Sản lượng cân bằng là gì? Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng?

Video sản lượng cân bằng là gì

Sản lượng cân bằng được hiểu cơ bản là khi không có sự thiếu hụt hay dư thừa của một hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Sản lượng cân bằng xuất hiện khi số lượng một sản phẩm mà người tiêu dùng muốn mua sẽ bằng với số lượng được cung cấp bởi những nhà sản xuất.

1. Sản lượng cân bằng là gì?

Sản lượng cân bằng chính là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái khi không có sự thiếu hụt hoặc dư thừa của một sản phẩm nào đó trên thị trường. Khi cung và cầu giao nhau tại một điểm bất kỳ, số lượng một sản phẩm mà các chủ thể là những người tiêu dùng muốn mua sẽ bằng với số lượng được cung cấp bởi những nhà sản xuất. Điều này đồng nghĩa, thị trường đã đạt đến trạng thái cân bằng hoàn hảo là khi giá cả trở nên ổn định và phù hợp với tất cả các bên.

Căn cứ trên lý thuyết kinh tế vi mô cơ bản, chúng ta sẽ có thể thiết lập một mô hình để nhằm mục đích có thể xác định số lượng và giá cả tối ưu của một hàng hóa hoặc dịch vụ. Hai yếu tố chính hình thành nên lý thuyết này là cung và cầu, đây cũng là cơ sở nền tảng cho chủ nghĩa tư bản thị trường. Bên cạnh đó, lý thuyết này còn giả định rằng nhà sản xuất và các chủ thể là những người tiêu dùng có hành vi nhất quán với nhau và quyết định của họ sẽ không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố nào khác.

Cung và cầu giao nhau nghĩa là sản lượng của một mặt hàng mà các chủ thể là những người tiêu dùng muốn mua bằng với sản lượng các nhà sản xuất cung cấp. Nói một cách khác, thị trường đã đạt đến trạng thái cân bằng hoàn hảo, nghĩa là giá cả ổn định để phù hợp với tất cả các bên.

Lí thuyết kinh tế vi mô cơ bản cũng dựa trên mô hình cung và cầu, cung cấp một mô hình để nhằm mục đích có thể từ đó xác định sản lượng tối ưu và giá tối ưu của hàng hóa dịch vụ.

Lí thuyết giả định rằng các chủ thể là những nhà sản xuất và người tiêu dùng có hành vi nhất quán và có thể dự đoán được, và không có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Sản lượng cân bằng trong tiếng Anh là Equilibrium Quantity.

2. Ví dụ về sản lượng cân bằng:

Các chủ thể là những nhà sản xuất A hàng năm sản xuất ra 50.000 chiếc điện thoại di động với giá bán lẻ là 35 đô la. Tuy nhiên, các chủ thể này lại phát hiện ra rằng, với mức giá đó, các chủ thể là những người tiêu dùng đã mua rất nhiều dẫn đến nguồn cung điện thoại đã cạn kiệt trước khi năm kết thúc.

Để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu của các chủ thể là những người tiêu dùng, công ty đã tăng mức sản xuất hàng năm lên 75.000 chiếc điện thoại và đồng thời tăng giá bán lẻ lên 50 đô la. Tuy nhiên, các chủ thể đó cũng nhận ra họ bị dư thừa sản phẩm vào cuối năm.

Một lần nữa, các chủ thể này bắt đầu thích nghi với các điều kiện thị trường. Vào năm tiếp theo, công ty sản xuất 65.000 chiếc điện thoại với giá bán lẻ là 45 đô la. Đến cuối năm, công ty đã bán gần hết nguồn cung điện thoại. Điều này cũng đã chỉ ra rằng, số lượng cân bằng của điện thoại là 65.000, với giá bán lẻ là 45 đô la (được gọi giá cân bằng).

3. Lưu ý về sản lượng cân bằng:

Xét trên phạm vi rộng hơn, ý tưởng về sản lượng cân bằng thực chất chính là một phần của các lý thuyết kinh tế vĩ mô về cung và cầu, hoạt động thị trường và hiệu quả thị trường.

Khái niệm về lượng cân bằng sẽ chỉ dễ xảy ra trên lý thuyết hơn trên thị trường thực tế. Gần như không có khả năng xảy ra trường hợp tại một thời điểm cung và cầu trùng khớp chính xác và hoàn toàn bằng nhau. Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của các chủ thể ví dụ như hạn chế về mặt vận chuyển, sức mua và công nghệ thay đổi hoặc sự phát triển của một ngành nghề khác.

Tuy nhiên, khái niệm này hiện nay vẫn khá rất hữu ích để nhằm có thể từ đó phân tích sự tương tác giữa cung va cầu, cũng như cách thị trường hoạt động để nhằm mục đích có thể từ đó tạo ra giá cả hàng hóa hiệu quả.

Lí thuyết cung và cầu đã được sử dụng để làm nền tảng cho đa số các phân tích kinh tế, nhưng các chủ thể là những nhà kinh tế nên cẩn trọng sử dụng. Một đồ thị cung và cầu chỉ đại diện trong điều kiện thị trường hoàn hảo cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Trong thực tế, luôn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các quyết định mua, bán: cụ thểnhư hạn chế về vận chuyển, sức mua, thay đổi công nghệ hoặc sự phát triển của ngành khác.

Lí thuyết cung và cầu cũng không tính đến các yếu tố bên ngoài tiềm năng, có thể dẫn đến thất bại thị trường.

Các giải pháp phúc lợi xã hội để khắc phục sự thất bại thị trường, hoặc trợ cấp chính phủ để hỗ trợ một ngành cụ thể, cũng có thể tác động đến giá và lượng cân bằng của hàng hóa hoặc dịch vụ.

4. Đặc điểm của sản lượng cân bằng:

Trong đồ thị cung và cầu, sẽ có hai đường, một đường biểu thị cung và đường kia biểu thị cầu. Các đường này được vẽ theo giá (trục y) và sản lượng (trục x).

Trong đồ thị, đường cung dốc lên. Điều này là do có mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá cả và nguồn cung. Khi giá của một sản phẩm tăng, sản lượng cung cấp cũng tăng.

Trong khi đó, đường cầu, đại diện cho người mua, dốc xuống. Điều này là do có một mối quan hệ nghịch đảo giữa giá và lượng cầu. Khi giá tăng, lượng cầu giảm.

Hai đường cung và cầu sẽ giao nhau trên đồ thị. Đây là điểm cân bằng kinh tế, và nó cũng đại diện cho sản lượng cân bằng và giá cân bằng của hàng hóa hoặc dịch vụ.

Do giao điểm xảy ra tại một điểm trên cả hai đường cung và cầu, nên việc thực hiện sản xuất hoặc mua sản lượng cân bằng tại mức giá cân bằng phải được cả các chủ thể là những người sản xuất và người tiêu dùng đồng ý.

Theo giả thuyết, đây là trạng thái hiệu quả nhất mà thị trường có thể đạt tới.

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng:

Yếu tố cung:

– Sự thay đổi trong công nghệ:

Cải tiến công nghệ được đưa ra có thể giúp thúc đẩy nguồn cung, làm cho quy trình hiệu quả hơn.

– Chi phí sản xuất:

Hiện nay, sự thay đổi của chi phí sản xuất và giá đầu vào sẽ gây ra sự dịch chuyển ngược lại ở đường cung. Khi chi phí sản xuất tăng, cung giảm. Chi phí lao động giảm đẩy đường cung sang phải (tăng cung) bởi vì nó trở nên rẻ hơn để nhằm có thể sản xuất hàng hóa.

– Giá của hàng hóa khác:

Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ khác có thể ảnh hưởng đến đường cung.

Các chính sách của chính phủ:

Các chính sách của chính phủ cũng cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến cung hàng hóa.

Yếu tố cầu:

– Thu nhập của các chủ thể là những người tiêu dùng:

Thu nhập của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của các chủ thể này.

– Tâm lý, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng:

Thị hiếu có thể hiểu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên trong lựa chọn của người tiêu dùng đối với một số loại hàng hóa hay các dịch vụ nhất định.

Ví dụ cụ thể như khi các chủ thể thích một loại hàng hóa nào đó, các chủ thể đó sẽ có xu hướng mua nó nhiều hơn. Ngược lại, đối với những loại hàng hóa không quen thuộc thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thị hiếu rất phức tạp vì yếu tố này là thứ không thể quan sát trực tiếp được.

– Giá của các hàng hóa có liên quan:

Khi hàng hóa này giảm giá sẽ làm giảm lượng cầu về một hàng hóa khác, chúng thường được gọi là những hàng hóa thay thế.

Hàng hóa thay thế thông thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng nhau đáp ứng một nhu cầu nào đó của các chủ thể là những người tiêu dùng.

– Tăng giảm dân số:

Khi dân số tăng lên sẽ dẫn đến mức nhu cầu về hàng hóa cũng tăng, đa số là những hàng hóa thiết yếu.

– Sự kỳ vọng của người tiêu dùng:

Sự kỳ vọng của các chủ thể là những người tiêu dùng trong tương lai đôi lúc có thể ảnh hưởng tới nhu cầu của họ ở hiện tại. Ví dụ cụ thể như khi các chủ thể là người tiêu dùng dự kiến sẽ kiếm được thu nhập tốt hơn trong tương lai, họ sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra ở hiện tại để có thể mua hàng hóa.