GIÔNG
Giông nghĩa là gặp sự không may quanh năm. Ngày đầu năm người ta tránh mọi sự có thể giông. Đứa trẻ phải ngoan ngoãn kẻo phải mắng phải đòn, bị giông sẽ phải mắng phải đòn quanh năm.
Bạn đang xem: Quan niệm ‘Giông’ của người Việt truyền thống
Người lớn phải giữ gìn mọi cử chỉ, luôn luôn vui vẻ để quanh năm vui vẻ, không cau có, giận dữ sợ bị giông sẽ cau có giận dữ suốt năm.
Tóm lại, người ta tránh tất cả những cái gì có thể là một điềm gở đem lại sự không may quanh năm, nghĩa là tránh để khỏi phải bị giông.
KIÊNG QUÉT NHÀ
Trong ngày Nguyên Đán, người ta kiêng quét nhà, và nếu nhà cửa có bẩn quá, người ta chỉ quét sơ, vun rác vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ.
Tục này do ở trong Sưu thần ký và sự tích Thần Tài mà ra.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KHÁC
Ngày Tết còn rất nhiều điều kiêng.
– Kiêng mặc áo trắng, e có điềm tang tóc.
Xem thêm : Mẫu Nghị Luận Về Vấn Đề Bạo Lực Học Đường: Hiểu Để Hành Động
– Kiêng nói tiếng khỉ, e làm ăn xúi quẩy.
– Kiêng nói những điều tục tĩu, kiêng nhắc tới những chuyện chết chóc v.v…
Ảnh minh họa. Nguồn: RDNE Stock project/Pexels.
HÓA VÀNG
Sau ba ngày Tết, sáng ngày mùng 4, người ta cúng tiễn các cụ và hóa vàng.
Bao nhiêu vàng đã cúng trong ngày Tết, do người gia trưởng mua hay do con cháu và các ngành thứ đem gửi Tết đều được đem đốt sau tuần cúng tiễn các cụ.
Những nghìn vàng dành riêng cho người mới chết trong năm qua sẽ được hóa riêng một đống. Khi vàng hóa gần hết, người ta đổ vào những đống tro vàng, mỗi đống một chén rượu cúng. Tục tin rằng có như vậy ở dưới cõi âm các cụ mới nhận được vàng, và vàng mã mới biến thành vàng tiêu được ở nơi âm phủ.
Rồi người ta đem hai cây mía đã mua trong năm và đã để thờ trong ba ngày Tết ra hơ trên những đống tàn vàng còn đang đỏ ối.
Hai cây mía đó, theo tín ngưỡng, người ta bảo là gậy các cụ. Các cụ sẽ dùng hai cây mía này để gánh vàng về cõi âm, và cũng dùng làm khí giới chống lại bọn quỷ sứ muốn ăn cướp vàng.
Lễ hóa vàng chấm dứt ngày Tết tại các gia đình. Trong buổi cúng tiễn các cụ ngày mồng bốn, các con cháu thường tề tựu lại các nhà gia trưởng, và sau lễ hóa vàng họ cùng nhau ăn uống để kết thúc ngày Tết.
Sau bữa cơm hóa vàng này, những con cháu làm ăn nơi xa lại ai đi phương nấy.
Xem thêm : BỘ COMPLE VÀ VEST KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Ngày nay, thường người ta hóa vàng sớm hơn, nhất là tại các đô thị, rất ít các nhà cúng các cụ cho hết ba ngày Tết.
VIẾNG MỘ ĐẦU XUÂN
Có nơi thay vì đi thăm mộ trước Tết, người ta đợi đầu xuân, sau khi hóa vàng tiễn các cụ, mới cùng nhau đi viếng mộ.
Ở làng Thị Cầu, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh Hà Bắc, sáng sớm, sau cuộc lễ, có hóa vàng đốt pháo, rồi nhà nhà đều rủ nhau đi thăm mộ.
Phần đông gia đình, già trẻ lớn bé đều đi viếng mộ hết. Gia đình nào cũng mang theo hương để cắm lên mộ, mang theo vàng lá để đốt tại mộ, và nhất là mang theo cuốc xẻng để đắp lại các nấm mộ cho cao, vun lại các nấm mộ cho đẹp, đánh nhổ đi hết những khóm cây dại mọc lấn vào mộ.
Ở nghĩa địa, đủ nam phụ lão ấu với áo màu sặc sỡ của ngày xuân.
Có nhiều người lại đốt cả pháo, như muốn để hương hồn người khuất được chia vui thêm với người sống nhân dịp xuân về.
Thăm mộ là một tục rất đẹp và rất có ý nghĩa. Tục này còn, gia đình còn và con người sẽ không bao giờ mất gốc.
* **
Tết Nguyên Đán là Tết trọng đại nhất trong năm. Với Tết này không những người ta thêm tuổi mà chính là một dịp để có sự đoàn tụ toàn thể gia đình sau một năm mỗi người một ngả.
Toan Ánh/ NXB Trẻ
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Hỏi Đáp