Thơ Thanh Thảo chủ yếu viết về chiến tranh và thời kì hậu chiến. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như Những người đi tới biển hay Dấu chân qua trảng cỏ. Thepoetmagazine.org đã tổng hợp chi tiết các bài thơ hay tiêu biểu của Thanh Thảo trong bài viết sau.
Tuyển tập những bài thơ Thanh Thảo nổi tiếng nhất
20 bài thơ Thanh Thảo hay nhất mọi thời đại sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Đây đều là những tác phẩm nổi bật, được yêu thích nhất của Thanh Thảo mà bạn không thể bỏ qua:
Bạn đang xem: Những bài thơ Thanh Thảo hay nhất
Đàn ghi-ta của Lorca
“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”(F.G. Lorca)
những tiếng đàn bọt nướcTây Ban Nha áo choàng đỏ gắtli-la li-la li-lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choángtrên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nhahát nghêu ngaobỗng kinh hoàngáo choàng bê bết đỏLorca bị điệu về bãi bắnchàng đi như người mộng du
tiếng ghi-ta nâubầu trời cô gái ấytiếng ghi-ta lá xanh biết mấytiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tantiếng ghi-ta ròng ròngmáu chảy
không ai chôn cất tiếng đàntiếng đàn như cỏ mọc hoanggiọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứtdòng sông rộng vô cùngLorca bơi sang ngangtrên chiếc ghi-ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-ganvào xoáy nướcchàng ném trái tim mìnhvào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
Lời bình:
Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo, viết về Lorca – một nhà thơ, nghệ sĩ Tây Ban Nha bị sát hại trong cuộc nội chiến. Bài thơ là sự kết hợp tinh tế giữa nhạc và thơ, tiếng đàn guitar trở thành biểu tượng cho sự tự do và khát khao sáng tạo nghệ thuật.
Thanh Thảo không chỉ tôn vinh Lorca mà còn nói lên nỗi đau của những nghệ sĩ phải hy sinh vì lý tưởng.
Đàn ghi-ta của Lor-ca
Khúc bảy
Chúng tôi không mệt đâuNhưng cỏ sắc mà ấm quá!
Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽNhiều đổi thay như một thoáng mâyKhi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đóNgậm im lìm một cọng cỏ may…
Những dấu chân lùi lại phía sauDấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhấtMười tám hai mươi sắc như cỏDày như cỏYếu mềm và mãnh liệt như cỏCơn gió lạ một chiều không rõ rệtHoa chuẩn bị âm thầm trong đấtNơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lênHơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
Lời bình:
Khúc bảy là cái tên tiếp theo phải nhắc tới trong danh sách những bài thơ của Thanh Thảo về niềm tin vào tương lai tương đẹp. Với cấu trúc nhạc tính, bài thơ thể hiện những cảm xúc đứt đoạn, nhưng đầy sức gợi. Khúc bảy là sự suy tư về số phận con người, những khắc khoải và trăn trở trong một thế giới đầy biến động, nhưng cũng chứa đựng niềm tin vào tương lai.
Thử nói về hạnh phúc
INửa đêm tôi choàng dậytiếng bom hú rất gầnba đợt B52
Căn hầm của tôi ngày không nắng mặt trờiđêm không ánh saonhững mùa trăng lướt qua – xa cáchtôi thắp đèn – bốn bên là đấtmỗi lúc bom rungđất rơi đầy mặtđất rơi đầy giấc mơnhững giấc mơ chập chờnbao giờ cũng có khoảng trời xanh vòi vọilung linh gương mặt của người thương
IINhững tình yêu thật thường không ồn àochúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệtchúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quanbằng chén cơm ăn mắm ruốcbằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọcbằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổichưa từng biết nụ hôn người con gáichưa từng biết những lo toan phức tạp của đờicâu nói đượm nhiều hơi sách vởkhi nằm xuốngtrong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trờihạnh phúc nào cho tôihạnh phúc nào cho anhhạnh phúc nào cho chúng tahạnh phúc nào cho đất nước
có những thằng con trai mười tám tuổinhiều khi cực quá, khóc àonhiều lúc tức mình chửi bâng quơphanh ngực áo và mở trần bản chấtmỉm cười trước những lời lẽ quá tonhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc
với những thằng con trai mười tám tuổiđất nước là nhịp tim có thể khác thườnglà một làn mây mỏng đến bâng khuânglà mùi mồ hôi thật thà của línhđôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nộihay một bữa cơm rau rừngchúng tôi không muốn chết vì hư danhkhông thể chết vì tiền bạcchúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồngnhững liều thân vô íchđất nước đẹp mênh mangđất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịtchỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết
IIIĐêm nay ai cầm tay nhau vào tiệc cướiai thức trắng lội sinhai trầm ngâm viết những câu thơ thông minhai trả nghĩa đời mình bằng máu
máu đỏ thật không ồn àomáu lặng lẽ ướt đầm ngực áohạnh phúc nào cho tôihạnh phúc nào cho anhhạnh phúc nào cho chúng tahạnh phúc nào cho đất nước
những câu hỏi chưa bao giờ nguôi đượcmảnh đất hôm nay bè bạn chúng tôi nằmnơi máu đổ phải sống bằng thực chấtkhông ai nỡ lo vun vén riêng mìnhkhi mộ bạn chính bàn tay anh đắp
nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nướcthử lòng ta chung thuỷ vô tưnơi vỡ vụn dưới chân bao mảng đêm hèn nhátnhững gương mặt ngẩng lên lấp lánh chất người
IVCuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỉtôi nhớ người con gái xưa tìm chồngnhư cơn gió lang thang giữa trời đất mênh môngnỗi tuyệt vọng khiến tình yêu hoá đá
tôi đã gặp những người con gáimở đường cho chúng tôi ra trậnqua bóng hòn Vọng Phu
có nhiều em chưa tìm được người yêuđã giáp mặt hàng trăm lần cái chếthòn núi cô đơn đứng ngàn năm chất ngấtmà hạnh phúc bình thường vẫn quá tầm tay
các em mấy năm bám trụ nơi đâygánh đá phá bom tải hàng dựng lánđào sẵn huyệt cho mình khi ngã xuốngmà tình yêu không hoá đá bao giờxe chúng tôi qua các em mừng vẫy taychắc sau ròn rã tiếng cườinước mắt sẽ thầm rơitrên những gương mặt lành màu nắng gió
VCuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỉtừ tiếng oa oa chào đời của anhđến phút đầu mình thương nhau, em khócđến một ngày chia liđến nhiều tháng năm xa cáchanh sẽ nói với em thế nào về hạnh phúcmùi thuốc súng bay qua số phận chúng mình
em nói sẽ chờ anh năm năm mười nămsẽ chờ anh hết cuộc chiến tranh nàydù ngày trở về không nguyên vẹn
buổi chiều dâng vàng rực ngọn câynhững cánh chim mãi bay về một hướnggóc duy nhất trong đời anh – yên tĩnh là em
giữa chúng mìnhnỗi nhớ nhau chưa đủ thành hạnh phúccái khoảng cách bao giờ cũng thựcnhưng anh tin em sẽ đợi anh vềdù biết đây là những tháng năm dài nhất
nghe gió cồn xao đảo nóc rừng khuyanghĩ đến em – đất trời lắng lạimình sẽ thương nhau như chưa bao giờ thương vậynếu bước cuối cùng này – ta bước qua
và em ơi, ngày sum họp ngày maigiữa chúng mìnhcòn tên những bạn bè ngã xuốngnhững người hay mơ mộngtha thiết yêu và muốn làm được chút gìcho em, cho anhcho đất nước
đôi tay họđôi bàn tay trong sạchđã vùi sâu trong đấtsẽ vươn giữa hai ta như những nhành câynhững nhành cây ôm chặt cuộc đời nàygiữ cho những người yêu tròn hạnh phúc.
Lời bình:
Bài thơ như một lời tự sự về việc tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày. Thanh Thảo khéo léo dùng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh để mô tả sự vĩnh hằng của hạnh phúc trong những khoảnh khắc bình dị.
Dấu chân qua trảng cỏ
Buổi chiều qua trảng cỏ voiNgước nhìn mút mắt khoảng trời long lanhGió nghiêng ngả giữa màu xanhTiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang.
Lối mòn như sợi chỉ giăngCòn in đậm đặc vô vàn dấu chânDấu chân ai đọc nên vầnNên nào biết, ai đi gần, đi xa.
Cuộc đời trải mút mắt taLối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trườngNhững người sốt rét đang cơnDấu chân bấm xuống đường trơn, cỏ nhoè?…
Chiếc bòng con đựng những gìMà đi cuối đất mà đi cùng trời.
Mang bao khát vọng con ngườiDấu chân nho nhỏ không lời không tênThời gian như cỏ vượt lênLối mòn như sợi chỉ bền kéo qua.
Ai đi gần, ai đi xaNhững gì gợi lại chỉ là dấu chânVùi trong trảng cỏ thời gianVẫn âm thầm trải mút tầm mắt taVẫn đằm hơi ấm thiết thaCho người sau biết đường ra chiến trường…
Lời bình:
Bài thơ mang đậm màu sắc hiện thực và biểu tượng, với hình ảnh dấu chân trên cỏ gợi lên những dấu ấn lịch sử, những cuộc hành trình của con người, và những hy vọng về sự hồi sinh và tiếp nối.
Bước chân qua trảng cỏ
Khúc một
Khi con thưa với mẹMưa bay mờ đồng taNgày mai con điKhói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạChuyến tàu tăng-bo ngoài ga sơ tánVẳng tiếng còi đêm có bao người vội nói lời chia tayNgày mai con điNửa đất đai này mẹ gánh.
Sông Cầu chảy lơ thơSông Hông trằn sóng đỏTiếng gà sang canh mùi xôi không ngủĐêm cuối cùng bên con mắt mẹ dệt những gìLàm sao con hiểu hếtCả đời mẹ chưa từng viết một bức thưDù chỉ dăm ba chữNgày mai con điChiếc áo lính thức tròn đêm có mẹChiếc áo bọc hình hài mẹ choBọc trái tim dòng máu mẹ choKhông bao giờ đổi khác.
Mẹ ơi, sau khi sống đêm từ giã ấy năm năm rồiSau khi sống ngày 30 tháng 4 đất nướcSau khi sống bao bạn bè đã chếtCon xin lại bắt đầu từ mẹTừ cơn ho của mẹ một mình khuya khoắtTừ dáng đi dáng ngủ của mẹ hằn vất vảLàm sao con hiểu hếtMẹ đã hát ca daoMẹ giặt áo bên cầuHồn nhiên gió bay dải yếm.
Cho con xin bắt đầu từ mẹĐể nói về chúng conLớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùng áo línhXanh màu áo línhĐã từng sung sướng đã từng nghẹn ngàoĐược làm con mẹĐược ra trận những năm đất nước mình khốc liệtNhững nămChiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi ráchNhững nămMột chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời
Rồi tới lúc chúng con thay áo khácNhưng khi cởi áo raCon không còn gì thay được!
Lời bình:
Bài thơ mở ra một không gian của suy tư và triết lý về cuộc sống. Thanh Thảo thể hiện sự tìm kiếm bản ngã và ý nghĩa cuộc đời thông qua những dòng thơ mang tính nhạc điệu, như một bài hát ngân vang qua năm tháng.
Bên cạnh Đàn ghi-ta của Lor-ca thì Khúc một cũng là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi Thanh Thảo là tác giả của bài thơ nào.
Bạn ơi tôi làm sao tới được
bạn ơi tôi làm sao tới đượcnhững khoảng rừng nguyên sinh trong tâm hồn bạnnơi cành lá um tùm dây leo chằng chịtlớp lớp rễ ngầm ứa những giọt nước đầu tiên
Lời bình:
Bài thơ mang đến nỗi khắc khoải của một con người đang tìm kiếm con đường để đến với lý tưởng, với hạnh phúc. Từng câu thơ là những câu hỏi bỏ ngỏ, nhưng đồng thời cũng chứa đựng sự kiên cường và khát khao vượt qua giới hạn.
Trẻ con ở Sơn Mỹ
Cho tôi nhập vào chân trời các emChân trời ngay trên cátSóng ồn ào phút giây nín bặtÔi biển thèm hoá được trẻ thơTóc bết đầy nước mặnChúng ùa chạy mà không cần tới đíchTay cầm cành củi khôVớt từ biển những vỏ ốc âm thanhMặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíuGió à à u u như ngàn cối xay xay lúaTrẻ con là hạt gạo của trờiLốc cát quật vào hàng dươngNhững mảnh ván thuyền trôi dạtTiếng gọi từ khơi xaBầy cá heo nhô đầu ngày động biểnCon còng đỏ ngơ ngácMùi ẩm ướtTia nắngBãi cát sáng ngời trước biển đêm
Cho tôi nhập vào chân trời các emHoa xương rồng chói đỏBầy chim sẻ lại vềTrên ngọn dừa mồ côiNhư sau chuyến đi xaBầy chim đông hơnVà các em đông hơn
Những tiếng hò reo ngàn đờiLà cơn mưa giữa một ngày oi ảDội xuống tôi cả bình yên mát mẻTuổi thơ đứa bé da nâuTóc khét nắng màu râu bắpThả bò những ngọn đồiVòng quanh tiếng hátMang trên lưng một giỏ phân khôMang trong ngực tiếng u u của gióNắm cơm khoai ăn với cá chuồn
Chim bay phía vầng mâyNhư đám cháyPhía lời ru bầu trời tím lạiVõng dừa đưa sóng thở ngoài kia
Những ngọn gió đèn dầuTắt vội dưới màn saoĐêm trong trẻo rộ lên tràng chó sủaNhững con bò đập đuôi nhai lại cỏMùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ…
Tôi chỉ là trẻ thơCó nỗi nhớ vô tư quên lãngCó đôi mắt lọc lại những sắc màuTiếng khóc tiếng cười tan rất mauBao trò chơi dễ ham chóng chán
Là trẻ thơ tôi đổi thayNhiều giấc mộngNhiều sóng biển lắm chân trờiMang tấm áo cánh buồm rách tơiChạy căng phồng gió ngược
Nhưng giặc Mỹ đã tới đây và đã giết!Những chiếc bát mẻ đưa lênMắt tụi trẻ nhìn lợt lạtNhững thân hình như trái cây bị hápPhơi ra từng dẻ xương sườnĐàn ruồi bay đen đúa mâm cơmMỗi củ khoai cõng vài ba hạt gạo
Trên quãng đường nắng nungMờ mịt cátMẹ gánh con, bà dắt cháuĐứng sững sờ mùa lúa chín tháng ba
Cánh cổng khu đồnNghiến răng ken kétNhững ngọn đồi xô dạtBuổi sáng ấy tu hú kêuTrên núi Đầu VoiTiếng chim đỏ rạng đông xoè nan quạtÔi lá xanh lá non bàn tay chấp chớiMặt đất đầy gương mặt trẻ conLời mẹ nựng chưa tan trên đầu lưỡi…
Lời bình:
Trong các bài thơ của Thanh Thảo về chiến tranh nói chung và Sơn Mỹ nói riêng, không thể bỏ qua tuyệt tác Trẻ con ở Sơn Mỹ. Thanh Thảo viết về những đứa trẻ vô tội trong thảm sát Sơn Mỹ với ngôn từ đau đớn và xót xa. Bài thơ là một bản cáo trạng về chiến tranh và sự tàn bạo, đồng thời cũng là tiếng nói lên án những nỗi đau không bao giờ phai mờ trong lịch sử.
Trẻ em ở Sơn Mỹ
Những đứa trẻ sinh trong lòng đất
Dưới những lùm dứa dạiDưới rễ treDưới cát từ ngày nhuộm máu trẻ conVụt sống dậy những đường hầmXuyên trong tối tăm luồn qua hơi thởLát bằng những thân cây bị tàn sát
Chúng ta đã ăn ngủNói cười trên mặt đấtSinh con đẻ cái trên mặt đấtTới khi chết mới trở về lòng đất
Giờ đâyMẹ rặn đẻ trong đường hầmChìm sâu dưới nền nhà mười thướcBiển thắt ruột trời xanh nín thởVách hầm trán mẹ mướt mồ hôi
Hơi thở đầu tiên con đã thiếu khí trờiNgọn lửa nhỏ chập chờnLay chiếc nôi bằng đất
Có lẽ mùa thu trên kia chim hótNhững đám mây hoàng hônMàu cổ tíchChẳng ngôi sao nàoXuống được nơi đây
Tiếng khóc oe oe không ban đêm không ban ngàyTrong địa đạo dòng sông ẩn khuấtLời mẹ à ơi thả một lá thuyềnCho giấc ngủ con trôi về tít tắp
Những vòm trời vú sữa đầy căngCon bú no chưaMà miệng con chóp chépSữa nuôi con mẹ vắt kiệt thân mình
Mỗi khi cha con bật nắp hầmVọt lên mạch nước ngầmNhững cuộc đời du kíchChảy biến vào đêm tối không tên
Hãy ngủ, ơi con, hãy ngủ bình yênDù tro than mái nhà thuở trướcVệt máu khô trên cát sóng khoả rồiCâu thổ lộ đầu tiên bên chùm hoa ngũ sắcMùi lá dương lửa bếp thơm nồng
Mẹ cha đi giành lại cho conMột chỗ đứng bình thường trên mặt đấtCó mưa nắng bão giông chim hótCó niềm vui nỗi khổ con ngườiMặt trời rọi tới mầm xanh nhỏ nhấtCon sẽ lớn như củ khoai vùng cátSẽ ngọt lành như những củ khoai…
Lời bình:
Tác phẩm này thể hiện hình ảnh những đứa trẻ lớn lên giữa bom đạn và chiến tranh. Đất mẹ bao bọc và bảo vệ, nhưng cũng là nơi chứng kiến nỗi đau của dân tộc. Thơ Thanh Thảo như một lời tri ân đối với những con người đã kiên cường sinh tồn và vươn lên từ đau thương.
Những người du kích
Anh mở mắt trống trơn vùng cátNắng đổ lửa trời cao quay quắtLàng cũ đâu những đường dừa mát xanh
Anh nhắm mắt thấy từng chùm trái ngọtNhững nấm cát gối đầu nấm cátNhững dấu chânCắm giữa xương rồngNgười đang sốngNằm bên người đã khuấtĐêm trùm lên mùi cỏ dại
Đã nghìn lần như thếMỗi khi vượt quaMột ổ phục kích, một bãi mìnAnh lại nhận ra hơi hướngNhững gì thân yêu cũThấm trên đất cát ăn nằm se xót tận ruột gan
Gió lồng qua đồng rángSa mù dâng khép cửa bầu trờiBiển thở nặngThuỷ triều lên chầm chậmPháo cầm canh rung phía núi Đầu VoiCó làn khói mỏng manhLen giữa hàng dừa nướcNơi lặng imNhững người du kích quây quầnNgọn lửa đuốc đủ cho nồi cơm chín
Trước hừng đông họ ăn vội ăn vàngRồi bên dưới khối sương mù đặc cứngCăn cứ lại bắt đầu di chuyểnNhững người chìm xuống hầm sâu như nước thấm vào lòng cátNhững người vụt trồi lên như đá mọc bất thần
Họ giữ bên trong gương mặt của làngMột lối ngõ chói chang bông bụtTiếng gà gáy, tiếng chân bò thậm thịchNgười đi cày đầu đội sao maiTrưa cháy nắng múc lên gàu nước giếngLúc đói lòng ăn đỡ mấy củ khoai
Nơi đất đai ngấm vào da thịtMảnh ruộng chua cũng truyền lại bao đờiNgười già chết lại về gò núi ởĐể đất bằng cho con cháu sinh sôi
Mỗi xóm nhỏ cây cầu cửa rạchĐều mang tên người khai phá buổi đầuNhững tên tuổi thật thà như đấtNhư cây cỏ trong làng dàng dịt lấy nhau
Nếu tất cả chỉ còn là ký ứcThì ngày mai anh sẽ sống thế nào?
Anh sẽ bắt đầu trở lạiTrồng một cây dương nonGỡ hết mìn dưới nền nhà mìnhĐời sống cứ trào lên phía trước
Anh sẽ nhớ sẽ quênNhư mọi người trong cuộcMuôn ngọn sóng vỗ vào bờ cátGió không phút ngừng reo qua hàng dươngNhững lối mòn như chỉ tay ngang dọcCó thể mờ có thể đổi thayTóc rồi bạc, gương mặt làng rồi khácChẳng hề chi!Anh sống trọn tháng năm này
Anh đã sống hết mìnhNhư một người trong cuộcĐã thương nhớ xót xa căm uất thật lòngĐã im lặng những khi cần im lặngĐã nổ bùng mỗi lúc trước cơn giông
Trong bóng tốiNhững con đường du kíchChằng chịt căng những động mạch của làng“Bao giờ về lại nhà taÔm cây cột cháy cũng là thơm danh
Bây giờ che tạm trời xanhNằm trên nền đất đắp chăn gió lồngTrải qua rét buốt lửa nồngGia tài còn vẹn tấm lòng ấy thôi
Những người mọc thẳng giữa đờiNhư rừng dương chắn ngang trời cát bayNhững người bền tựa rễ câyLuồn trong đất đá cánh tay trụi trần”
Họ dò tới những mạch ngầm bí mậtĐã nuôi được xương rồng trên trảng cátVới xương rồng họ tìm cách nở hoaNhững tiếng nổ ánh chớpKhói trùm căn cứ MỹMảnh poncho chết cứng vắt rào gaiQuả đạnB.40 rít qua vầng lửa
Chúng nó nháo nhào như lũ chuột chù bị cháyBố trí lại hàng rào phòng thủMìn clây-mo hốt hoảng thét trong đêmVà trực thăng pháo bầy bom tấnCứ dồn dập trút vào khoảng trống
Và đêm đêm trên giấc ngủ bọn giết ngườiLại đè nặng những bóng đen trừng phạt
Có em bé ngồi thổi sáo bên sừng trâuThênh thênh giấc mơ mặt trờiNghé ngọ mùa này cỏ lên non xanhChiều chiều lá tre phơ phấtCơn gió tắt trong lùm dứa dạiTiếng sáo nghiêng qua khói bếp thẫm mầu
Mắt những người du kích dõi về đâuLựu đạn choàng lưng tiểu liên áp ngựcĐêm này đột vô khu đồn hay pháo kíchĂn nắm cơm khoai nghe nóng khô trong cổBầy vạc đêm kêu đột ngột ngang đầu
Mắt những người du kích trôi về đâuBà ngồi lặng lảy từng hạt bắpHơn bảy mươi tuổi đời quần áo ráchBóng tối cày trên vầng trán nhăn nheo
Cháu bên bà còm cõi giữ nia khoaiCân bó giẻ vết thương chưa lành miệngCâu hát ru đến lòng ta chết điếng“Chim bay về núi tối rồiKhông cây chim đậu, không mồi chim ăn…”
Những đứa trẻ cởi trần chạy quanh tháp canhMiệng chúng kêu như gió hátTrò chơi giữa mặt trời lốc cát
Mùa tháng ba líu ríu bầy chim sẻNhững ngôi nhà vụt đứng dậy đã trở vềNhững người thợ đục đá trên núi Đầu VoiNhững thợ hồ trộn vôi và mậtBàn tay múa dẻo chiếc bayTiếng trẻ con xuyên mọi bức tườngMái ngói tô mảng màu chói đỏXơ dừa phơi nắng vàng rực rỡNhịp hò dô trầm nặng đẩy thuyền lên
Xem thêm : 20 + Bài thơ Huỳnh Văn Nghệ hay không thể bỏ qua
Những con thuyền thở dài trên cát trắngNghe da thịt nồng hơi biển mặnMùi cá tanh quanh bến cá buổi chiềuNgười bán mua gồng gánh lao xaoBao bếp lửa nhóm niềm vui sum họpCác thiếu nữ gội đầu hong tócTrời khô ráo sao nở dòn lách táchTrâu cạ sừng, chim về tổ ngủ yên
Những cặp vợ chồng chuẩn bị cho chào đời những đứa conNhững đứa trẻ nằm mơ, những bào thai khẽ đạpVô số mầm cây nẩy từ ngực đấtĐêm mùa xuân thiêng liêng
Những người báo thù lại rút về lùm dừa nướcCùng với thuỷ triềuNơi đây tiếp liền trảng cátĐã vùi sâu những cặp mắt trong veoNhững đứa con bị tàn sátNấm cát nhỏ đắp lên gió dời chuyển phương nàoBiển gào thét và phía làng súng nổTiếng trẻ khóc xuyên qua lòng họ
Từ đây không cuộc đời nào còn yên tĩnhMuối mặn đắng, mặt trời gay gắtTrong bóng tối những cánh tay như dây lèo bện chặtCăng giữa biển đen gió quần quật bốn bề
Sơn Mỹ ơi những đêm dài có ngheTiếng lặng im trong lồng ngực người du kíchTiếng hàng dương cụt ngọnTrần mình lúc bão quaGiờ họ lắng từ xaTí tách giọt tranh trước hiên nhàTrái dừa rụng dội vào nỗi nhớMùi bắp rang thơm ấm đêm mưa
Bao nhiêu người đã điCái khoảng trống mái nhà còn ở lạiCứ nhói lòng ta mãiMấy bông cúc nở thầm giữa cỏ hoangVà bóng mát tàu lá chuốiChe nghiêng một khoảnh khắc bên đường
Có thể chỉ phút sau đời họ bỗng dừngNhững người cách nhau dăm ba tuổiGiữa cuộc chống càn hay những tao ngộ chiếnThường xuyên trong bóng tốiHọ nằm ngay bãi cát rào kẽm gaiGối đầu lên đám lúa đang chờ gặtĐồng đội thiếu nhau từng bữa cơm
Những đêm luồn sâu vô ấpÁnh chớp loá trên mái tôn hầm hậpGiọt nước mắt mẹ mình vùi lẳng lặng trong troĐều soi rõ các anh soi rõ đến tận cùngNhững cuộc đời đã trao cho vùng cát nàyKhông một lời mặc cả…
Lời bình:
Tác phẩm của Thanh Thảo đã khắc họa hình ảnh những người du kích mạnh mẽ và đầy sức sống trong cuộc chiến tranh. Ông thể hiện sự khâm phục đối với những con người không chỉ chiến đấu vì lý tưởng mà còn vì sự sống còn của dân tộc.
Em bé cởi trần dưới mặt trời
em bé cởi trần dưới mặt trờimặt trời cởi trần trên nền mây xanh ngắtchỉ người lớn chúng mình là kỳ quặcche chắn tấm thân bằng đủ thứ áo quần
Lời bình:
Một bức tranh thơ đầy ánh sáng, bài thơ này như tôn vinh những gì thuần khiết và mạnh mẽ nhất. Hình ảnh em bé dưới mặt trời biểu trưng cho niềm hy vọng, cho sự sống tiếp diễn bất chấp mọi khó khăn.
Hòa âm
nam nữ thanh niên xếp hàng mua giày modechim câu nhẩn nha trên hè phố cùng ngườinhững vòm cây lipa bùng ngọn lửa xanh ngờithành phố vừa quay vừa trôi lãng đãng
cụ già bước một mình trên phố vắngdấu gậy rơi chầm chậm giữa cỏ chiềucháu nhỏ nằm ôm xe nôi mẹ đẩyđôi mắt mở lên khoảng trời trong veo
Lời bình:
Những bài thơ hay của Thanh Thảo thường mang giai điệu như một bản nhạc hay và Hòa âm không ngoại lệ. Ông sử dụng khái niệm âm nhạc để truyền tải thông điệp về sự hòa quyện và đồng điệu trong cuộc sống. Bài thơ như một khúc ca về sự gắn kết giữa con người và tự nhiên, giữa tâm hồn và vũ trụ.
Ngịch âm
những bếp điện bếp ga tiện nghi sạch sẽđã nuốt mất của ta ngọn lửa hồngvà mùi thơm nồng đượm gỗ rừngvà làn khói xanh lam trên ống khói
cuối thế kỷ này ta được hưởng bao nhiêu cái mớinhưng mất mát quá nhiềukhông thể nghĩ đến một ngày nào đónhững robot trắng lạnh kia cũng biết yêu
Lời bình:
Tác phẩm này là sự phản ánh về những xung đột nội tâm, những điều bất hòa trong cuộc sống. Qua những âm thanh nghịch ngợm, Thanh Thảo diễn tả một thế giới đầy mâu thuẫn nhưng cũng không thiếu sự cân bằng và giải thoát.
Chân tre
bước ngang dòng sôngpháo đài xanhla đà rủ chim làm tổđêm nghiến răng ngày lam lũthở gai khóc lá than cànhviết lên cao xanhngọn bút trúc tâm ngơ ngáckhông biết viết thì vótnghêu ngao bình cũ hũ sànhthài lài rau mác nấu canhbắt tép kho cà nuôi anh khôn lớnthương mẹ kính chakhổ nghèo tật bệnhhoá trăm vị thuốc cứu người
– này bạn tre ngâm ơisao mắt rạng ngờimùi hơi gắt
– thì Việt vương cũng nằm gai nếm cứtnhư thân ta ủ kín trong bùn
– này chìa vôi nọ bách thanhsao cứ nghe xạc xào là hót
– thì bác tre mới mặt trời nứt mắtđã toả bóng về sau
– không thể sống mà đaukhông thể chết mất gốc
gió nồm nam thay quạtngồi bụi tre đôi phút mát lòngquăng quật cả nghìn nămchịu trăm thứ đè đầu cưỡi cổchờ trăng lên hát giọng thổlý con gì vắt nửa khố dây
như bác Năm Trì đây
lên bảy bác cọc còi theo cha ra đồng đập đất cụcthoang thoảng mùi phân bòmùi hương ấy trốn sâu trong tiềm thứcmấy mươi năm sau bật nútthành thơ
bác Năm Trì lơ tơ mơbác Năm Trì dân Quảng Ngãi
nhớ bác trán vồng như luống khoaitay chai bánh tráng sượngmắt băm băm lục tìm tám hướngcuốc vung lên moi từng củ cuimặt đanh rắn đất cục mùa phơi ải
bác Năm Trì dân Quảng Ngãi
ghét bác ghê cái tính hay nói tụcchửi bậychẳng nhằm ainhư trẻ con ném đất cụcvô ý trúngcó khi đền thấy mẹcó khiphải kiểm điểm
dù đất cục quê mìnhchỉ u đầu chứ khôngsưng
bác Năm Trì tưng tưng tưngbác Năm Trì dân Quảng Ngãi
mùa tiếp mùa bác kéo nhá buông câuxơi táidăm ba thằng se sẻcó lúc buồn leo tít ngọn cauhát giọng thổnhững bài ca quá lửanhư cá bống kho tiêukhen khét mùi niêu đất
bác chúa ghét những bống bống bang bangăn cám trả vàng
bác Năm Trì tàng tàng tàngbác Năm Trì dân Quảng Ngãi
đêm láng lênh bác ngồi gãi hángtrăng hạ tuầnnhớ lung munghình như tổ tiên mình có cái chén mẻgửi đâu đó bên dưới đế tháp Chàmnhững ngọn tháp chỉ còn trong ký ức
hình như tổ tiên mình trồng một bụi tretrồng một luỹ tretrồng một rừng trebên dưới thành Châu Sabên dưới Trường Luỹđâu đóbên dưới những niềm hy vọng cũ
người ta lên voi xuống chólên ngai xuống bãi thài làicòn bácnăm này qua năm khácnhào nặn đất cục
bác Năm Trì ục ục ụcbác Năm Trì dân Quảng Ngãi
bây giờbổ nhát cuốc đào lênlại gặp những niềm hy vọng cũnhững giấc mơ quá lửanhững rễ tre hoá thạch tự bao đời
quê hương ơi làm sao tôi sốngthiếu Ngườilàm sao tôi thành một bóng câynho nhỏnếu trước nhà tôi, ngoài ngõkhông rậm rì rậm rịt một bóng tre?
Lời bình:
Bài thơ nằm trong loạt thơ thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người và thiên nhiên. Thanh Thảo sử dụng hình ảnh chân tre để gợi lên sự gắn bó sâu sắc với cội nguồn, với đất đai, nơi con người sinh tồn và vượt qua những khó khăn. ”
Chân tre là biểu tượng cho sự dẻo dai, bất khuất của con người Việt Nam trước những thách thức khắc nghiệt của cuộc sống, và nó phản ánh tinh thần bền bỉ của dân tộc.
Chân ruộng
những con đỉa bám vào ký ứchút thời gian nhớ nhớ quên quêntôi không biết giữa quên và nhớcon đỉa dai chọn cửa nàolên tám tuổi lần đầu tôi bước xuống bùnbàn chân nghe gốc rạ thở thanđám ruộng sâu nhìn dòng sông nhỏđón đứa trẻ lần đầu tập làm nông dâncũng ở đây lần đầu tôi bị đỉa hút máunhững con đỉa tự ngàn xưahoảng sợnhững con đỉa đeo bám vào giấc mơnhờ nhợ(bây giờ người Tàu sang xứ mình lùng mua đỉađắt bao nhiêu cũng cânchắc họ mua về thả ruộng (Tàu)cho đỉa bu sướng chân (Tàu)hút máu)
người Tàu thật lạhọ mua những thứ dân mình vứt bỏvà bán cho mình những thứ cả thế giới vứt bỏ
làm sao tôi biếtchân ruộng sâu có gì?
bác Năm Trìbình thản xoa tí nước bọt vào chânvà bứt ra một conđỉanói theo kiểu bây giờ“hết sức kiềm chế!”
à à uôm uômruộng sâu rồi tới ao chuômtôi lớn lên từ đó
bàn chân sục trong bùnnghe ram ráp lá lúa xoa vào mặttừ một cánh đồng anh đi đánh giặcmùi bùn đâu chẳng giống nhau
cứ gì mùi thơm mới khiến nhớ lâukhi bùn non nối đời anh với đấtkhi bàn chân giẫm gai cào đá sắclà để cho bùn ruộng nhuyễn hơn thôi
bùn ruộng là tôithuở mẹ cho con búbầu vú thoảng mùi gốc rạbùn ruộng là emnay chân dài nhưng ngày bé thơđồ hàng em chơi con cua kéo càybùn ruộng là anhgiờ tiến sĩ mà đầu loé nhanhhình con lia thia đá
hồi nhỏ anh không chơi đỉakhông nói dainhưng đố biếtruộng sâu cho anh những gìđỉa trâu cho trâu những gìvu vơ cho thơ những gì
đất qua tôi những gương mặt khác nhaunhững luống cày ngây dạinhững năm ấy tôi nằm sát đấtchẳng lo nghĩ gìnhững năm ấy cây chò rừng bốc cháylửa hồn nhiên sáng trongtrăng như sữa đổ tràn rẫy cũmột mình tôi ngun ngút nhớ thươngnhững năm ấy tôi bơ vơ như đấtbị bỏ quên một gócbìa rừng
tôi đứng dậychính nơi mình vấp ngãđầu gối va đất cụcngây dại lấm bùnmùi bùn làm tôi ngây dại hơn
tôi hạnh phúc thơ mình lấm lápthơ mình in gương mặt bác Năm Trìnẻ chân chim mặt ruộng mùa cuốc ảilầm lìhái rau tập tàngbắt con cua lùa con cávề cho mánấu canh chua
ô kìa con…
người già quê tôituổi ngót trăm ngày tăm xị rượulưng còng song song mặt đấtdáng thảnh thơi như một chiếc tàu baybay chầm chậm qua mây mù u uấtchở thênh thênh một đời nặng nhọccon cháu xa quê mấy chục năm về còn nhớ mặtnhớ thằng cu bị đỉa bu cua kẹp khóc ra saongười già quê tôibắt được con gì ăn con nấynấu canh đủ thứ lámọc hoang trên ruộng mìnhmỗi khi họ làm thinhmây trên trời tụ về đen kịt
nhớ linh tinhđựng cho vừa vài folder máy tínhđếm lỉnh kỉnhmỗi lá rau một bài thuốcnhớ những đêm soi đuốcgiữa đồngđếm mênh môngmàu ráng chiều thay đổimưa sa hay gió nổiđêm nhìn saobiết ngày mai sa mù
người già quê tôichỉ không biếtsân golf là thế nào
Lời bình:
Với Chân ruộng, Thanh Thảo tiếp tục khai thác hình ảnh của người nông dân và ruộng đồng – nơi nuôi sống bao thế hệ. Bài thơ khắc họa tình yêu và sự hy sinh thầm lặng của người nông dân với mảnh đất quê hương. Ruộng là nơi gieo hạt và thu hoạch, nơi chứa đựng mồ hôi, nước mắt và cả hy vọng về một mùa màng bội thu.
Chân mưa
những cây cau đã trổ hoayêu thương xa lạnơi không khí biến ta thành lặng lẽdẫu muốn ồn ào biết ồn ào với ai
con đường mấy mươi năm mòn dần dưới chân người chân trâu chân mưađường lầy thụt dẫn về yên tĩnhta đã có những con chuồn chuồn con cá con cuata đã có nỗi cô đơn ngọt ngào trẻ nhỏ
và tôi đã cóchân mưa
có những ngày mưa rất buồnmưa đi luônrồi mưa trở lạinhững dấu chân mưa bờ tre phấp phỏngbong bóng phập phồngtôi ngồi nhìn mẹ tôi xay lúatôi không biết và tôi không nghĩđời mình như chiếc cối xay trecó ngày quay trở lạitôi chỉ nhớ bát ngô rang giã lớtrộn chút đường đenthơm cả chiều mẹ cho tôi ănmưađầm đìa tong tảmướt xanh tàu lá chuốimờ mặt sôngbác Năm Trì thả lờ kéo nhámẹ tôi mua một bát lòng tongkho nghệngôi nhà tranh chỉ có hai mẹ conmưa thì thầm ngoài cửathằn lằn chắc lưỡimưa giống bác Năm Trì khoác áo tơichân người chân mưa va vấp nhautất tả
Sáu mươi năm còn lại gìvẫn tiếng chân mưa đingoài cửa sổ
gần như một bức tường vô hình dựng lênbao bọc tuổi thơ quê nhà mấy mươi năm xa cáchthỉnh thoảng ta về nhìn ngắm lạiphần đời đầu tiên con đường loang những vết bùn
suốt đời tôi cứ va phải những bức tườngtrơ lỳ u mêhung hãnhoảng sợ
chỉ duy nhất một bức tườngdịu dàngtrong suốtthương yêubao bọc
bức tường mưachìm tận đáy quê nhà
nơi mùi hoa cau thơm đậm hơnlúa xanh hơndòng sông hiền hơn tất cảhoàng hôn xuống như một người gánh rạgánh sắc vàng đang sẫm dần
trên chân ruộng con cò đứng một châncúi đầu ngẫm ngợi
những bức tường bê tông lầm lìnhững bức tường sắt thô bạonhững con sư tử đánhững con đại bàng bằng xi-măngsẽ thay hoàng-hôn-người-gánh-rạ của tôi chăng?
lò dònướng chiếc càng cuathơm thơmnhư đứa trẻ vừa chạy qualâng lâng bát nước chè nhàdồng dộc làm tổ còn tha sợi vàng
thằng Bờm có cái quạt mothì tôi có cả tuổi thơ của mình
bao giờ thoang thoảng hoa caumặc lòng cua máy cáy đào tự nhiên
đời như chiếc cối xay trequay quay quay mãilại vềtuổi thơ
60 năm còn lại gìvẫn tiếng chân mưa đingoài cửa sổ
Lời bình:
Trong Chân mưa, Thanh Thảo diễn tả sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt là mưa – nguồn sống cho cây trồng và đất đai. Mưa, dưới góc nhìn của tác giả, không chỉ là hiện tượng tự nhiên mà còn là biểu tượng của sự sống, sự hồi sinh, và hy vọng.
Hình ảnh chân mưa gợi lên những bước chân nhịp nhàng của thiên nhiên và con người cùng hòa vào chu kỳ sinh tồn.
Chân núi
nhớ cái đận tôi đi rừng lấy nứalội qua suối nghe róc rách trong mìnhmột dòng mát lạnhlưng chừng dốcbó nứatuộtkhiến tôi sảng hồnkhông kịp thởchỉ mong mauhết dốcchỉ mong thoátbó nứachỉ mong chóngxuống núi
khi tôi dưới chân núinúi quá caokhi tôi lưng chừng núinúi quá dốckhi tôi trên đỉnh núinúi quá thường
một lối mònsương sương
ngày ấychỉ cần mautới suốichỉ cần nhanhtới cuốichỉ cần vứtbó nứachỉ cần thấynhà mình
rồi tôi âm thầmleo một ngọn núi kháctrèo một con dốc khácvác những bó nứa khácmơ những giấc mơ khácnhưng không monghết dốckhông mong thoátcái gì
như người xuyên rừng nhãng bước chân đicứ chăm chăm phát cây mở lốigánh nặng là chữmuỗi vắt là chữmồ hôi là chữđói bụng là chữ
buồn vô ngôn
giấc mơ chữquanh quấtmê mảitrơn tuộtnhững hy vọnglơ lửng
đỉnh núi là chân núivà ngược lại
bây giờ ngồi một mìnhnói một mìnhtrên vai không còn bó nứakhông còn gì nữakhông leo dốckhông khát nướcchân núi là đỉnh núikhông ngược lại
may ra cònmột giấc mơ
những giấc mơ đêm nào quanh quấtchợt sáng chợt tắtvào những buổi trưa trời tích điệnngười tích nhiệtcây ba lá tìm một chiếc túi xách bị mấtkhông ai nói cho biếtphải làm gìchân núi trước mặt mìnhxa lăng lắctôi biết sự an ổndưới chân núingôi nhà bé nhỏdưới chân núinhững bụi sim mua hoa tímdưới chân núimẹ tôi nằmdưới chân núiđôi khi biết chỉ mà biếtnhớ là nhớ vậy thôi
tôi bắt đầu từ chân núinhưng chưa biết bao giờ kết thúc? ở đâu?
Lời bình:
Chân núi khắc họa sự hùng vĩ của thiên nhiên, với núi non cao lớn, vững chãi. Thanh Thảo đưa người đọc vào không gian của sự vươn lên, vượt qua những giới hạn của con người để chinh phục thiên nhiên.
Hình ảnh chân núi là khởi đầu cho những cuộc hành trình đầy thử thách và mạo hiểm, nhưng cũng mang theo niềm hy vọng và khát khao khám phá.
Đêm trên cát
(Một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát)
những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái Hoàcặp mắt giấu sau bóng tốitiếng thở dàibàn tay nơi không thấy bàn tayphút chốc đốm lửa loé sángngười lính canh bên con nghê
bao giờ
ta không định ra đi hay ở lại
hoa gạo trong sương sớmnung nấu lòng kẻ xata đứng phía mặt trời lên chậmnửa đường đời cơn gió thoảng quađừng nói đừng nhắc
ta thèm nghe tiếng giã gạovợ hiền tấm mẳn làm thuêvà dòng sông chảy ta nghemùa đông bãi quạnh lạnh tê gió lùata như thể cành bàng khôcắn răng chịu rét mà chờ lộc non
bao giờ
câu hát thời bé dại“ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”…
sẽ tới lúc chăng
con nghê đá người lính canh hoá đáđêm cứng khô như một bức tường
ai thả rơi từng bước chânhoang vắng… áo phong trần tả tơi
Xem thêm : Tổng hợp thơ thả thính tên Thắng, Thịnh, Hùng, Quý siêu hay, bao có bồ
ta đã giải trọn kiếp ngườivới dòng sông dựng ngang trời thanh gươm
với bài ca thuở khốn cùnghát bên người đói ngập ngừng xin cơmvới tàn nhẫn lời roi songcháy trên da thịt hãy còn biết đau
đừng nói đừng nhắcta đã gượng dậy thế nàođể ném những câu thơnhư khạc từng búng máu
có lúc vào canh ba sợi dây đêm chùng lạita lấy chiếu đắp thêm cho chú nhỏkhêu bấc đèn ngóng đợingỡ vừa nghe tiếng kẹt cửa của hư vôgiận mình chưa học được phép ngủmắt trừng trừng mở trước vực sâu
những con chuột nhắtgặm nhấm tấm vải hy vọngmà ta canh cửi suốt đờinhững con chuột nhắtbò qua khoảng không chóng mặtlên tận chín tầng trời
khoảnh khắc ta hụt hẫngmây dưới chân tan loãng rã rờihố thẳmbao năm ròng chới vớilòng mê man vin một chút danh hờ
trên đất nước trận bão đen tàn hạibầy châu chấu từ đâu về che kín mặt trời
lúa te tướp mặt người xanh xámdài làm sao những buổi chiều trống rỗngbụng quắt queo kiến bòcái đói thật tình xuống hai hàng nước mắtnào phải chuyện văn thơ
nào phải lối đãi bôi thù tạctrăng trong chén anhlà giọt rượu cặn cuối cùngcủa sông Trà một đêm khói sóngnhìn mắt bạn thấy bóng mình lẳng lặngmối hận bỗng trào lên cuộn xoáy con thuyền
dù đi hay ởchẳng bao giờ ta quênbàn tay bạn giơ ngang như níu kéo
như buông bắt cái gì tận xa vờita chỉ là gã nhà thơ cùng đường quay trở lạilòng ước ao thoáng hạnh phúc mơ hồ
tóc xoã đầu ngọn giórối bời bao tâm sựta già rồi chăng
trước mặt bức tường cao thêm mãi
gánh nặng lưng còng trèo non lội suốixoè bàn tay còn lại đất bùnmong tài năng nở rộ dưới vầng dươngbuồn cười thaynghe trong miệng vị sương mù nhạt thếch
Con chim quyên lỡ vậnlang thang trên mặt đấttiếng kêu sao nghẹn ngàota đã phí hoài quá nhiều sức lựcgót chân mòn những bước không đâu
ở nơi đó dường như tình yêulần thứ nhất hoa xoan rơi lấm tấmmưa giêng hai thấm áo người ơiở nơi đó ta nhỡ một nụ cườiba mươi năm sau nhớ lại còn muốn khóc
nỗi nhớ của người đi trên cátmỗi bước mỗi lùi về tuổi thơnhững khao khát bỗng thành chõ vỡmắt đăm đăm cát trải mịt mờ
thì cứ đi cứ đi và đi mãinhư nước kia chảy không bến không bờta đã ném thơ mình vào thác xiếtmột sợi chỉ mành mỏng mảnh treo chuôngmột tiếng thét khi đầm lầy dâng ngập cổtrước mõm chó trước vó ngựalần đầu thơ biết đến hiểm nguy
hãy đứng lên ngọn lửagiữa màn đêm kinh sợhãy thắp sáng lời nguyền rủatrước Ngọ Mônhãy uống cạn con đườngđầy chông gai cạm bẫy
hãy xuyên thủng bức tườngbằng ngôn ngữhãy chế ngự thời gianbằng lặng lẽ
ta đã vãi tung những hạt giống của mìnhvào đất đai tăm tối
bao giờ cho đến tháng ba
trẻ gọi trâu lanh lảnh ngoài đồng lúa đang thì con gáiluỹ tre ngà lơ mơcái áo khoác thanh bìnhtiếng tu hú trôi trong màu đỏtháng năm về thức tỉnh những mầm sencó gì khiến ta bứt rứtcó gì không thựcqua vẻ hiền lành khép nép kia
ta thích hoa phượngcháy tận cùng ngọn lửadù phải thiêu đốt cả mùa hạ
ai thảnh thơi ăn măng trúc mùa thugió heo may ta cúi đầu từ biệtdăm bảy học trò mang rượu tiễn đưacác con đừng khócta đi đâulênh đênh theo đàn chim di trú
ai cắn răng qua cầu mùa đôngcầm cố áo bông đổi vài đấu cámchợt ấm lòng nghĩ tới người thân
nếu chỉ sống cho riêng mìnhcảm sao nổi phút tấm lòng kỳ lạ ấy
*
đã trộn trong ta hàng ngàn số phậnnhư bột nhào như vôi vữamong một ngày hiện rõchất thật mỗi con người
lặng yên trên bề mặtgào thét dưới chiều sâuhiểu những giới hạnvà khoảnh khắcmột thành hai thành ba thành vô số
mãi mãi dò tìmmãi mãi không thể nào chạm đáy
những quả táo non chua chátngọt ngay dưới mắt trẻ thơcha lẩn thẩn đi học nghề mổ rồngđâu ngờ các con đói gầy đến thếnhư Thiếu Lăng thuở xưa về nhàôm mặt khóc đất trời sầm tối
những giọt nước mắttắt nhanh trên cátnhững giọt nước mắtchẳng cần hoá ngọcném gông dài làm chiếc thang mâycười dội tới những tầng cao chất ngất
ta sống lại nhờ tiếng cườilần thứ hai chào đời từ ngục thất
xin bạn đừng kinh ngạcvì sao chiếc mầm cây nhỏ nhấtbị cả mùa đông nhào vô trấn lộtbị bóng đêm lường gạtvẫn trần trụi lớn lên
trên cánh đồng ngập ngụatrên màu lam lũ những ao bèota biết mình sẽ trở lạivới bạn nghèo ăn bữa cơm rau dưauống chén rượu thơm nồng không pha pháchcất bằng thứ men truyền giữ đã bao đời
ta sẽ trở lạidù phải húc đầu vào đáđể mở cửa
sau mùa đông là mùa xuânsau cái chết một bắt đầu khác nữa
rêu nhuộm thời gian quanh gốc gạođàn quạ kêu trên đỉnh tháng tưchuông chiều buông dòng sông chảy chậmsao vụt xanh dải ráng chưa mờ
có tiếng gì chừng quen thuộcđến từ sắc trời phút giây thay đổichừng gọi ta từ yên tĩnh không cùnghỡi người bạn đường mệt mỏiđâu là nơi dừng tạm bàn chân
đâu con sóng dịu dàngđưa đẩy vành trăngđâu lời ru lúc quên lúc nhớnhư mây mù mây tan
giócátquay cuồngchiếc láxốc áo đứng lênlưu đàybầy cá nược đua theo thuyềntrăng bầm đỏmặt biển bùng cơn ác mộngcon quái vật lừ lừ phun khóiđang bò về phương Đông
ta thét gọichỉ mình ta tỉnh thứctiếng ta chìm như hòn sỏi giữa mênh mông
lặng ngồi cho cạn đêm sươngnâng chén rượu với hư không chuyện tròmột đời trải bấy âu lo
cái vui thiên hạ bao giờ vui chungbình sinh khoác mảnh chăn đơnđói no ấm lạnh thói thường khác nhaunỗi niềm lo trước vui sauhai con mắt mở chiêm bao mấy lầnbước đi bước ở tần ngầntrống hoang quán trọ trần gian gió lùa
ta sẽ trở lạicon ngườidài hơn mọi con đường
giữa hai hàm răng là bóng tốinhững người trốn thuế trốn sưubóng tối trùm lên cái nhìn hốt hoảngnhững người không muốn chết trước lăng vuanhư sỏi đánhững người vốn rụt rè ai gọi cũng dạsuốt đời quẩn quanh chật chội luỹ tre làng
vì lẽ chihọ bỗng đặt vào ta bàn tay lửa
ta có thể đưa tặng họ món ăn gìngoài hy vọng?ta có thể trao cho họ của cải gìngoài gánh nặng?khi ta giương ngọn cờ cay đắngvì lẽ chi họ hăm hở tụ về?
không ban phát những lời hứa hẹnta chỉ vung sự thật như cái vồ bằng đágiáng xuống những cơn mê
hãy tỉnh dậytừ giấc ngủnhằm đánh lừacái bụng đóinhằm an ủivết thương sâuhãy tỉnh dậybóc lá caolời đường mậtvứt toa thuốcbọn lang bămchuyện mánh mungtrò bố láohãy tỉnh dậychớ mộng duđừng khiếp sợsống trên đờisông có khúcngười có thờihết buồn khổtới mừng vuihãy tỉnh dậynào bạn ơi!
ánh sáng của cây xanhbóng mát của đất lànhta nhận ra ngọn suối nơi dòng sông mình ngụp lộimà tiếng nóiđột nhiên, lấp lánh
ta nghe những cánh rừng quẫy mạnhtrong hoang vucây vươn vai ầm ào như bãocó nhẽ ta chưa từng đến đóchưa dò xuống những bậc thang kỳ lạđể thám hiểm chính mìnhđể vớt lênnhững cánh hoa cho mùa xuân khác
gương mặt nào quá ư thân thiếtvà niềm vui hiếm hoinhư rượu quý nhiều năm chôn dưới đấtgiọng hát sau đền đài đổ nátcứ lay giật hoài cánh cửa riêng ta
không phải bàn tay cẩm thạchchuyển đến cái vuốt ve bằng đánhững rú gào xé rách màng tai
khô khốcmột tiếng kêu ngắnkhô khốc
khoảng lặng im đầy âm nhạc
chờ đợi những bước châncủa màu nâu trầm ấm
gió như điên qua mái nhà cũ nátta cứ ngồi và trôi trong đêm lễnh loãng.
này, bác giósao không tung hê bọn ăn trên ngồi trốclại đi giật tấm tranh anh em nghèo
này, bác gióhãy thổi xuyên thân hình ta như ống sáokhúc nhạc dành cho những chồi non
tính ta ưa chọc cườivới bạn bè hay vui chén rượunhững giấc mơ nào xa lắcthỉnh thoảng cập về bến cũ ghé thăm
ánh sáng với mù sươngùa vào cùng một lúc
con đường lầm lộigió hong khô lớp bùn váng bên ngoàilẽ “hành tàng” nhiều khi nói mãisợ con chào mào trên cây khế rình nghe
ta đứng đâynương tựa vào chính mình vào mặt đấtnơi đặt bàn chânnhững chiếc lá run run bỗng xích lại gầnvới cái nhìn dịu dàngta sẽ thởbằng lồng ngực chật căng sau manh áo vátiếng nói âm u từ vô vàn mạch máuchảy nóng rực bầu trờita sẽ đẩy tiếp sá càytrên khoảng đời còn hoang hoá
nếu con người không biết đau khổnếu con người đánh đổicả cuộc sống cho sự bình yên giả tạonếu con người tránh nénhững câu hỏi của riêng mình
ra sẽ rung lên hồi chuôngtừng tiếng chuông sẽ vỗ vào vai họnhư bàn tay một người bạn chân tìnhqua thời gian sấp ngửarắn lại, óng ánhnhư hổ phách ngân nga trong thầm lặng
những vòm cửa hình cánh cungđứng sữngnhững hạt bụi đã bao lần quay đảohoa cúc vàng lên ngôinhững mái nhà xám hơn mây xámtrôi chầm chậm qua sôngnhững cây bàng chợt rùng mình cảm thấymột khung trời gãy gập của mùa đông
như người thức giấc sau mộng mịmùa xuân dụi mắt cười ngơ ngácdòng sông mở mát xanh mời mọc
vươn khỏi cô đơnhoa bừng tỉnh đón niềm vui ngây ngấthoa thanh thản chết đi từng khoảnh khắchoa nhẹ nhàng báo trước những lo âu
họ dẫn ta về đâubị trói chặt giữa vòng dây và bóng tốigiữa thói quen hàng ngày và nỗi sợnhững chữ lạ viết mãi vào không khíthẩm vấn tra tấn ngục tùkhông duyên cớ không tuyên ántóc bạc trắng chờ lưỡi-dao-chưa-biết-bao-giờ-đếntại ta không muốn bỏ rơi những gì tốt đẹpta mỏng manh như một con ngườivới tình thươnglấy lưng mình che đỡ những câu thơ non nớtlấy những câu thơ làm tấm áo che người đang réttrước ngọn roi gió bấc phũ phàng.
dù tất cả sẽ trôi qua
nắm chặt bàn taynhững ngôi sao mọc giữa bùn lầysáng trong nước mắtcon đường xuyên đám mây giông bãochiếc lá xoáymưa hút vào thung lũngnghe giá lạnh tàn phá cơ thể
ta đứng bên bờ sông bông cỏ nở hoamột giọng nói rất khẽnhững chấm xanh nhỏ nhoi này là tín hiệu của mặt đấtcủa mặt đất lớn lao thường xuyên bị đẫm đạpđến với ta như dòng nước mátnhư mắt con ta sau chuỗi ngày xa cáchnhư hàng xoan non rưng rưng tháng giêng
cỏ bồng bềnh câu thơ hoang dạicánh đu tiên mùa xuânta đã bay quá lằn mức đời mìnhtrên cả dao động và yên tĩnh
bỗng tiếng gà như sóngvỗ tràn qua không gian
khi người ta thức đến canh tưcon mắt nhìn bóng đêm sẽ khác
bạn ơi, vì sao quyến luyếntrăng gác non đoài trăng chẳng nỡ quay lưngđời mấy lần gặp gỡmuốn vươn tay kéo núi về gần
ban mai rồi sẽ tớinhư dòng sông lao xuống từ trờita vục đầu vào khoảng xanh ngợp ấytóc ướt đầm ánh sáng
cơn sấm rền chớp xé tầng mâylúa phất cờ đứng dậynhững hàng cây bùng cháy
ta chờ đợi
băng ngang trời đàn ngựa trắng
rền vang móng gõxanh đỏ tím vànglúc hiện lúc tantiếng trong tiếng đụcnhững người chân đấtnhững người thở dàinhững người cúi mặtchưa biết về đâu
băng ngang trời đàn ngựa trắng
ta vung thanh gươmtheo chiều lá lúabạn ơi đừng hỏinhững người chân đấtnhững người thở dàinhững người cúi mặtrằng họ là ai
băng ngang trời đàn ngựa trắng
những con cá vàngnhững con nghê đámột đốm lửa nhỏmột giọng nói ngườibàn tay bầm dậptìm nắm bàn taybạn ơi đừng hỏirằng ta là ai
băng ngang trời đàn ngựa trắngcấy xuống đồng sâuđời người – dảnh mạphải mùa nắng nỏgặp bấc tháng bahéo quắt xương dasâu rầy phá hạitai ương chướng hoạchâu chấu tủa vềcắn phăng gié lúakêu trời không thấulũ tràn vỡ đênước mắt dầm dềnhoà trong mưa xối
bạn ơi đừng hỏiăn mày là ai
băng ngang trời đàn ngựa trắng
ta đã thấy những con tàu đồ sộ của một thế giới khácnhư hiện từ giấc mơ ma quỷnhưng cái gì sẽ đổi thay?vẫn những người da đen còng lưng kéo xe cho người da trắngtrên sân khấu cuộc đời vẫn bôi mặt vẽ mày nhí nhố gươm đaomục nát lại chồng lên mục nátnhững chiếc ngai sơn son thiếp vàng những võng lọngđình đám những tiệc tùng thừa mứahệt như thời Nguyễn Du đã thấyvà mặt trời cứ lẩn tránhkhông rõ vì xót thương hay xấu hổ hay hèn nhátbỏ mặc dân đen cho lũ sói diều
muốn hỏi cây gạo làng Phú Thị mà hoa đỏ bao lần ám ảnh tuổi thơmuốn hỏi chiếc gông dài nặng hơn cả ngàn trang sáchmùa xuân mang rượu lên núi caomuốn hỏi Ức Trai người anh hùng muôn thuở
cái gì sẽ đổi thay?
kêu một tiếng giữa rỗng không lạnh giámù sươngmắt ráo khôcon đường cát lúnvài ánh lửa chập chờn
có lẽ xóm giềng đà trở dậythơm thơm mùi khói nùn rơmhạt móc rơi trên tàu lá chuối
ta đi và tất cả dâng lêngương mặt tiều tuỵ của đứa conmái nhà cũ phên tàn dậu đổ
ta đi và tất cả dâng lên
Quê hươngnếu cần phải làm lạinếu phải làm ngay không trễ nảita xin hiến nốt đời mình
chỉ để gióng lên hồi chuông
lớp người sau sẽ đếnnhững ngọn sóng trong đêmkhởi từ giờ týnơi bản lề cánh cửa mở vào ngày mớita xin đứng lạichiến đấu như một ngườichặn đường nỗi sợvà chết như một ngườiđã vượt lên nỗi sợ
ở những ranh giới mơ hồđây là điều sáng tỏphải trả giá cho mỗi phẩm chất ngườidù rất nhỏ
khi quả cây chín được trên cànhnó không lo bao giờ rụng xuống
Lời bình:
Với hình ảnh của sa mạc và đêm tối, bài thơ tạo nên một không gian trầm tư về cuộc sống, về hành trình của con người trong thế giới đầy bí ẩn và thách thức.
Anh Sáu Như
Người xã đội trưởng không bằng cấpNgay tên mình anh viết vẫn chưa xuôiĐã mấy năm nằm hầm bí mậtThông thạo trên mười kiểu gài lựu đạnSống với anh em bằng tất cả máu mìnhMái nhà dột năm đứa con áo ráchNgwoif đi trước giữ lòng mình trong sạchLấy trọn đời trả nghĩa với nhân dân
Lời bình:
Thanh Thảo viết về một người lính, một anh hùng trong cuộc chiến. Bài thơ là một lời tri ân dành cho những con người đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Đám cưới ngày lũ lụt
Ngày đẹp nhất sách đã chỉ thầy đã coilại là ngày lũ quétmưa xối xả nước xiếtxóa phẳng con đường và cánh đồngchú rể mặc áo vét, xắn quầncô dâu không váy cưới nhiều tầngcả hai họ tưng bừng lội nướcchú rể cô dâu cầm tay nhau về đíchnước trôi nước lũ sáng trời“đừng chê phận khó ai ơicòn da lông mọc còn chồi nảy cây”bền gan đám cưới quê tôitrong mưa xối vẫn ấm đôi bạn lòngcách nhau chỉ một quãng đồngmà lũ lụt hóa mênh mông thế nàycòn chồi chắc sẽ còn câycòn tình yêu tất có ngày nở hoanước dâng mấp mé hiên nhàmẹ ơi đám cưới lội qua tháng mười
Lời bình:
Bài thơ mang đến một khung cảnh vui tươi nhưng đầy ý nghĩa, nơi tình yêu và hạnh phúc vẫn tồn tại bất chấp khó khăn của thiên tai. Thanh Thảo khắc họa hình ảnh người Việt kiên cường và lạc quan trước nghịch cảnh.
Lòng giếng
mọc trong lòng giếng những vạt rêu đám cỏbao nhiêu trời tròn và thỉnh thoảng mặt trời đi ngangđêm đêm những ngôi sao chìm xanh ướtmột ngày nàomà tôi thả vào lòng giếngnhoà nhoànhiều năm sautôi trở về buông gàugương mặt má tôiròng ròng nước mắt
Lời bình:
Với hình ảnh lòng giếng sâu thẳm, Thanh Thảo đưa người đọc vào không gian của sự chiêm nghiệm. Đó là những suy tư về cuộc đời, về những điều không thể chạm tới nhưng luôn hiện hữu trong tâm trí con người.
Lời kết
Thơ Thanh Thảo hay và đa dạng chủ đề, thể loại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm xuất sắc, đặc biệt phải đến đến tuyệt tác Đàn ghi-ta của Lor-ca.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thơ