Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Đúng như bút danh Hàn Mặc Tử, cả đời ông sống trong sự cô đơn lạnh lẽo, thậm chí còn rời xa thế gian trong sự cô độc vì bệnh tật cuốn thân.
- Tất tần tật những bài thơ thả thính tên Thành, Phát, Kiên, Hưng
- Những bài thơ về tình yêu xa hay nhất
- Sưu tầm những bài thơ hay về cha (ý nghĩa – cảm động)
- 133+ Thơ về người phụ nữ mạnh mẽ hiện đại và số phận của phụ nữ phong kiến xưa
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính – Mệnh danh là gì? Tiểu sử tác giả
Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại Quảng Bình và mất ngày 11 tháng 11 năm 1940 tại Bình Định.
Bạn đang xem: Giới thiệu tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử: Quê quán, cuộc đời và sự nghiệp
Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử
Là một trong những người khởi xướng trường thơ loạn và dòng thơ lãng mạn hiện đại, ông được biết đến với nhiều bút danh như: Hàn Mặc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần, Minh Duệ Thị.
Cuộc đời của Hàn Mặc Tử
Để giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử chi tiết hơn, ta đi vào tìm hiểu sâu về cuộc đời ông.
Thuở nhỏ, Hàn Mặc Tử theo cha đi rất nhiều nơi và theo học tại nhiều trường tiểu học như Sa Kỳ 1920, Quy Nhơn – Bồng Sơn 1921 đến 1923, Sa Kỳ 1924. Đến năm 1926, khi cha mất, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellerin Huế. Tới năm 1930, ông thôi học và theo mẹ vào Quy Nhơn, Bình Định.
Hàn Mặc Tử bộc lộ khả năng làm thơ từ rất sớm, ông chịu ảnh hưởng lớn của Phan Bội Châu sau khi có cơ hội gặp gỡ chí sĩ này. Phan Bội Châu cũng là người giới thiệu bài thơ Thức Khuya của Hàn Mặc Tử lên báo. Vì quá quá thân thiết với Phan Bội Châu, Hàn Mặc Tử đã từ bỏ học bổng đi Pháp, vào Sài Gòn lập nghiệp khi vừa tròn 21 tuổi.
Cuộc đời nhà thơ
Lúc đầu ông làm phóng viên phụ trách của báo Công Luận. Khi ấy bà Mộng Cầm ở Phan Thiết hay làm thơ gửi lên báo nên hai người quen biết nhau và Hàn Mặc Tử quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm.
Tới năm 1935, gia đình phát hiện dấu hiệu Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong nhưng ông không quan tâm vì nghĩ đây là chứng bệnh không đáng kể. Tới năm 1938 – 1939, ông đau đớn dữ dội vì bệnh tật và buộc phải đi cách ly do chính quyền địa phương gây sức ép.
Sau đó, gia đình đưa ông đi chạy chữa nhiều nơi nhưng đều không có kết quả. Tới tháng 9 năm 1940, Hàn Mặc Tử quyết định vào trại phong Tuy Hòa, ông mang số bệnh nhân 1134 và từ trần ngày 11 tháng 11 cùng năm vì chứng kiết lỵ. Lúc này Hàn Mặc Tử mới chỉ 28 tuổi.
Xem thêm : Tổng hợp thơ Xuân Diệu về tình yêu đôi lứa, lãng mạn nhất
Xem thêm: Hàn Mặc Tử được mệnh danh là gì trong phong trào thơ mới?
Sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi với bút danh Phong Trần rồi đổi thành Lệ Thanh. Đến năm 1936, khi muốn ra phụ trương báo Saigon thì ông đổi tên thành Hàn Mạc Tử. Sau đó bạn bè gợi ý nên ông đổi chứ Mạc thành Mặc (Mặt trăng khuyết) và lựa chọn bút danh Hàn Mặc Tử như hiện nay.
Bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử
Các sáng tác của Hàn Mặc Tử thiên về trường thư loạn và tình cảm lãng mạn. Trước khi mất ông để lại gần 200 tác phẩm thơ, kịch và văn xuôi. Trong đó có bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ nổi tiếng, được xuất hiện trong chương trình giáo dục môn Ngữ Văn của học sinh Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử
Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu của ông:
- Đây thôn Vĩ Dạ
- Âm thầm
- Bán túi thơ
- Bán túi thơ (tự hoạ)
- Bẽn lẽn
- Buồn thu
- Bút thần khai
- Bước giang hồ
- Nụ cười
- Gái quê
- Nắng tươi…
- Bẽn lẽn
- Tôi thích làm con gái
- Khóm vi lau
- Tiếng nấc…
- Tôi không muốn gặp
- Ngủ mớ
- Uống trăng
- Đà Lạt trăng mờ
- Tối tân hôn
- Huyền ảo
- Mùa xuân chín
- Trường tương tư
- Hồn là ai
- Biển hồn ta
- Sáng láng
- Ngủ với trăng
Ngoài các tác phẩm trên, còn rất nhiều tác phẩm thơ, kịch thơ khác được Hàn Mặc Tử sáng tác. Để theo dõi trọn bộ, bạn hãy xem thêm tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử, thơ tình, thơ điên hay nhất do Tuyên Giáo Thủ Đô tổng hợp.
Q&A về tác giả Hàn Mặc Tử
Để giải đáp chi tiết Hàn Mặc Tử là ai và Hàn Mặc Tử bị bệnh gì thì dưới đây là một số câu hỏi kèm lời giải có liên quan:
1/ Nhà thơ Hàn Mặc Tử quê ở đâu?
Hàn Mặc Tử sinh tại Đồng Hới, Quảng Bình nhưng thường theo cha đi nhiều nơi.
2/ Tại sao gọi Hàn Mặc Tử là nhà thơ điên?
Hàn Mặc Tử có những sáng tác lạ, ảo chồng lên ảo mà người đời lúc đó chưa quen đọc. Chính vì vậy ông có biệt danh là nhà thơ điên.
Xem thêm: Phong cách thơ của Hàn Mặc Tử là gì?
3/ Hàn Mặc Tử theo đạo gì?
Hàn Mặc Tử và gia đình theo đạo Công giáo. Ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa và có tên thánh là Phêrô Phanxicô.
4/ Hàn Mặc Tử sinh năm bao nhiêu?
Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912.
5/ Hàn Mặc Tử mất năm bao nhiêu tuổi?
Xem thêm : Khám phá phong cách sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Ông mất năm 28 tuổi, tức ngày 11 tháng 11 năm 1940.
6/ Hàn Mặc Tử chết vì bệnh gì?
Hàn Mặc Tử chết vì chứng kiết lỵ khi mắc bệnh phong.
7/ Tại sao Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong?
Theo quan điểm mê tín thời đó, Hàn Mặc Tử mắc phong do nhiễm hơi từ ngôi mộ mới bốc lên trong lúc mưa giông.
Tuy nhiên đây chỉ là truyện hư cấu, về mặt khoa học thì chứng phong có quá trình lây nhiễm, xuất hiện triệu chứng kéo dài hàng tháng chứ không diễn ra trong 1 ngày.
8/ Hàn Mặc Tử có bao nhiêu người yêu?
Có tất cả 5 bóng hồng đã xuất hiện trong đời Hàn Mặc Tử gồm:
- Bà Hoàng Thị Kim Cúc: Năm 1933 ông làm tại Sở Đạc Điền Quy Nhơn thì quen bà.
- Bà Mộng Cầm (Huỳnh Thị Nghệ): Ông quen bà khi làm việc cho báo Công Luận.
- Bà Mai Đình: Ông quen bà khi đã lâm bệnh và xa lánh người đời.
- Bà Lê Thị Ngọc Sương: Chị ruột của thi sĩ Bích Khê – Người bạn văn chương của ông.
- Bà Thương Thương: Trong những ngày cô đơn vì bệnh tật, ông nhận được thử gửi từ Thương Thương và đem lòng yêu say đắm bà.
9/ Hàn Mặc Tử tên thật là gì?
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
10/ Bút danh Hàn Mặc Tử có ý nghĩa gì?
Hàn Mặc Tử có nghĩa là Mặt trăng khuyết sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.
11/ Hàn Mặc Tử làm thơ ở đâu?
Hàn Mặc Tử từng làm việc ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn, Báo Công Luận Sài Gòn và Trại phong Tuy Hòa.
Lời kết
Tiểu sử nhà thơ Hàn Mặc Tử không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông mà còn có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu, sự sống và cái chết. Tình yêu chất chứa với người thương hay với quê nhà của tác giả được thể hiện qua từng vần thơ.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thơ