Theo Sci-News, các nhà nghiên cứu vừa xác định được di chỉ khảo cổ Fordwich ở Đông Bắc Kent – Anh chứa hài cốt của những người đầu tiên khám phá Đông Nam nước Anh. Nhưng họ không cùng loài với chúng ta!
- Ảnh chế “Mục đích đến Trái Đất làm gì vậy”
- “Cha đẻ” Adorable Home lộ diện: Khẳng định rất bất ngờ vì game đầu tiên lập trình đã được nhiều người yêu thích
- Sử dụng “địa chỉ không tồn tại”, kẻ gian giở trò bom hàng khiến 30 shipper khốn đốn
- Bất ngờ đăng ảnh nhẫn kim cương, khoe có người hỏi cưới, nữ streamer xinh đẹp nhận mưa tin nhắn phản đối từ fan
- Giả làm “ma nữ” troll em gái, con trai bà Tân Vlog vẫn bị chỉ trích vì “nghịch dại”, clip lộ rõ sự dàn dựng
Nhóm nghiên cứu do Khoa Khảo cổ học của Đại học Cambridge – Anh dẫn đầu tin rằng những con người bí ẩn từng sống ở đây từ khoảng 620.000 đến 560.000 năm trước là Homo erectus hoặc Homo heidelbergensis, loài người cổ nhất, có tư thế thẳng đứng và cơ thể rất giống chúng ta nhưng khuôn mặt vẫn còn nhiều đặc điểm của loài vượn.
Bạn đang xem: Khai thác đá, vô tình lần ra dấu vết “người lai vượn” 600.000 tuổi
Cả hai loài đều thuộc cùng chi Homo với loài Homo sapiens, nhưng xuất hiện sớm hơn nhiều.
“Người lai vượn” Homo erectus: Đứng thẳng nhưng khuôn mặt vẫn còn nhiều đặc điểm của loài vượn cổ đại – Ảnh: TẠP CHÍ SMITHSONIAN
Kể từ những năm 1920, hoạt động khai thác đá trong khu vực đã phát hiện ra khoảng 330 mảnh đá được xác định là dao rựa cổ. Cuộc khảo sát mới nhất đã tìm thấy một thứ thậm chí còn có giá trị hơn: bằng chứng hiếm hoi về các công cụ cạo và đâm từ thời kỳ rất sớm này.
Các công cụ bằng đá được xác định niên đại bằng phương pháp huỳnh quang hồng ngoại (IR-RF), cho thấy chúng có khả năng được làm ra trong thời kỳ đó.
Xem thêm : Việt Hoàng – “anh da nâu” hay cà khịa của VTV được đề cử hạng mục “Dẫn chương trình ấn tượng”
Tiến sĩ Tomos Proffitt từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức, một thành viên của nhóm nghiên cứu, giải thích: “Việc phát hiện ra những hiện vật này có thể cho thấy rằng người xưa đã xử lý da động vật, có thể được dùng để làm quần áo hoặc nơi trú ẩn”.
Trước đó, một bộ sưu tập dấu chân có niên đại từ 840.000 đến 950.000 năm đã được tìm thấy ở phía bên kia nước Anh – Happisburgh và Norfolk.
Tại địa điểm Fordwich, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm và hy vọng tìm thấy hài cốt của chủ sở hữu các công cụ bằng đá được đề cập ở trên.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Tin tức