Xuất hiện trên khá nhiều các thiết bị di động mà chúng ta sử dụng hàng ngày như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, tivi thông minh,… hệ điều hành Android đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng vởi nhiều tính năng và cải tiến đáng kể. Với hàng chục năm được phát triển bởi Google, Android đã trở thành một trong những nền tảng di động hàng đầu trên thế giới. Hệ điều hành Android là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Android sẽ được tuyengiaothudo.vn tổng hợp và giải đáp ngay trong bài viết này. Mời bạn đọc theo dõi.
Hệ điều hành Android là gì?
Android đã trở thành một trong những nền tảng điện thoại thông minh và máy tính bảng phổ biến nhất trên thế giới. Hệ điều hành này đặc biệt ở chỗ với mã nguồn mở và giấy phép không có quá nhiều các ràng buộc, nhờ đó mà đã thu hút sự quan tâm và đóng góp từ cộng đồng phát triển, giúp nó phát triển nhanh chóng và mang lại sự hệ sinh thái đa dạng cho người dùng.
Bạn đang xem: Hệ điều hành Android là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Android
Khái niệm
Được phát triển dựa trên nền tảng Linux, Android là một hệ điều hành nguồn mở được phát triển bởi Tổng công ty Android (Android Inc.) dưới sự trợ giúp tài chính của Google. Sau đó, Google đã chính thức sáp nhập thêm công ty này vào năm 2005, chính thức cho ra mắt thị trường công nghệ vào năm 2007 và tiếp tục phát triển nên hệ điều hành Android trở nên lớn mạnh như bây giờ.
Với hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, Android cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng và trò chơi đa dạng. Các ứng dụng Android có thể được viết bằng Java hoặc sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác như Kotlin và C++. Điều này tạo ra một cộng đồng phát triển động và đa dạng, với hàng ngàn ứng dụng và trò chơi có sẵn cho người dùng Android trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành
Hệ điều hành Android được phát triển ban đầu bởi một công ty khởi nghiệp có tên là Android Inc., được Andy Rubin, Nick Sears, Chris White và Rich Miner đã đồng sáng lập nên vào 10/2003. Từ một hệ điều hành di động thông minh dựa trên nền tảng Linux, Android Inc. tiếp tục nung nấu sự phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên vào năm 2005, công ty bị khó khăn tài chính và không thể tiếp tục phát triển sản phẩm một cách độc lập. Vào 8/2005, Google đã mua lại Android Inc. với mục tiêu nhân rộng sản phẩm vào thị trường di động.
Vào ngày 5/11/2007, Open Handset Alliance (OHA) là một liên minh gồm nhiều ông lớn công nghệ hàng đầu như Google, HTC, Samsung, Motorola, Qualcomm,… được thiết lập nhằm mục tiêu phát triển và tiêu chuẩn hóa nền tảng di động Android. Ngày 23/9/2008, phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Android là Android 1.0 (Android Cupcake) được phát hành trên con điện thoại HTC Dream (T-Mobile G1), đánh dấu sự ra mắt chính thức của hệ điều hành Android trên thị trường.
Từ đó cho đến nay, Android đã phát triển hơn qua nhiều lần cập nhật liên tục với những phiên bản mới được tung ra thị trường thường niên. Những phiên bản đầu tiên được đặt theo tên các loại bánh ngọt như Donut, Eclair, Gingerbread, Jelly Bean, KitKat, Lollipop, Marshmallow, Nougat, Oreo, Pie và hiện tại là Android 10, 11, 12, tính tới năm 2023 mới nhất là Android 13.
Biểu tượng
Logo Android với hình ảnh chú robot xanh đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho hệ điều hành này. Hình ảnh chú robot thân thiện và đáng yêu mang ý nghĩa của sự linh hoạt và khả năng tùy chỉnh không giới hạn của Android. Màu sắc chủ đạo của toàn bộ logo Android là màu xanh lá cây. Màu xanh trong thiết kế logo thương hiệu Android cũng thường được hiểu là liên kết với sự tự nhiên, sáng tạo và sự sống động. Màu xanh trong logo Android mang đến một cảm giác tươi mát và gần gũi, thể hiện sự tiến bộ và sự phát triển liên tục thịnh vượng của hệ điều hành Android.
Sự phổ biến
Android đã trở thành một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất và có sự ảnh hưởng lớn trên thị trường. Dưới đây là một số con số và thống kê nói lên điều đó:
Thị phần: Android đã giành được thị phần lớn trên thế giới. Theo số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường như IDC và StatCounter, Android chiếm khoảng 70-80% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu. Điều này đặt Android ở vị trí dẫn đầu về thị phần so với các hệ điều hành khác như iOS của Apple hay Windows Phone của Microsoft.
Số lượng thiết bị: Android đã trở thành hệ điều hành được sử dụng trên hàng tỷ thiết bị di động trên toàn thế giới. Theo thống kê từ Google vào năm 2021, có hơn 3 tỷ thiết bị Android đang hoạt động trên toàn cầu.
Ứng dụng: Google Play Store, nền tảng phân phối ứng dụng chính cho Android đang có hàng triệu ứng dụng và trò chơi.
Sự đồng hành của các nhà sản xuất lớn: Android có sự hỗ trợ từ nhiều nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu như Samsung, Xiaomi, Huawei,… giúp sự hiện diện của Android ngày càng trở nên rộng rãi hơn.
Giao diện và ứng dụng của Android
Giao diện và ứng dụng của Android đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm sử dụng hệ điều hành này. Dưới đây là một số mô tả cơ bản tổng quan nhất về giao diện và ứng dụng của Android.
Giao diện của hệ điều hành Android
Giao diện hệ điều hành này có một số đặc điểm cơ bản sau:
Màn hình chính (Home Screen): Màn hình chính của Android lsẽ hiển thị các biểu tượng ứng dụng, tiện ích và thông báo. Bạn có thể tùy chỉnh màn hình chính bằng cách thêm các biểu tượng, widget và sắp xếp các ứng dụng vào các cuộn màn hình khác nhau.
Thanh trạng thái (Status Bar): Thanh trạng thái hiển thị ở phía trên cùng của màn hình và chứa các biểu tượng thông báo, thời gian, kết nối mạng và các biểu tượng hệ thống khác. Bạn có thể kéo xuống thanh trạng thái để xem thông báo chi tiết và các cài đặt nhanh (quick settings).
Màn hình ứng dụng (App Drawer): Màn hình ứng dụng là nơi chứa tất cả các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị. Bạn có thể truy cập vào màn hình ứng dụng bằng cách nhấn vào biểu tượng ứng dụng trên màn hình chính hoặc sử dụng nút ứng dụng trên thanh điều hướng.
Thanh điều hướng (Navigation Bar): Thanh điều hướng nằm ở phía dưới màn hình và thường bao gồm các nút điều hướng như nút “Home” (Trang chủ), “Back” (Quay lại) và “Recent Apps” (Các ứng dụng gần đây). Trên một số thiết bị mới hơn, nút điều hướng có thể được thay thế bằng các cử chỉ vuốt hoặc cảm biến vân tay tích hợp.
Xem thêm : Bơm ga máy lạnh bao nhiêu tiền? Cách tính và bảng giá tham khảo
Cài đặt (Settings): Mục cài đặt trên Android cho phép bạn tùy chỉnh và quản lý các thiết lập hệ thống, mạng, âm thanh, hiển thị, bảo mật,… Bạn có thể truy cập vào cài đặt bằng cách mở màn hình ứng dụng hoặc thông qua các cài đặt nhanh trên thanh trạng thái.
Ứng dụng được hỗ trợ trên hệ điều hành Android
Android cho phép người dùng tải xuống và cài đặt các ứng dụng từ Google Play Store, đó là cửa hàng ứng dụng chính thức của Google cho hệ điều hành Android. Google Play Store cung cấp một kho ứng dụng rộng lớn chứa hàng triệu ứng dụng và trò chơi từ nhiều nhà phát triển khác nhau. Người dùng Android có thể tìm kiếm, duyệt và tải xuống các ứng dụng từ Google Play Store. Các ứng dụng này được phát triển bởi Google, bởi các nhà phát triển độc lập hoặc các công ty phát triển ứng dụng. Google Play Store cũng cung cấp cập nhật tự động cho các ứng dụng đã được cài đặt trên thiết bị của người dùng, giúp đảm bảo rằng các ứng dụng luôn hoạt động ổn định với phiên bản mới nhất.
Ngoài Google Play Store, Android cũng cho phép người dùng cài đặt các ứng dụng từ các nguồn của bên thứ ba (Unknown Sources). Tuy nhiên, việc cài đặt ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy có thể gây rủi ro bảo mật, vì vậy người dùng cần cẩn thận và chỉ cài đặt từ các nguồn đáng tin cậy. Như vậy, có thể nói kho ứng dụng của Android vô cùng đa dạng, điều này mang lại sự lựa chọn thỏa thích cho người dùng của hệ điều hành này.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android được phát triển bởi Google đã trở thành một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, như bất kỳ hệ điều hành nào khác, Android cũng có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hệ điều hành này.
Ưu điểm của hệ điều hành Android
Tùy chỉnh linh hoạt: Android cung cấp một giao diện người dùng đa dạng và linh hoạt cho phép người dùng tùy chỉnh theo ý thích. Người dùng có thể thay đổi giao diện, cài đặt ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau và tùy chỉnh các thiết lập hệ thống.
Hỗ trợ ứng dụng phong phú: Android có một cộng đồng phát triển đông đảo, Play Store thì cung cấp một kho ứng dụng và trò chơi vô cùng đa dạng. Người dùng Android có rất nhiều sự lựa chọn với hàng triệu ứng dụng và trò chơi từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tích hợp dịch vụ Google: Android được phát triển bởi Google, cho phép tích hợp dễ dàng với các dịch vụ của Google như Gmail, Google Maps, Google Drive,… điều này mang lại nhiều tiện ích hỗ trợ cho học tập, công việc của người dùng.
Hỗ trợ đa nhiệm: Android cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc thông qua chế độ đa nhiệm, cho phép chạy nhiều ứng dụng và chuyển đổi giữa chúng dễ dàng.
Tương thích đa thiết bị: Android có sự tương thích khá phổ biến với nhiều loại thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, TV thông minh và nhiều thiết bị khác thuộc nhiều nhà sản xuất khác nhau.
Linh hoạt mở rộng bộ nhớ: Một trong những tiện ích của hệ điều hành Android là khả năng mở rộng bộ nhớ thông qua thẻ nhớ. Đa số các thiết bị hỗ trợ hệ điều hành này đều có thiết kế khe cắm thẻ nhớ microSD dung lượng cao, cho phép bạn mở rộng dung lượng lưu trữ của thiết bị.
Nhược điểm của hệ điều hành Android
Sự phân mảnh: Do sự đa dạng của các phiên bản Android và các phiên bản tùy chỉnh từ các nhà sản xuất, việc cập nhật hệ điều hành và bảo mật có thể trở nên phức tạp và chậm chạp hơn. Một số thiết bị có thể không nhận được các bản cập nhật mới nhất hoặc không tương thích với một số ứng dụng mới.
Bảo mật: Do đặc trưng mã nguồn mở và sự linh hoạt tùy chỉnh cho các nhà phát triển, việc cài đặt ứng dụng từ nguồn không đáng tin cậy ngoài Google Play hoặc nếu người dùng không thường xuyên cập nhật hệ điều hành có thể tạo ra rủi ro bảo mật, phổ biến nhất là dễ nhiễm virus.
Phụ thuộc vào dịch vụ Google: Mặc dù tích hợp dịch vụ Google là một ưu điểm, nhưng điều này cũng là một yếu điểm khi Android phụ thuộc vào các dịch vụ của Google. Nếu không có kết nối internet hoặc sự hỗ trợ từ Google, một số tính năng và ứng dụng có thể không hoạt động được hoặc bị hạn chế.
Các ứng dụng chạy ngầm tốn kém hiệu suất hệ thống: Ghi nhận ý kiến phản hồi từ người dùng rằng Android không tối ưu hóa bộ nhớ RAM tốt như iOS, dẫn đến hiệu năng kém và hiệu suất không tốt, thì các phiên bản Android mới nhất Google đã đưa ra nhiều cải tiến để cải thiện việc quản lý bộ nhớ RAM và tối ưu hóa hệ thống tốt hơn.
Các phiên bản phát triển của hệ điều hành Android
Từ khi ra mắt vào năm 2008, Android đã trải qua một hành trình phát triển ấn tượng hơn 10 năm trong lĩnh vực xây dựng hệ điều hành dành cho thiết bị di động. Các phiên bản Android sau này được cải tiến với nhiều tính năng mới. Sau đây là một số thông tin về các phiên bản Android quan trọng và các cải tiến chính.
Android 1.0 (2008): Phiên bản đầu tiên của Android được cài đặt trên HTC Dream với các tính năng cơ bản như trình duyệt web, email, bản đồ và cài đặt ứng dụng.
Android 1.5 Cupcake (2009): Bổ sung nhiều tính năng mới như bàn phím ảo, tải ứng dụng từ cửa hàng Android Market.
Android 2.2 Froyo (2010): Phiên bản này tăng tốc độ và hiệu suất, hỗ trợ Flash Player và tính năng chia sẻ Internet qua điện thoại.
Xem thêm : Vòng quay random số – Vòng quay số ngẫu nhiên
Android 4.0 Ice Cream Sandwich (2011): Mang đến một giao diện người dùng hoàn toàn mới, tích hợp thêm trình duyệt Chrome.
Android 5.0 Lollipop (2014): Phiên bản này cung cấp trải nghiệm đồ họa mượt mà và tương tác trực quan hơn.
Android 6.0 Marshmallow (2015): Phiên bản này tập trung vào cải thiện tuổi thọ pin và quản lý quyền riêng tư.
Android 8.0 Oreo (2017): Tích hợp Google Play Protect.
Android 9.0 Pie (2018): Phiên bản này tập trung vào trải nghiệm người dùng cá nhân hóa, bao gồm điều hướng cử chỉ và tính năng Adaptive Battery để tối ưu hóa tuổi thọ pin.
Android 11 (2020): Cung cấp tính năng bong bóng chat, điều khiển thiết bị thông qua Google Assistant và cải thiện quản lý thiết bị IoT.
Android 13 (2023): Mang đến trải nghiệm cá nhân hóa phong cách hơn.
So sánh hệ điều hành Android với iOS
Thông tin | Adroid | iOS |
Phiên bản mới nhất (2023) | Android 13 | iOS 17 |
Nhà phát triển | Google và cộng đồng mã nguồn mở | Apple Inc. |
Bản phát hành thương mại đầu tiên | Android 1.0 (23 tháng 9 năm 2008) |
iPhone OS 1.0 (29 tháng 6 năm 2007) |
Tùy chỉnh | Linh hoạt, nhà phát triển có thể tùy chỉnh hầu như toàn bộ nếu đủ nguồn lực | Hạn chế |
Nền tảng | Mã nguồn mở Kernel dựa trên Linux |
Nhân iOS dựa trên Darwin mã nguồn mở |
Ngôn ngữ | Hơn 100 ngôn ngữ | 40 loại ngôn ngữ |
Thiết bị khả dụng | Khả dụng trên nhiều loại điện thoại thông minh của các nhà sản xuất khác nhau như Samsung, OPPO, Xiaomi, vivo, OnePlus, Honor, Huawei, Vsmart,… |
Chỉ hỗ trợ các sản phẩm trong hệ sinh thái Apple như iPhone, iPod Touch, Apple TV, iPad,… |
Trình duyệt | Các trình duyệt phổ biến như Google Chrome | Safari |
Quản lý tài liệu | Trình quản lý tập tin tích hợp | Ứng dụng Tệp |
Trợ lý ảo | Google Assistant | Siri |
Loại bản đồ | Google Maps | Apple Maps |
Gọi video | Các ứng dụng gọi video phổ biến như Google Meet | FaceTime |
Dung lượng pin | Dung lượng pin cao nhưng hiệu năng pin không tốt bằng iOS |
Quản lý hiệu năng pin tốt nhưng dung lượng pin không cao |
Bảo mật | Touch ID, Face ID | Touch ID, Face ID |
Giao diện | Đa dạng, tùy thuộc vào nhà sản xuất | Đồng nhất, không thể tùy chỉnh |
Bản cập nhật | Đa số các thiết bị Android đang chạy hệ điều hành cũ đều có thể cập nhật lên phiên bản mới |
Đa số các thiết bị được hỗ trợ cập nhật phiên bản iOS mới nhất |
Các thiết bị hỗ trợ hệ điều hành Android
Android là một hệ điều hành phổ biến và có sẵn trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các thiết bị hỗ trợ Android:
Điện thoại di động: Android được sử dụng rộng rãi trên điện thoại di động của nhiều nhà sản xuất như Samsung, Google, Huawei, Xiaomi, Sony, LG,…
Máy tính bảng: Android cũng được sử dụng trên nhiều dòng máy tính bảng, bao gồm Samsung Galaxy Tab, Google Pixel Slate, Huawei MediaPad, Asus ZenPad,…
Smart TV: Một số hãng sản xuất TV như Samsung, Sony, LG, TCL và Philips cung cấp TV thông minh chạy hệ điều hành Android TV.
Thiết bị đeo thông minh (wearables): Android Wear là phiên bản Android tối ưu hóa cho các thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh (smartwatches) như Samsung Galaxy Watch, Fossil Gen 5, TicWatch Pro,…
Thiết bị định vị trong ô tô (car infotainment): Một số hệ thống định vị trong ô tô như Android Auto sử dụng Android để cung cấp trải nghiệm giải trí và thông tin trong xe hơi. Hỗ trợ Android Auto có trên nhiều dòng xe của các hãng như Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…
Thiết bị đám mây (streaming devices): Các thiết bị như Android TV Box hoặc Chromecast của Google sử dụng Android để cung cấp nền tảng giải trí trực tuyến trên TV thông qua kết nối internet.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ điều hành Android mà tuyengiaothudo.vn đã tổng hợp được. Android hiện nay đã trở thành một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới, mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực công nghệ di động và cuộc sống hàng ngày. Bạn có đang dùng thiết bị chạy Android không? Trải nghiệm của bạn khi sử dụng hệ điều hành như thế nào, để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé.
XEM THÊM:
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thủ thuật