“Em trông thật lộng lẫy! Chiếc váy em đang mặc trông đẹp hơn nhiều so với những bức ảnh em gửi cho anh. Những người khác cũng đang trên đường đến”, tôi nói với cô dâu khi chúng tôi bước vào phòng chờ đám cưới. Căn phòng ngập tràn hoa trắng.
- Chấp cả Liên Quân và Vương Giả Vinh Diệu, người chơi Việt nói đây mới là game MOBA Mobile thống trị toàn cầu
- Người anh em thân thiết tiết lộ sự thật về nam streamer ĐTCL vừa bị bắt
- Vừa tung ảnh mặt mộc đẹp xuất sắc, nữ streamer xinh đẹp bất ngờ bị bóc phốt quá khứ “xấu xí”, khác hoàn toàn
- Tưởng làm giàu từ giá dầu âm, nhưng lỗi máy tính lại biến nhà đầu cơ thành con nợ hàng triệu USD
- “Mổ bụng” Forgamer RA400/500 – Bộ nguồn tầm trung giá rẻ hiệu năng tốt
Cô ấy mỉm cười rạng rỡ, cảm ơn tôi đã đến và ôm tôi một cách tự nhiên đến ngạc nhiên. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau.
Bạn đang xem: Đi ăn cỗ thuê trở thành nghề “ăn nên làm ra” ở Hàn Quốc
Với 15.000 won (12,60 đô la) trong một tiếng rưỡi, cô ấy thuê tôi đóng giả làm bạn cô ấy trong ngày cưới.
Công việc đầu tiên của tôi với tư cách là một người bạn được thuê bắt đầu bằng một thông báo tuyển dụng ngắn gọn trên phòng chat nhóm KakaoTalk.
“Hồng Minh-jung. 30 tuổi. Làm việc tại… công ty ở… tỉnh. Cưới vào…, lúc… lúc… Đang tìm tối đa 10 người bạn. Nếu bạn quan tâm, vui lòng gọi cho chúng tôi.”
Tôi đã nộp CV ngắn kèm ảnh, tuổi và các thông tin cá nhân khác và gửi cho cô ấy 3 ngày trước đám cưới.
Có một vài quy tắc cơ bản mà tôi phải tuân theo khi làm công việc này. Đầu tiên, tôi phải chụp ảnh với cô ấy trong phòng chờ cô dâu trước lễ cưới. Thứ hai, tôi phải tham gia chụp ảnh nhóm sau lễ cưới. Thứ ba, tôi không được phép nói chuyện với gia đình cô dâu. Và cuối cùng, tôi không được quên hoặc gọi sai tên cô dâu.
Sau khi đọc xong các ghi chú, tôi đến phòng tiệc cưới và gia nhập nhóm bạn “tạm thời” của mình. Họ cũng là những diễn viên đóng vai bạn bè của cô dâu hoặc chú rể trong đám cưới.
Phân chia vai trò
Khoảng 30 phút trước buổi lễ, tại một quán cà phê gần địa điểm tổ chức đám cưới, tôi đã gặp những diễn viên khác tham dự ngày hôm đó. Người quản lý của công ty dịch vụ đã thuê tôi và chín vị khách “giả” khác cho Min-jung cũng có mặt ở đó.
Khách hàng có thể thuê người đóng giả mình thông qua các công ty dịch vụ.
“Chúng ta hãy chia thành ba nhóm có vai trò khác nhau bao gồm đồng nghiệp, bạn cũ thời đại học và bạn cấp 3”, người phụ nữ nói.
Vì tôi cùng tuổi với cô dâu nên tôi được xếp vào nhóm bạn cấp 3 cùng với hai người khác ngoài 20 tuổi.
Sau đó, “buổi trình diễn” bắt đầu. Tôi bước vào phòng chờ và lần đầu tiên nhìn thấy cô dâu. Cô ấy được bao quanh bởi những người bạn và gia đình thực sự của mình, hoặc ít nhất là với tôi thì trông như vậy.
Khoảnh khắc tiếp theo, Minjung và tôi nói chuyện với nhau như thể chúng tôi đã quen nhau nhiều năm. Chúng tôi khoác tay nhau, trao nhau những nụ cười ấm áp và trò chuyện thân mật.
Một công việc thực sự
Phong tục thuê khách dự tiệc cưới để lấp chỗ ngồi đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc kể từ đầu những năm 2000. Kể từ đó, phong tục này đã mở rộng sang nhiều buổi họp mặt gia đình khác nhau, từ tiệc mừng em bé đến đám tang.
Chỉ cần nhập “cho thuê khách dự tiệc cưới” trên Naver — cổng thông tin lớn nhất Hàn Quốc — và bạn sẽ nhận được danh sách dài các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.
Chi phí thuê người thông qua công ty dịch vụ là 20.000-30.000 won/người.
“Bạn chỉ cần chi 29.000 won cho một người. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên bán thời gian giàu kinh nghiệm và đảm bảo giữ bí mật cho khách hàng”, một nhân viên tại công ty cho biết.
Người này cho biết thêm, nếu khách hàng muốn, họ có thể đưa tiền mặt cho nam diễn viên ít nhất 2 ngày trước đám cưới. Nam diễn viên sẽ dùng số tiền này làm quà cưới cho cô dâu, chú rể và khiến người thân, bạn bè của họ không nghi ngờ gì.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, cũng như toàn bộ ngành công nghiệp cưới, đã phải chịu thiệt hại do đại dịch Covid-19 kéo dài. Các cuộc tụ họp đã bị hạn chế. Tuy nhiên, mọi thứ đang dần ổn định khi chính phủ nới lỏng các quy tắc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đối với diễn viên mà nói, đây là một công việc khá hấp dẫn. Tuy rằng mức lương không cao bằng công việc toàn thời gian, nhưng cũng có thể coi là công việc cuối tuần, người được thuê cũng được thưởng thức những bữa ăn ngon. Mức lương tối thiểu theo giờ hiện tại là 8.720 won.
Tôi đã dành khoảng một tiếng rưỡi ở đám cưới này, thưởng thức một bữa ăn tại một nhà hàng tự chọn và được trả 15.000 won.
Song, 29 tuổi, là thành viên trong nhóm “bạn thân thời trung học” của tôi. Cô ấy nói rằng cô ấy mới tốt nghiệp đại học và kiếm được 60.000 won chỉ trong một tháng sau khi tham dự bốn đám cưới.
“Một số cặp đôi sẽ thuê người trực tiếp từ các cộng đồng trực tuyến liên quan đến việc lập kế hoạch đám cưới. Họ sẽ đăng tin tuyển dụng ở đó”, cô nói thêm. Việc thuê người trực tiếp mà không thông qua công ty điều phối thường sẽ trả lương cao hơn.
Song còn cho tôi một mẹo nữa: Nếu bạn được chọn bắt bó hoa của cô dâu, bạn sẽ được thưởng thêm 3.000 won.
Nói dối để giữ thể diện
Sau buổi lễ, khách mời di chuyển đến một phòng tiệc lớn ở tầng dưới. Ngay sau đó, cặp đôi mới cưới bắt đầu đi từ bàn này sang bàn khác để chào đón khách.
“Cảm ơn các bạn đã đến. Chúng ta hãy gặp nhau sau khi tôi kết thúc tuần trăng mật nhé”, Min-jung nói. Cô ấy giới thiệu chúng tôi với họ hàng và những người bạn khác đang ngồi cùng bàn với tư cách là bạn cấp 3.
Có lẽ khoảnh khắc này quan trọng hơn sự xuất hiện ngắn ngủi của chúng tôi trong phòng chờ của cô dâu, nơi chỉ có một vài người chứng kiến cô ấy có nhiều “bạn bè”. Các vị khách ngồi kín hầu hết mọi chiếc ghế, tiếng trò chuyện tràn ngập phòng tiệc. Đám cưới được coi là thành công rực rỡ.
Tôi đã nói chuyện với một giáo sư xã hội học. Tôi hỏi điều gì khiến ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục tồn tại?
“Trong các nền văn hóa Nho giáo như Hàn Quốc và Nhật Bản, chemyeon (khuôn mặt) rất quan trọng. Mọi người coi trọng danh tiếng, danh dự hoặc phẩm giá trong các mối quan hệ giữa các cá nhân”, Yoon In-jin, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc, cho biết.
Ngoài ra, ý thức cộng đồng đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Vì vậy, thế hệ cũ thường tập trung vào một đám cưới lớn với nhiều khách mời. Điều đó tạo gánh nặng cho cô dâu và chú rể, giáo sư cho biết.
Ngay sau khi rời khỏi sảnh tiệc cưới, tôi nhận được tin nhắn từ công ty dịch vụ: “Đã gửi thanh toán. Đám cưới tiếp theo được lên lịch vào ngày XX. Hãy nhắn tin lại cho chúng tôi nếu bạn quan tâm.”
Tham khảo The Korea Herald
https://cafef.vn/di-an-co-thue-tro-thanh-nghe-an-nen-lam-ra-o-han-quoc-20220810113257919.chn
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Tin tức