Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường ruột

Video nhiễm trùng đường ruột là gì

1. Tổng quan về tình trạng nhiễm trùng đường ruột

Tình trạng nhiễm trùng đường ruột xảy ra chủ yếu do thói quen ăn uống không lành mạnh và có thể gặp ở bất cứ ai, ở mọi độ tuổi, giới tính. Nếu vô tình ăn thực phẩm bẩn, chứa vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng thì bạn có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao.

Sau khi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng tấn công vào đường ruột, chúng sẽ làm tổn thương đường ruột, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Để xác định phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp, trước tiên chúng ta cần biết những loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng nào có khả năng gây bệnh. Cụ thể là:

Vi khuẩn E.coli là một tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột

Vi khuẩn E.coli là một tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột

  • Một số loại vi khuẩn gây bệnh là E.coli, Salmonella hoặc Campylobacter,… Trong đó, E.coli lây lan chủ yếu qua nguồn nước bẩn, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn Salmonella thường được tìm thấy trong thịt gia súc, gia cầm hoặc trứng chưa nấu chín.
  • Các loại virus gây bệnh là Noro và Rota. Cụ thể, virus Noro thường lây lan qua nguồn nước, thực phẩm bẩn, còn virus Rota chủ yếu xuất hiện trên các đồ vật không đảm bảo vệ sinh. Trẻ nhỏ có thói quen cầm nắm đồ vật xung quanh và vô thức đưa tay lên miệng, khiến trẻ dễ bị nhiễm virus Rota.
  • Ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng đường ruột là Giardia và Cryptosporidium.

Trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người sống, làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bởi vì hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của họ hoạt động kém, đây là cơ hội để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công và gây nhiễm trùng đường ruột.

2. Một số biểu hiện của bệnh

Thông thường, người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, đi đại tiện ra phân lỏng, nhầy, thậm chí phân lẫn máu,… Kèm theo đó, bạn có thể cảm thấy đau nhức đầu, sốt cao, ăn uống không ngon miệng và luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải.

Bệnh nhân thường bị đau bụng, đầy hơi

Bệnh nhân thường bị đau bụng, đầy hơi

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột thường xuất hiện sau 1 – 3 ngày kể từ khi virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công vào đường ruột. Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi thường có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu không được phát hiện và có phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp, cơ thể sẽ bị mất nước, tình trạng nhiễm trùng trở nặng, để lại những biến chứng nguy hiểm.

Sau 2 – 3 ngày, các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Càng để lâu, đường ruột càng chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

3. Tham khảo phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp

Sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh (nếu cần thiết) thì tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột thích hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

3.1. Điều trị tại viện

Thường với nhiễm trùng đường ruột do virus, người bệnh có thể tự khỏi sau 1 thời gian nhưng cần bù nước đầy đủ cho cơ thể. Nếu không thể tự bổ sung nước tại nhà, người bệnh có thể truyền nước tại viện sau khi đã thăm khám, xét nghiệm,… đầy đủ.

Nếu tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột là vi khuẩn, ký sinh trùng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân điều trị thuốc kháng sinh bên cạnh việc bù nước. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh xảy ra.

Trong phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột, một số bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh

Trong phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột, một số bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh

Nếu có những biểu hiện sau, bạn có thể sẽ được chỉ định dùng kháng sinh điều trị:

  • Bị tiêu chảy nặng, tần suất đi đại tiện từ 5 lần/ngày trở lên, phân nhầy và có lẫn máu.
  • Sốt cao trên 38.5 độ C.
  • Cơ thể bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, huyết áp giảm mạnh.
  • Người có bệnh nền liên quan tới tim mạch, ví dụ như: tiểu đường, thiếu máu cơ tim; các bệnh gây suy giảm miễn dịch,…

Người bị tiêu chảy do độc tố, do sử dụng thuốc xổ hoặc các chế phẩm từ sữa, bệnh nhân cường giáp hoặc mắc chứng ruột kích thích nên thông báo với bác sĩ và thường không được khuyến khích dùng kháng sinh.

3.2. Điều trị hỗ trợ tại nhà

Để tăng hiệu quả của phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột, bệnh nhân nên kết hợp tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Với người bị nhiễm trùng đường ruột, bù nước cho cơ thể là việc cần thiết, bởi vì họ bị nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều. Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên uống nước, bổ sung dung dịch điện giải oresol.

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, nên ưu tiên các món ăn vừa dễ tiêu hóa, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng. Thay vì cố gắng ăn quá nhiều trong một bữa, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, như vậy hệ tiêu hóa sẽ không phải hoạt động quá sức. Đồng thời, bệnh nhân hãy dành thời gian nghỉ ngơi để tăng cường hồi phục cơ thể.

Người bệnh cần bổ sung nước và điện giải cho cơ thể

Người bệnh cần bổ sung nước và điện giải cho cơ thể