PUBG Mobile vẫn là một trò chơi phổ biến trên thiết bị di động trong thời kỳ giãn cách xã hội ở Ấn Độ do đại dịch Covid-19 gây ra. Mặc dù là game miễn phí mà không phải trả bất kỳ chi phí nào để trải nghiệm các tính năng trong game nhưng bản thân PUBG Mobile lại có nhiều giao dịch trong game để mua vật phẩm cho nhân vật. Đặc biệt là hệ thống skin cho nhân vật và vũ khí luôn khiến nhiều game thủ cảm thấy thèm thuồng.
Nhiều vật phẩm trong số này chỉ có thể nhận được thông qua các sự kiện và đôi khi yêu cầu người chơi gửi tiền để tham gia. Vì hầu hết người chơi PUBG Mobile ở Ấn Độ đều là thanh thiếu niên, chưa thể kiếm tiền nên họ không thể tự mình sở hữu các trang phục hiếm trong trò chơi. Đây cũng chính là lý do khiến nam sinh 17 tuổi này chi tổng cộng 1.600.000 Rupee Ấn Độ, tương đương khoảng 500 triệu đồng, vào PUBG Mobile bằng tài khoản ngân hàng của mẹ mình.
Theo cha mẹ nam sinh này, game thủ này đã truy cập vào 3 tài khoản ngân hàng của bố mẹ mình. Thông thường, các nam sinh sẽ nói với bố mẹ rằng anh ấy cần điện thoại của họ để “học trực tuyến” trong khi thực tế, anh ấy đang sử dụng nó để chơi PUBG Mobile. Đáng tiếc, game thủ này không chỉ nạp tiền vào tài khoản mà còn “tặng” tài khoản cho bạn bè.
Sau mỗi lần mua hàng, game thủ này đều xóa tin nhắn trong ngân hàng để che giấu hành vi của mình. Cha mẹ của game thủ 17 tuổi không hề biết chuyện này cho đến khi họ nhìn thấy bảng sao kê ngân hàng. “Cậu bé đã sử dụng điện thoại di động của mẹ để thực hiện mọi giao dịch và xóa các tin nhắn liên quan đến số tiền bị trừ trong tài khoản”, người cha kể.
Cha của game thủ này là một nhân viên chính phủ có tiền sử bệnh tật. Sau sự việc này, cha mẹ của game thủ 17 tuổi đã yêu cầu cậu bé làm việc trong một cửa hàng sửa chữa dưới sự kiểm soát chặt chẽ để ngăn cậu bé dành quá nhiều thời gian cho PUBG Mobile. Gần đây, người dân ở Ấn Độ đang tẩy chay các sản phẩm, ứng dụng của Trung Quốc và PUBG Mobile là một trong những mục tiêu.
PUBG Mobile được phát triển bởi Tencent, một công ty Trung Quốc. Trò chơi bị chính phủ Ấn Độ đánh giá là gây nghiện, bạo lực và có tác động tiêu cực đến trẻ em nước này. Tổng cộng có 59 ứng dụng Trung Quốc trong đó có Tiktok đã bị cấm cho đến nay.