Nhà hoàn công là gì? Làm sao biết nhà đã hoàn công hay chưa?

Hoàn công nhà là một bước quan trọng, để đưa nhà vào sử dụng hoặc hoạt động ngay lập tức. VẬY:

  • Hoàn công nhà là gì?
  • Tại sao phải hoàn công nhà ở?
  • Giá hoàn công nhà là bao nhiêu?
  • Thủ tục hoàn công công trình xây dựng gồm những bước cơ bản nào?
  • Thời gian hoàn công nhà ở là bao lâu?

1. Hoàn công là gì? – Nhà hoàn công là gì?

Kinh nghiệm xin hoàn công xây dựng nhà ở mà BẠN PHẢI NẮM 2023

  • Thủ tục hoàn công công trình xây dựng nhà ở MỚI NHẤT 2023
  • [2023]Bãi bỏ thủ tục hoàn công công trình xây dựng, nhà ở TPHCM
  • Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng là gì? Bao gồm những gì?
  • Nhà chưa hoàn công là gì? Có bị phạt không? Có được cấp số nhà
  • Bản vẽ hoàn công là gì? Quy định MỚI NHẤT về bản vẽ hoàn công
  • Dịch vụ hoàn công xây dựng, nhà ở trọn gói GIÁ RẺ – UY TÍN 2023
  • Thời gian hoàn công nhà ở – 5 thông tin CẦN BIẾT 2023
  • Định nghĩa As-built drawing là gì CHUẨN 2023
  • [2023] Hồ sơ, bản vẽ hoàn công xây dựng tiếng anh là gì?

Hoàn công nhà là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng. Hoàn công được thực hiện khi và chỉ khi:

  • Đã có giấy phép xây dựng
  • Đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Hoàn công thể hiện cấu trúc, hiện trạng những thay đổi trong thi công và là điều kiện để được cấp sổ hồng sau này.Nhà hoàn công là gì? Làm sao biết nhà đã hoàn công hay chưa?

2. Giấy hoàn công là gì?

Giấy hoàn công là gì? Mẫu giấy hoàn công nhà ở là tên gọi của sổ hồng hoàn công, là giấy tờ thể hiện công trình đã thực hiện thủ tục hành chính về hoàn công xây dựng. Sau khi đã thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở 2022 thì trên sổ hồng sẽ có thông tin về công trình nhà ở nên được gọi là sổ hồng hoàn công.

3. Tại sao cần phải hoàn công nhà?

Bạn đang thắc mắc, tại sao phải hoàn công nhà ở phải không? Để Khải Minh giải đáp cho bạn nhé! Hiện tại, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức, được chia thành 2 loại chính là:

  • Tài sản không phải đăng ký sở hữu
  • Và tài sản phải đăng ký sở hữu
    • Nhà ở, công trình xây dựng thuộc nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu.
    • Muốn đăng ký quyền sở hữu, điều không thể thiếu là thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở 2017 để công trình được thừa nhận về mặt pháp lý.

Như khái niệm hoàn công là gì đã nêu trên. Ngoài làm thủ tục hoàn công công trình xây dựng để được cấp sổ hồng, thì còn có những lý do khác như sau:

  • Hoàn công cũng chính là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.
  • Đối với nhà riêng thì sau khi xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục hoàn công nhà ở 2018 này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ.
  • Một căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công sẽ chưa được pháp luật thừa nhận. Từ đó khiến bạn có thể bị thu hồi đất hoặc việc mua bán gặp khó khăn do người mua e ngại.

4. Những trường hợp nào cần làm hoàn công nhà là gì?

Những trường hợp cần làm thủ tục hoàn công nhà riêng lẻ được quy định rất rõ ràng trong:

  • Luật xây dựng 2014
  • Và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP.

Các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng ở đô thị hay sửa chữa kết cấu công trình đều phải làm thủ tục hoàn công. Trường hợp sửa nhà không cần xin giấy phép xây dựng thì cũng không cần làm thủ tục hoàn công nhà ở 2022. Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng nhà năm 2014. Quy định các trường hợp sửa nhà không cần phải làm hoàn công nhà ở, tại điểm g, điểm h điều 89 ghi rõ.

  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc

Ngoài ra, có một trường hợp đặt biệt không cần làm mẫu giấy hoàn công nhà ở là do chủ nhà không muốn làm hoàn công.

5. Các trường hợp được miễn hoàn công là gì?

Các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng sẽ được bãi bỏ thủ tục hoàn công xây dựng. Sau đây là 10 trường hợp được bãi bỏ thủ tục hoàn công nhà ở được quy định theo Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014:

Thứ nhất Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; Thứ 2 Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được:

  • Thủ tướng Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị,
  • VKSNDTC, TANDTC, Kiểm toán nhà nước,
  • Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội,
  • Bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Và của tổ chức chính trị – xã hội,
  • Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư;

Thứ 3

Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật xây dựng;

Thứ 4

Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị:

  • Có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình,
  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,
  • Yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn phòng, chống cháy, nổ;

Thứ 5

  • Công trình xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên,
  • Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị,
    • Phù hợp với quy hoạch xây dựng,
    • Hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Thứ 6 Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc:

  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500
  • Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

6. Thời điểm hoàn công là gì?

Khi công trình hoàn thành, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:

  • Hoàn thiện thi công, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình.
  • Thể hiện trong biên bản nghiệm thu công trình gồm có phần kiến trúc: Tổng diện tích sàn xây dựng thực tế, các tầng, bao lơn.

Thời điểm hoàn công nhà là gì, khi nào? Đây là thủ tục hoàn công nhà ở 2018 được thực hiện trước khi sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình.

  • Theo đó chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo mẫu in sẵn). Phần việc này trước đây do cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện.
  • Trường hợp khi xây dựng mà không bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì không cần phải thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ 2017.

7. Chi phí hoàn công nhà ở là bao nhiêu?/Giá hoàn công nhà là bao nhiêu?

Chi phí hoàn công nhà ở dao động khoảng 15 – 30 triệu gồm:

  • Lệ phí lập bản vẽ: Phụ thuộc vào từng đơn vị thực hiện. Thường dao động khoảng 10.000 – 15.000 đồng/m² sàn xây dựng.
  • Và lệ phí trước bạ: Là 1% tổng giá trị căn nhà.

Trường hợp là xây dựng nhà ở riêng lẻ, căn cứ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP (được sửa đổi một phần bằng Nghị định 23/2013/NĐ-CP) tại Khoản 11 Điều 4, khi hoàn công không phải chịu lệ phí trước bạ mà chỉ phát sinh thuế xây dựng cơ bản.

8. Trách nhiệm các bên trong thủ tục hoàn công là gì?

Các đơn vị tham gia xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa bao gồm:

  • Chủ đầu tư,
  • Đơn vị thi công,
  • Đơn vị tư vấn,
  • Giám sát xây dựng (nếu có)
  • Và đơn vị thiết kế công trình.

Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm: Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng.

Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình xây dựng.

  • Chủ đầu tư: Lập hồ sơ hoàn công xây dựng, nghiệm thu và cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu.
  • Đơn vị thi công: Cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
  • Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  • Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.

9. Điều kiện để nghiệm thu hoàn công là gì?

Điều kiện để nghiệm thu hoàn công là gì? Cách làm hồ sơ nghiệm thu là gì? Sau đây là một số điều kiện cần và đủ để làm thủ tục nghiệm thu hoàn công:

  • Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
  • Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ;
  • Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.

TÓM LẠI:

  • Điều kiện quan trọng nhất để việc hoàn công công trình xây dựng được thực hiện đúng pháp luật là hồ sơ hoàn công công trình xây dựng phải đầy đủ, chính xác.
  • Trong trường hợp công trình xây dựng buộc phải thực hiện kiểm tra nghiệm thu trước khi bàn giao thì phải có văn bản chấp thuận nghiệm thu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

10. Để hoàn công thì cần những giấy tờ gì?

Những giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị sẽ bao gồm 03 nhóm tài liệu, giấy tờ như sau:

10.1 Hoàn công nhà là gì – Nhóm giấy tờ, tài liệu chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng cần có

  • Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có);
  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (khi không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi);
  • Phương án đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có);
  • Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở;

Các văn bản khác (nếu có), gồm:

  • Thỏa thuận quy hoạch;
  • Thỏa thuận/ chấp thuận sử dụng/hoặc đấu nối công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào;
  • Đánh giá tác động môi trường;
  • Bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, an toàn giao thông;
  • Các văn bản khác có liên quan;
  • Giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn);
  • Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất;
  • Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu/và hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu;
  • Tài liệu chứng minh năng lực của nhà thầu;
  • Các tài liệu, giấy tờ khác trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng theo quy định.

10.2 Hoàn công nhà là gì – Nhóm giấy tờ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng

Khảo sát xây dựng công trình gồm:

  • Nhiệm vụ khảo sát,
  • Phương án kỹ thuật
  • Và báo cáo khảo sát;

Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát của cơ quan có thẩm quyền; Các giấy tờ liên quan đến thiết kế, kỹ thuật gồm:

  • Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng;
  • Quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng kèm hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo);
  • Chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình xây dựng;
  • Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình của cơ quan có thẩm quyền;
  • Các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan.

10.3 Hoàn công là gì – Nhóm giấy tờ, tài liệu quản lý chất lượng thi công

  • Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng, có kèm theo danh mục bản vẽ;
  • Danh mục thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng/và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
  • Kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng;

Chứng từ, chứng nhận theo quy định như:

  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa/ nhãn mác hàng hóa/ tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm hàng hóa;
  • Chứng nhận hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành;
  • Chứng nhận hợp chuẩn (nếu có);

VÀ:

  • Kết quả quan trắc, thí nghiệm, đo đạc trong quá trình thi công;
  • Kết quả thí nghiệm đối chứng kiểm định chất lượng công trình/thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có);
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) như về bảo đảm an toàn, thực hiện giấy phép xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường…;
  • Biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bộ phận theo quy định;
  • Tài liệu về quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có);
  • Tài liệu về quy trình bảo trì công trình;
  • Hồ sơ, tài liệu về quản lý chất lượng của thiết bị được lắp đặt vào công trình;
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hoàn thành hạng mục công trình;
  • Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu hạng mục công trình, công trình (nếu có) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc kiểm tra nghiệm thu công trình, hạng mục công trình (nếu thuộc trường hợp phải kiểm tra nghiệm thu);

​​​​​​​TÓM LẠI, để hoàn công xây dựng thì chủ đầu tư phải tiến hành: Chuẩn bị, lập và lưu trữ đầy đủ các loại văn bản, giấy tờ, tài liệu như pháp luật đã quy định và được nêu trên.

11. Thủ tục cơ bản khi hoàn công nhà là gì?

Bạn đang quan tâm đến:

  • Thủ tục hoàn công nhà ở TPHCM?
  • Thủ tục hoàn công nhà cấp 4?
  • Thủ tục hoàn công nhà ở 2023?
  • Thủ tục hoàn công nhà ở nông thôn?
  • Thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ 2017?
  • Thủ tục hoàn công nhà ở 2022?
  • Thủ tục hoàn công nhà ở 2018?
  • Thủ tục hoàn công nhà ở 2021?

11.1 Hồ sơ hoàn công gồm những gì? Những lưu ý khi thực hiện thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ 2017

mẫu giấy hoàn công nhà ở

Có phải bạn đang thắc mắc: Hồ sơ hoàn công gồm những gì? Theo Thông tư 05/2015/TT-BXD, chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn.

Thứ nhất Giấy phép xây dựng Thứ 2 Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với:

  • Các nhà thầu khảo sát,
  • Thiết kế,
  • Thi công,
  • Giám sát thi công xây dựng (nếu có)

Thứ 3 Giấy tờ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Thứ 4 Giấy tờ báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng Thứ 5 Hồ sơ thiết kế bản vẽ hoàn công là gì:

  • Thể hiện những thay đổi thực tế so với thiết kế gốc.
  • Bản vẽ chỉ được áp dụng khi công trình xây dựng có những sai lệch so với thiết kế gốc.

Thứ 6 Giấy tờ báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có) Thứ 7

  • Các văn bản thỏa thuận, xác nhận, chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Về an toàn phòng cháy, chữa cháy; vận hành thang máy (nếu có)

LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HOÀN CÔNG NHÀ Ở 2021:

  • Đơn xin hoàn công nhà ở cần phải làm theo mẫu được Bộ Xây dựng cấp.
  • Bản vẽ sẽ phải mô tả rõ hiện trạng công trình nhà ở, phải thể hiện được chính xác kích thước, vị trí, thiết bị và vật liệu của nhà ở.
  • Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hợp đồng xây dựng nếu phải ký kết hợp đồng.

11.2 Hoàn công xây dựng là gì? / Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công là gì?

Sau khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã chuẩn bị xong các bước lập hồ sơ hoàn công. Sau đó:

  • Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Nộp hồ sơ tại Văn phòng một cửa tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
  • Đối với xây dựng nhà ở tại nông thôn: Nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã

12. Trình tự thực hiện hoàn công nhà là gì?

Không hoàn công nhà có được không

Theo quy định mới nhất, quy trình hoàn công công trình xây dựng nhà ở đã đơn giản và nhanh chóng hơn với 3 bước chính sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã hoặc cấp xã nơi công trình đang xây dựng. Hoặc nộp tại sở xây dựng tùy vào từng trường hợp áp dụng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý hồ sơ

Cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý, kiểm tra, xem xét các giấy tờ, hồ sơ, chứng từ liên quan có đủ và hợp lệ không? Đối chứng với thực tế hiện trạng công trình xây dựng.

Nếu hồ sơ hợp lệ:

Phòng quản lý đô thị tự lập báo cáo trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký phê duyệt. Đồng thời lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

Nếu hồ sơ không hợp lệ:

Cơ quan này cần soạn thảo và ký công văn trả lời cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

  • Cơ quan có thẩm quyền ký kết văn bản quyết định và thông báo cho bên yêu cầu hoàn công để trao giấy chứng nhận cho chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu đến Chi cục Thuế tại địa phương để nộp các loại phí theo quy định.
  • Chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng UBND quận/huyện
  • Và nhận Giấy chứng nhận hoàn công sau khi cung cấp được biên lai nộp thuế.

13. Nộp hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ ở đâu?

làm sao biết nhà đã hoàn công hay chưa

Sau khi thực hiện các bước lập hồ sơ hoàn công xong. Bạn đang thắc mắc không biết: Liệu sẽ nộp hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ ở đâu?

Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

Áp dụng với công trình nhà ở riêng lẻ của dân và các công trình xây dựng khác đóng trên địa bàn, thuộc quận, huyện, thị xã đó.

Ủy ban nhân dân cấp xã

Áp dụng với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn vùng có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới cấp xã.

Sở xây dựng

Áp dụng cho những công trình xây dựng đặc biệt,

Công trình cấp 1: Công trình tôn giáo, Di tích lịch sử – văn hóa, Đền chùa, Đình miếu, Công trình trên tuyến đường hoặc trục đường giao thông lớn.

14. Hoàn công nhà khi không phải là người đứng tên xin cấp phép xây dựng

nghiệm thu là gì

Theo khoản 3, Điều 66, Luật Nhà ở 2005 đã quy định rõ ràng về hồ sơ nhà ở nộp cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành Hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung bắt buộc như:

  • Tên, địa chỉ chủ nhà, 1 trong các giấy tờ quy định trong Điều 15 của Luật này;
  • Tên và địa chỉ tư vấn, đơn vị thi công nếu có, bản vẽ thi công hoặc sơ đồ nhà ở, đất ở nếu có, hồ sơ hoàn công xây dựng.

Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành Kể từ ngày 1/7/2006:

  • Luật nhà ở có hiệu lực thì nhà ở phải có chứng nhận quyền sở hữu,
  • Là điều kiện tiên quyết để được các bên thực hiện mọi giao dịch về nhà ở.

Nếu có nhà sau ngày 1/7/2006:

  • Chủ cũ bắt buộc phải thực hiện thủ tục hoàn công, hoàn tất các thủ tục hoàn công nhà ở tư nhân về sở hữu nhà trước khi bán lại cho ai đó khác.
  • Khi ấy, chủ sau mới có cơ sở pháp lý để được công nhận quyền pháp lý với nhà ở.

15. Nhà chưa hoàn công có vay ngân hàng được không?

Nhà chưa hoàn công có vay ngân hàng được không? Câu trả lời là CÓ. NẾU:

Bạn đã xin được giấy phép xây dựng của chính quyền và xây dựng đúng với bản vẽ thi công thì vẫn có thể vay được vốn của ngân hàng.

TUY NHIÊN:

  • Không phải tất cả ngân hàng đều như vậy và có một số ngân hàng không cho vay nhà chưa hoàn công.
  • Ngân hàng sẽ chỉ định giá đất mà không định giá nhà hoặc định giá rất thấp.

VÌ VẬY:

  • Bạn cần lưu ý tìm hiểu và hỏi nhân viên về thủ tục cho vay vốn xây nhà của ngân hàng đó nhé.
  • Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách cho vay khác nhau nên việc thế chấp nhà chưa hoàn công cũng khác nhau.
  • Ngoại trừ nhà chưa hoàn công do xây dựng trái phép sẽ không được thế chấp.

Sau đây là một số ngân hàng chấp nhận thế chấp nhà chưa hoàn công:

  • Ngân hàng Agribank
  • Ngân hàng Vietcombank
  • Ngân hàng Á Châu
  • Ngân hàng Vietbank
  • Ngân hàng Nam Á
  • Ngân hàng Quốc Dân

16. Câu hỏi thường gặp về hoàn công là gì?

bãi bỏ thủ tục hoàn công

16.1 Sổ hồng hoàn công là gì?/ Sổ hoàn công là gì

Sổ hồng hoàn công là gì? Sổ hồng hoàn côngsổ hoàn công xây dựng. Qua đó:

  • Chúng ta có thể dễ dàng xác định được công trình xây dựng đã hoàn thành sau khi được cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
  • Sổ hồng hoàn công còn có nhiệm vụ xác nhận kết quả nghiên thu công trình sau khi hoàn thành.

16.2 Không hoàn công nhà có được không?

Không hoàn công nhà có được không? ĐƯỢC nếu như:

  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà:
    • Không làm thay đổi kết cấu chịu lực,
    • Không làm thay đổi công năng sử dụng,
    • Không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
  • Ngoài ra, còn có một trường hợp đặc biệt không làm hoàn công nhà ở là do chủ nhà không muốn làm hoàn công.

16.3 Làm sao biết nhà đã hoàn công hay chưa?

thủ tục hoàn công nhà ở 2021

Làm sao biết nhà đã hoàn công hay chưa? Là một chủ đề được quan tâm khi muốn mua nhà: Bạn có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp:

  • Sổ hồng hoàn công:
    • sổ hoàn công xây dựng, ghi nhận những công trình xây dựng hoàn thành sau khi được cấp giấy phép xây dựng.
    • Bên cạnh đó còn ghi nhận việc thực hiện xong các kết quả nghiệm thu công trình sau xây dựng.
    • Sổ hoàn công là một trong những điều kiện tiên quyết để chủ nhà có thể xin cấp lại:
      • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất,
      • Quyền sở hữu nhà cửa cũng như tài sản gắn liền với đất.
  • Và bản vẽ hoàn công: Là bản vẽ thể hiện tình trạng và số liệu của các công trình sau khi thi công.

Nắm được bản vẽ hoàn công là gì giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được: Chủ nhà hoặc nhà đầu tư có làm đúng quy định. Và những thông tin được ghi trên giấy phép xây dựng hay không.

Đây là 2 loại giấy tờ quan trọng giúp xác định một ngôi nhà đã được hoàn công nhà hay chưa.

Kết

Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hoàn thành thủ tục hoàn công một cách suôn sẻ. Tránh những rắc rối không đáng có sau này nếu công trình chưa được thừa nhận về mặt pháp lý do thiếu thủ tục hoàn công công trình xây dựng.

Dịch vụ hoàn công nhà Khải Minh với hơn 15 năm kinh nghiệm làm dịch vụ hoàn công xây dựng. Chúng tôi nắm rõ vấn đề pháp lý về luật xây dựng 2014: Vì vậy, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về: