Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn bao gồm nhiều thông tin về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm nổi bật của ông. Là người mở đường cho nền văn học hiện đại Trung Quốc, Lỗ tấn đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ sau này.
Đôi nét giới thiệu tác giả Lỗ Tấn
Các thông tin giới thiệu về tác giả Lỗ tấn như sau:
Bạn đang xem: Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp
- Bút danh: Lỗ Tấn.
- Tên khai sinh: Chu Trương Thọ.
- Năm sinh – mất: 25/9/1881 – 19/10/1936.
- Quốc tịch: Trung Quốc.
- Giai đoạn sáng tác: 1918 đến 1936.
Thông tin tác giả Lỗ Tấn
Lỗ Tấn sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại Chiết Giang, Trung Quốc. Khi mới 13 tuổi, ông phải chứng kiến cảnh cha mình qua đời vì không có thuốc chữa trị, điều này đã thúc đẩy ông nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ để giúp đỡ những người bệnh tật.
Năm 1899, ông bắt đầu theo học tại trường hàng hải, sau đó hai năm ông chuyển sang học ngành khai thác mỏ địa chất với mong muốn làm giàu cho quê hương. Đến năm 1902, ông nhận được học bổng du học Nhật Bản.
Năm 1904, Lỗ Tấn thi đậu ngành Y tại Đại học Tiên Đài. Trong thời gian học, ông thường xuyên khám chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo khổ, thực hiện ước mơ cứu người từ thuở nhỏ.
Tuy nhiên, một sự kiện đã làm thay đổi hướng đi của ông. Khi xem một bộ phim, ông thấy cảnh người Trung Quốc thờ ơ, háo hức xem quân Nhật hành hình đồng bào mình. Lỗ Tấn nhận ra rằng, chữa bệnh thể xác là chưa đủ nếu tinh thần con người vẫn còn mờ mịt.
Năm 1906, ông quyết định từ bỏ ngành y và chuyển sang hoạt động văn học, bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông để theo đuổi con đường cách mạng bằng văn chương.
Đến năm 1909, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc, làm việc tại nhiều trường học danh tiếng và bắt đầu sáng tác. Tác phẩm đầu tay của ông là “Nhật ký người điên”, đánh dấu sự khởi đầu của sự nghiệp văn học đầy ấn tượng.
Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn
Năm 1906, Lỗ Tấn quyết định rẽ sang con đường văn học và bắt đầu viết các tiểu luận nhằm giới thiệu thơ ca, văn học và tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
Xem thêm : Sưu tầm những bài thơ ngắn về mẹ hay nhất (Lục bát, 2 – 4 câu, 4 chữ)
Đến năm 1918, ông ra mắt tác phẩm truyện ngắn đầu tiên với tên gọi Nhật ký người điên, được đăng trên tờ Tân Thanh niên. Tác phẩm này mang tính phê phán sâu sắc những mặt trái của chế độ phong kiến và nêu bật nỗi đau khổ của con người ở tầng lớp thấp, khao khát quyền sống. Nhật ký người điên đã được Thư viện thế giới Bokklubben xếp vào danh sách 100 tác phẩm văn học xuất sắc nhất mọi thời đại.
Sự nghiệp sáng tác đáng ngưỡng mộ của ông
Từ năm 1918 đến 1927, Lỗ Tấn giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc. Trong thời gian này, ông đã hoàn thành nhiều tác phẩm truyện ngắn và tạp văn, sau đó tập hợp trong hai tập: Gào thét (gồm 14 truyện) và Bàng hoàng (gồm 11 truyện).
Từ năm 1928 đến cuối đời, Lỗ Tấn tiếp tục sáng tác tập truyện Chuyện cũ viết lại với 8 truyện ngắn. Ngoài ra, ông còn viết tổng cộng 16 tập tạp văn.
Mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng Lỗ Tấn vẫn trở thành biểu tượng tư tưởng của thế hệ nhà văn trẻ. Những tác phẩm của Lỗ Tấn phản ánh sâu sắc thực tế xã hội, được xây dựng từ trải nghiệm cá nhân trong bối cảnh Trung Quốc vẫn còn u tối, lạc hậu và nghèo nàn.
Điểm qua các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn
Để tìm hiểu về tác giả Lỗ Tấn chi tiết hơn, dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu của ông:
- Nhật ký người điên (1918): Truyện ngắn.
- AQ chính truyện (1921): Truyện vừa.
- Gào thét (1922): Tập truyện ngắn.
- Cỏ dại (1924): Tập tạp văn.
- Bàng hoàng (1925): Tập truyện ngắn.
- Kinh nghiệm sáng tác (1933): Tập tạp văn.
- Chuyện cũ viết lại (1935): Tập truyện ngắn.
- Nghiên cứu Lược sử tiểu thuyết Trung Quốc (1925).
Lỗ Tấn được mệnh danh là gì?
Lỗ Tấn được biết đến như một Nhà văn u mặc độc đáo. Tác phẩm của ông thấm đẫm lòng nhân ái và tình yêu đối với quê hương, đất nước nhưng đồng thời cũng mạnh mẽ lên án, phơi bày những bất công, sự dốt nát và lừa gạt trong xã hội đương thời.
Nhà văn U Mặc là biệt danh của ông
Phong cách sáng tác của Lỗ Tấn nổi bật với tính chiến đấu mạnh mẽ và sự phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông không chỉ là cá nhân đơn lẻ mà còn đại diện cho số phận của cả dân tộc. Từng tác phẩm của ông đều mang tầm vóc lớn lao, chứa đựng những thông điệp sâu xa về xã hội và con người.
Một số nhận định về Lỗ Tấn
Nhiều nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình đã để lại những nhận xét về Lỗ Tấn, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với tài năng và tầm ảnh hưởng của ông:
- Hoàng Trung Thông nhận định: “Không ai như Lỗ Tấn, ông đã viết ra những trang văn đầy mạnh mẽ, phản ánh hiện thực khắc nghiệt của Trung Quốc thời bấy giờ.”
- Mao Trạch Đông khuyên: “Tôi đề nghị các đồng chí nên đọc tạp văn của Lỗ Tấn. Ông chính là thánh nhân số một của Trung Quốc.”
- Đặng Thai Mai tán dương: “Lỗ Tấn là một nghệ sĩ tiên phong trong nền văn học hiện đại.”
- Nguyễn Thị Phương cũng nhận xét: “Lỗ Tấn không chỉ là người đặt nền móng cho văn học hiện đại Trung Quốc, mà còn là một nhà văn lớn khiến giới văn học thế giới kính phục. Ông đã can đảm mổ xẻ những bất công xã hội, phản ánh tấm lòng lo lắng cho dân tộc và khát vọng đất nước được tự thức tỉnh và tự cứu lấy mình.”
Tóm tắt tiểu sử tác giả Lỗ Tấn
Lỗ Tấn tên thật là Chu Trương Thọ (1881–1936). Ông là một nhà văn, nhà phê bình văn học và nhà cách mạng lỗi lạc. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại Trung Quốc, ông phải chứng kiến cảnh cha mình qua đời vì không có thuốc chữa trị.
Xem thêm : Những tác phẩm của Lỗ Tấn hay nhất mọi thời đại
Nhờ nhận được học bổng sang Nhật Bản, ông theo học ngành y với mong muốn cứu giúp những người bệnh tật và bất hạnh. Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh người Trung Quốc thờ ơ nhìn người Nhật hành quyết đồng bào mình, Lỗ Tấn nhận ra rằng chữa lành thể xác là chưa đủ. Từ đó, ông quyết định từ bỏ y học để dùng văn chương làm phương tiện thức tỉnh dân tộc.
Sau khi trở về từ Nhật Bản, Lỗ Tấn bắt đầu giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng và giữ vai trò chủ nhiệm khoa văn. Trong thời gian này, ông không ngừng sáng tác các tập truyện ngắn và tản văn, dùng ngòi bút của mình để phơi bày những bất công xã hội. Ông kêu gọi nhân dân thoát khỏi cảnh ngu muội, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
FQA tiểu sử Lỗ Tấn
Dưới đây là một số câu hỏi cùng câu trả lời giúp bạn tìm hiểu thêm về tác giả Lỗ Tấn:
Lỗ Tấn là ai?
Lỗ Tấn là một nhà văn, nhà phê bình văn học và nhà hoạt động cách mạng kiên cường của Trung Quốc.
Tên thật của Lỗ Tấn là gì?
Tên khai sinh của ông là Chu Trương Thọ.
Lỗ Tấn là người như thế nào?
Ông nổi tiếng là người thông minh, nhanh nhẹn, trung thực và có lòng yêu nước mãnh liệt. Ông tận dụng ngòi bút để đấu tranh cho nhân dân và phản ánh tình trạng xã hội đương thời.
Nhà văn Lỗ Tấn xuất thân trong gia đình như thế nào?
Lỗ Tấn xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng có nền tảng nho học lâu đời.
Tác giả Lỗ Tấn quê ở đâu?
Ông sinh ra tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Lỗ Tấn có bao nhiêu tác phẩm tiêu biểu?
Lỗ Tấn có ba tập truyện ngắn nổi tiếng là Gào thét, Bàng hoàng, và Chuyện cũ viết lại, cùng với 16 tập tạp văn.
Lỗ Tấn sinh năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu?
Lỗ Tấn sinh năm 1881 và qua đời năm 1936, thọ 55 tuổi.
Lời kết
Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn không chỉ giúp bạn hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác mà còn hiểu hơn về con người cũng như tu tưởng của ông. Với tấm lòng yêu nước thương dân, Lỗ tấn dám nói ra những bất công, những thối nát trong xã hội cổ hủ lúc bấy giờ thông qua các tác phẩm của mình. Ông là người truyền cảm hứng sáng tác cho nhiều thế hệ trẻ sau này.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thơ