.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "tuyengiaothudo". (Ví dụ: vong tay tram huong tuyengiaothudo). Tìm kiếm ngay
165 lượt xem

Tết Trung thu là gì? Trung thu năm 2023 vào ngày nào?

Tết trung thu, một ngày lễ đặc biệt, có thể được coi là một trong những ngày lễ lớn và ý nghĩa nhất trong năm. Trong ngày này, các em nhỏ háo hức khi được tham gia các hoạt động như rước đèn, phá cỗ và thỏa sức ăn uống với các món bánh trung thu, người lớn thì có thêm thời gian nghỉ ngơi và dành nhiều tình cảm hơn cho gia đình và người thân. Dịp Tết này không chỉ là dịp sum họp gia đình, mà còn là thời khắc để bày tỏ lòng gắn kết đến những người bạn thân yêu dù xa gần.

Tết trung thu năm nay diễn ra vào ngày nào? Sẽ có những hoạt động thú vị gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tết trung thu là gì? Tết trung thu ngày mấy?

Tết trung thu rơi vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm của lịch âm. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Dịp Tết này cũng là tết đoàn viên, là dịp để gia đình và bạn bè tụ họp, cùng nhau tận hưởng không gian ấm áp và niềm vui của mùa thu. Tết trung thu 2023 theo lịch âm sẽ là ngày 15/08/2023 nhằm ngày 29/9/2023 dương lịch. Các hoạt động vui chơi và lễ hội sắp diễn ra được trẻ em vô cùng háo hức chờ đợi, cùng khám phá xem những món quà và hoạt động vui nhộn nào sẽ có trong dịp lễ này nhé.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-1

Ý nghĩa ngày Tết trung thu

Ngày Tết trung thu là ngày trời cao trăng sáng, thêm tiết trời đầu thu man mát dễ chịu rất thích hợp để người lớn ăn bánh thưởng trà và hưởng phong cảnh. Đây cũng được xem là thiên thời để tiên lượng mùa màng hay dự đoán thiên tượng và vận mệnh quốc gia. Vì thế mà từ xưa người ta vẫn xem trung thu là tết của người lớn. Sau này, xuất hiện các phong tục như rước đèn, phá cỗ được tổ chức nhiều hơn cho con trẻ mà dần dà trung thu trở thành tết cho trẻ em, là một dịp để gia đình sum vầy bên mâm cỗ đầy. 

Ngày Tết trung thu là dịp ý nghĩa để mọi người tụ họp và quây quần bên nhau, thể hiện sự kỷ niệm và tôn vinh tình cảm gia đình, hướng về nguồn cội. Ngày này cũng được coi là một cơ hội để gắn kết các giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo, tình yêu và lòng biết ơn đối với gia đình và ông bà tổ tiên.

Tết đoàn viên – gia đình sum vầy

Trong đêm rằm, gia đình quây quần bên mâm cỗ cúng. Mâm cỗ cúng đầy bánh trà khiến trẻ con trong nhà tíu tít và háo hức, tạo một bầu không khí nhộn nhịp, cho cảm giác gia đình đông vui hơn thường ngày. Tết trung thu cũng được coi là một dịp để tỏ lòng biết ơn, khi người ta mua bánh, mua trà làm quà biếu cho gia đình, người thân. Đêm trung thu là ngày mà con cháu làm ăn xa quay về bên gia đình, ngồi xuống thử miếng bánh nướng thơm mùi nếp mới, nhấp ngụm trà ủ ấm còn hương, tâm sự về cuộc sống chốn phương xa và nghe những mẩu chuyện quê nhà. Qua thời gian, tết trung thu vì thế còn được xem là tết gia đình, tết của tình thân.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-10

Tết kết nối

Tết trung thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là một cơ hội để mọi người kết nối, chia sẻ niềm vui và tạo dựng mối quan hệ gắn kết. Đây không chỉ là dịp để gia đình tụ họp, quây quần bên nhau mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ và giao lưu với nhau. Qua các hoạt động như rước đèn, ca hát đối đáp, phá cỗ hay chơi trò chơi dân gian tạo ra một không gian vui tươi và thân thiện, nơi mọi người có thể gặp gỡ và tạo dựng các mối quan hệ mới.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-3

Tết an lành

“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình, có con sư tử đang múa quanh vòng quanh”, câu hát rất quen thuộc với hình ảnh chú lân sư tử gần gũi xuất hiện hằng năm trong đêm rằm tháng 8 đem lại cho mọi người sự rộn ràng khó tả. Cùng với điệu hát trống quân, lân sư tử mang đến ý nghĩa tượng trưng cho điều tốt lành và sự may mắn. Bởi lân được coi là linh vật mang đến tài lộc, sức khỏe và sự thịnh vượng. Người ta thường trang hoàng con lân với những màu sắc sặc sỡ, cùng những động tác nhảy múa linh hoạt và vui tươi, múa lân tạo ra một không khí vui nhộn và phấn khởi.

READ  20+ truyện cười 20-11 hay, ý nghĩa đăng báo tường

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-13

Nguồn gốc ngày Tết trung thu

Dịp Tết này gắn liền với nhiều sự tích ly kỳ như sự tích Nhà vua dạo chơi cung trăng, sự tích chị Hằng cùng thỏ ngọc và chú cuội cây đa,…những nhân vật này vẫn xuất hiện như một món ăn tinh thần trong những đêm phá cỗ và con trẻ thì nằng nặc đòi bố mẹ đưa đi rước đèn để được xem chú cuội và chị Hằng.

Sự tích chị Hằng

Hậu Nghệ và Hằng Nga là đôi vị thần kết duyên vợ chồng và sống trên cung trăng nhưng dù có cho là thần thì cũng khó tránh khỏi lòng thần sinh ghen ghét, đố kị, Hậu Nghệ bị vu oan sau đó cả hai bị đày xuống nhân gian. Ngày nọ, mười người con của Ngọc Hoàng bị biến thành mười mặt trời thiêu đốt mặt đất, với tài bắn cung thần sầu, Hậu Nghệ được triệu đến cứu giúp. Sau khi bắn hạ chỉ để lại một người làm mặt trời, Hậu Nghệ được ban thưởng một viên thuốc trường sinh bất tử. Chàng cất trong chiếc hộp và dặn Hằng Nga không được mở nó bởi viên thuốc chỉ hiệu nghiệm với thời hạn một năm sau.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-7

Hằng Nga không cầm được tính tò mò đã nuốt luôn viên thuốc và bay thẳng lên mặt trăng. Dù có nhớ thương Hậu Nghệ đến thế nào cũng không cách nào xuống trần gian được nữa. Trên cung trăng, nàng xây đài tưởng nhớ đặt tên là Âm, chàng dưới trần gian cũng xây một đài tưởng nhớ đặt tên là Dương, cả hai mỗi năm chỉ được đoàn tụ một lần vào ngày rằm tháng 8 âm lịch.

Sự tích chú cuội cây đa

Sự tích kể rằng có một anh tiều phu tên là Cuội như mọi hôm đi vào rừng, tình cờ thấy hổ mẹ mớm lá cho con mà tìm được cây thuốc quý có thể cải tử hoàn sinh. Cuội dùng lá cứu sống nhiều người, anh cứu sống cụ già ăn xin bên đường, con chó chết trôi và con gái ông phú hộ. Sau vì cảm thương và báo ân mà cô con gái đó nguyện ý làm vợ Cuội. Nhưng vợ Cuội sau khi không may bị moi ruột được Cuội cứu sống thì cứ khờ đãng, vừa dặn đã quên. Thường ngày Cuội tưới gốc cây quý bằng nước giếng trong, nay thị nhớ nhớ quên quên chẳng hay thế nào lại hất chậu nước mã thì cây bật gốc toan bay lên trời.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-8

Cuội vừa kịp vung rìu nắm theo gốc cây, cây cứ bay còn Cuội thì không chịu buông, cây cứ thế bay thẳng lên trời. Bây giờ nhìn lên cung trăng, vệt đen đen nhìn kỹ như một cái cây lớn, dưới gốc cây có người ngồi tựa, ấy chính là Cuội. 

Tết trung thu và những tên gọi khác

Tết trung thu là một ngày lễ truyền thống lâu đời và có nhiều cái tên khác nhau để gọi về ngày lễ này tại Việt Nam. Dưới đây là một số cái tên phổ biến mà người Việt thường sử dụng để chỉ dịp này:

  • Tết Trung Thu: Đây là tên gọi chính thức và phổ biến nhất dùng để chỉ ngày lễ truyền thống này. Trung thu có nghĩa là trung thuận, tức là mùa thu trung hòa, mùa thu đến giữa trời đất.
  • Tết Đoàn viên: Tết Đoàn viên nhấn mạnh ý nghĩa của sự đoàn kết và tình yêu thương gia đình. Đây là dịp để gia đình sum vầy, tụ họp bên nhau.
  • Tết hoa đăng: Tết hoa đăng nhấn mạnh vào một trong những hoạt động chính của ngày lễ này, đó là việc đốt hoa đăng. Hoa đăng được coi là biểu tượng của ánh sáng, hy vọng và may mắn.
  • Tết trông trăng: Tết trông trăng nhấn mạnh vào hoạt động truyền thống của trẻ em trong ngày lễ này, đó là việc trông và chiêm ngưỡng trăng tròn và sáng nhất trong năm.
  • Tết Thiếu nhi (Tết trẻ con): Tết Thiếu nhi nhấn mạnh vào sự hân hoan và vui tươi của trẻ em trong dịp lễ này. Trẻ em được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, được tặng quà, ăn bánh kẹo và tham gia vào các hoạt động vui chơi.
READ  Lowkey là gì? Những thuật ngữ Lowkey phổ biến nhất

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-5

Những phong tục có trong Tết trung thu

Dịp Tết này không thể không có những phong tục tập quán truyền thống khiến con người ta háo hức nhất là trẻ em như là rước lồng đèn, phá cỗ, xem múa lân, ăn bánh trung thu,… Mỗi hoạt động đều có cái hay và ý nghĩa riêng, trẻ con thì được vui chơi thỏa thích còn người lớn khi nhìn thấy lại hồi tưởng về ký ức tuổi thơ đầy hoài niệm.

Rước lồng đèn trung thu

Lồng đèn là một biểu tượng quan trọng và không thể thiếu trong tết trung thu, được coi là biểu tượng của ánh sáng, hy vọng và may mắn. Ở Việt Nam, lồng đèn trung thu thường được làm từ các vật liệu phổ biến như giấy, vải, lụa, giấy kiếng nhiều màu, tre và nến. Chiếc lồng đèn có hình dáng đa dạng và mang nhiều ý nghĩa khác nhau gồm hình vuông, hình tròn, hình ngôi sao, hình hoa sen, hình con rồng hoặc con hổ.

Mỗi hình dáng và màu sắc của lồng đèn đều mang theo ý nghĩa riêng như lồng đèn hình hoa sen thường tượng trưng cho sự thanh cao trong khi lồng đèn hình rồng hoặc hổ thường biểu thị sức mạnh và may mắn. Màu sắc của lồng đèn cũng có ý nghĩa riêng ví dụ như đỏ thường tượng trưng cho may mắn và phúc lợi, vàng thường biểu thị sự giàu có và thịnh vượng.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-6

Ngoài việc treo lồng đèn trước nhà để tạo một không gian truyền thống, một quan niệm thú vị khác trong tết trung thu là việc ghi những ước nguyện lên lồng đèn hoặc đèn hoa đăng rồi thả trôi trên sông. Hành động này được coi là gửi lời cầu nguyện và hy vọng đi xa, mang ý nghĩa tượng trưng cho việc xua tan đi những điều xấu xa và mang lại điều tốt lành trong những tháng cuối năm.

Trông trăng Tết trung thu

Tết trung thu rơi vào ngày 15/8 âm lịch, khi trăng tròn nhất trong tháng. Ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác, mọi người thường ra đường vào ngày này để ngắm trăng và thưởng thức vẻ đẹp của ánh trăng tròn bên cạnh việc tham gia các hoạt động truyền thống như rước đèn, đốt hoa đăng và xem biểu diễn múa lân. Thời điểm dịp Tết này cũng là lúc trăng thanh gió mát, tạo nên không gian thơ mộng và lãng mạn, là thời gian thích hợp để gia đình quây quần hàn thuyên và thưởng thức các món ăn trung thu như bánh trung thu, hạt dẻ, trái cây và món bánh truyền thống khác như nếp dẻo, chè lam,…

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-11

Ngày này là dịp để gia đình sum vầy, tận hưởng không gian trầm lắng và tạo kỷ niệm đáng nhớ. Đây là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của một số quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thời điểm thích hợp để mọi người có thể thể hiện tình cảm yêu thương và sự đoàn kết trong gia đình và xã hội.

Cúng Rằm trung thu

Chuẩn bị mâm cỗ cúng trong Tết Trung Thu là một phần quan trọng trong nghi lễ và văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Trong ngày rằm Trung thu, gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm các món truyền thống dịp trung thu như bánh trung thu, hạt dẻ, trà thơm,…ngoài ra còn có thêm hoa quả tươi, nến và hương,… Trong quá trình cúng kiếng, người Việt thường thể hiện lòng thành kính và lòng quan tâm đến tổ tiên và các vị thần linh. Họ cầu nguyện cho tài lộc, bình an và sức khỏe cho gia đình.

READ  Kính lúp là gì? Đặc điểm và các loại kính lúp phổ biến hiện nay

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-9

Cúng rằm Trung thu không chỉ là dịp để tạo không gian gia đình đầm ấm sum vầy, gắn kết tình cảm gia đình và thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên, tết trung thu còn có ý nghĩa về mặt văn hóa và tôn giáo, gắn kết người Việt với truyền thống và giữ gìn các giá trị tâm linh của dân tộc. Nó truyền tải thông điệp về sự kính trọng và ghi nhớ nguồn gốc, quá khứ và văn hóa của một dân tộc.

Phá cỗ trung thu

Vào dịp trung thu, mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ trung thu, cách bày trí mâm cỗ có thể khác nhau ở từng vùng miền, mang đậm màu sắc đặc trưng của từng địa phương. Trong mâm cỗ trung thu, thường có các món đặc sản như bánh trung thu, kẹo, dưa hấu, bưởi, mía, thị,… được bày trí theo nguyên tắc ngũ hành, một khái niệm trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-12

Theo nguyên tắc này, mỗi loại thức ăn đại diện cho một nguyên tố trong ngũ hành bao gồm Mộc, Hoả, Thổ, Kim và Thủy. Ví dụ, bánh Trung Thu thường đại diện cho nguyên tố Mộc, kẹo và mía đại diện cho nguyên tố Hoả, bưởi và dưa hấu đại diện cho nguyên tố Thổ, và thị đại diện cho nguyên tố Kim. Cách bày trí này mang ý nghĩa tạo sự cân bằng và hài hòa trong mâm cỗ. Khi ánh trăng lên trên đỉnh, gia đình sẽ cùng nhau phá cỗ, là một khoảnh khắc đáng nhớ, khi cả gia đình được sum vầy, chia sẻ niềm vui và thưởng thức hương vị đặc biệt của dịp Tết này.

Múa lân Tết trung thu

Vào dịp Trung Thu, đường phố thường rất nhộn nhịp với các hoạt động vui chơi và múa lân thường diễn ra vào đêm 14 và 15 của tháng 8 âm lịch. Múa lân là một hoạt động truyền thống và vui nhộn trong ngày trung thu. Con lân được coi là biểu tượng của may mắn, điềm lành và tài lộc. Múa lân vào đêm trung thu được xem như một lễ cầu mong gia đình gặp nhiều điềm lành và may mắn.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-4

Trẻ em rất thích xem múa lân bởi sự bắt mắt của con lân với màu sắc sặc sỡ cùng âm thanh vui nhộn của trống. Mọi người thích hòa mình vào không khí rộn ràng và nhộn nhịp của đường phố, cùng thưởng thức và tận hưởng những phút giây vui chơi trong dịp trung thu. Vậy nên, nếu có cơ hội, hãy dẫn con em mình đến xem múa lân và hòa mình vào không khí vui tươi, để cùng trải nghiệm và tạo thêm những kỷ niệm đáng nhớ trong ngày trung thu.

Ăn bánh trung thu

Vào mỗi dịp ngày rằm tháng 8, nhà nhà thường mua bánh trung thu trước để cúng ông bà và tổ tiên sau thì cùng gia đình thưởng thức. Bánh trung thu hình vuông đại diện cho sự gắn kết với tổ tiên và nguồn gốc, còn hình tròn thể hiện sự viên mãn, tròn đầy, viên mãn. Khi ăn bánh trung thu, cũng có ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành và bình an đến cho gia đình.

tet-trung-thu-la-gi-trung-thu-nam-2023-vao-ngay-nao-2

Bánh trung thu không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Việc chia sẻ bánh trung thu trong gia đình cũng là cách tạo thêm không gian đoàn viên, gắn kết tình cảm gia đình và tăng thêm niềm vui và ý nghĩa trong dịp trung thu.

Tạm kết

Tết trung thu là một dịp ý nghĩa khi gia đình có thêm thời gian quây quần bên mâm cỗ, cùng ăn uống và kể cho nhau nghe những câu chuyện cuộc sống hối hả bộn bề. Trong bài viết này, tuyengiaothudo.vn cũng muốn gửi gắm đến quý khách hàng những lời chúc an yên nhất. Chúc cho tất cả chúng ta có một tết trung thu nữa thật ý nghĩa bên gia đình và người thân. Và đừng quên xuống đường để hòa mình vào không khí rước đèn xem lân náo nhiệt năm nay nhé.

XEM THÊM:

Thông báo chính thức: Ninh Bình Web (thuộc GiuseArt) không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ Facebookzalo chính thức.

Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!