Bảo tàng Yiliang ở Trung Quốc là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị. Nhưng ít ai ngờ rằng trong số lượng lớn các hiện vật được trưng bày lại có một phôi khủng long còn nguyên vẹn ẩn bên trong một hóa thạch 70 triệu năm tuổi.
Được đặt tên là Baby Yingliang, loài Oviraptor ăn thịt có thể là mắt xích còn thiếu giữa khủng long và chim. Xương khủng long con cực kỳ mỏng manh và dễ vỡ, vì vậy chúng hiếm khi sống sót đủ lâu để hóa thạch. Một thực tế khiến khám phá mới này trở nên độc đáo hơn.
“Đây là một mẫu vật tuyệt vời… Tôi đã làm việc với trứng khủng long trong 25 năm và tôi chưa bao giờ thấy thứ gì giống như vậy”, Zelenitsky, đồng tác giả của nghiên cứu mới, nói với các phóng viên. “Cho đến nay, chúng tôi không biết nhiều về những gì đã xảy ra trong trứng khủng long trước khi chúng nở, bởi vì có rất ít xương khủng long phôi, đặc biệt là những mẫu vật còn nguyên vẹn có thể duy trì tư thế sống bên trong trứng”.
Quả trứng khủng long dài khoảng 17 cm, và các nhà khoa học ước tính rằng con khủng long nở ra sẽ dài khoảng 27 cm (bao gồm cả đuôi). Họ tin rằng nếu nó sống sót đến tuổi trưởng thành, Baby Yingliang sẽ dài từ 2 đến 3 mét.
Một nhóm các nhà khoa học từ Trung Quốc, Anh và Canada đã nghiên cứu kỹ lưỡng tư thế nằm của Baby Yingliang, so sánh chúng với các phôi thai khủng long được phát hiện trước đó và đi đến kết luận: Trước khi nở, khủng long cũng biến đổi thành hình dạng mới, giống như cách chim xoắn và đập vỡ trứng của chúng.
“Hầu hết các phôi khủng long không phải loài chim đều không hoàn chỉnh, vì hầu hết xương đều tách khỏi khớp”, Waisum Ma, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy phôi này được bảo quản bên trong trứng ở tư thế rất giống chim. Tư thế này chưa từng thấy ở bất kỳ phôi khủng long không phải loài chim nào”.
Chim hiện đại đều là hậu duệ trực tiếp của một nhóm khủng long hai chân được gọi là theropod, bao gồm những loài được yêu thích trong văn hóa đại chúng như Tyrannosaurus rex và Velociraptor. Zelenitsky cho biết chim hiện đại cũng thừa hưởng hành vi ngồi trên trứng để ấp, giống như tổ tiên của chúng đã làm hàng triệu năm trước.
Hóa thạch lịch sử này được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, và được Liang Liu, giám đốc một công ty sản xuất đá tên là Yingliang Group mua vào năm 2000. Sau 10 năm “ngủ” trong kho, vào thời điểm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang được xây dựng, nhân viên bảo tàng đã biên soạn các vật phẩm trong kho và phát hiện ra quả trứng quý giá.
Tham khảo CNN
https://genk.vn/phoi-khung-long-duoc-bao-quan-nguyen-ven-trong-qua-trung-70-million-tuoi-20211222174135809.chn?fbclid=IwAR0VeY31c7zVJS5huEndp7lSKGogafJSZd1GGJ6WoIOk-DludpcS_b19Cq0