Xem thêm : Booking là gì? Kiến thức Booking trong các lĩnh vực
Cây bời lời hay còn có tên gọi khác là bời lời nhớt, bời lời dầu, nhớt mèo, sơn kê tiên, mò nhớt, mạy khảo khinh, sàn cảo thụ. Cây bời lời nhớt thuộc họ long não lauraceae và có tên khoa học là litsea glutinosa C. B. Rob. Cây bời lời nhớt có thể cao tới 10 mét, nhiều dạng, vỏ thân nâu, không vị, không mùi và bên trong có chất nhớt. Đối với trành trưởng thành có hình trụ, nhẵn cành non có cạnh và nhiều lông. Lá bời lời mọc so le với nhau và thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt dưới có lông và mặt trên bóng. Kích thước lá thay đổi nhiều, thuôn dài hoặc có hình bầu dục, phía đáy lá nhọn hoặc tròn, đầu nhọn hoặc tù, chiều rộng khoảng 4-10cm và chiều dài 7-20 cm. Cuống lá bời lời nhớt có lông dài khoảng 1,5-5cm. Hoa bời lời mọc thành từ cụm từ 3-6 tán nhỏ trên một cuống chung dài 1-3cm có lông, mỗi cuống hoa dài 2-3cm. Cây bời lời nhớt có quả hình cầu to bằng hạt đậu, đính trên cuống phình ra và màu đen, quả thường mọc vào tháng 7 hoặc tháng 8 hằng năm.
Hiện nay cây bời lời nhớt chưa được trồng nhiều mà chủ yếu mọc hoang, nhiều nhất là ở vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình hoặc Thừa Thiên Huế, một số ít có thể mọc ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang. Bên cạnh đó, cây bời lời nhớt còn được tìm thấy ở miền nam Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Cây có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành, sau khoảng 5-6 năm bắt đầu có quả. Người ta dùng gỗ cây bời lời để lấy chất nhầy dùng trong kỹ nghệ làm giấy hoặc làm hương nén. Quả bời lời nhớt được thu hái vào tháng 7-8 hằng năm, đổ ép dầu để nấu xà phòng hoặc làm nến.
Bạn đang xem: Cây bời lời có tác dụng gì?
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Hỏi Đáp