Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát bao gồm đầy đủ các thông tin về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, tác phẩm tiêu biểu và biệt danh của ông. Là một trong những nhà thơ lớn, vĩ đại của dân tộc, cuộc đời Cao Bá Quát trải qua không ít thăng trầm, vất vả. Hãy cùng Tuyên Giáo Thủ Đô điểm qua những thông tin cơ bản về ông ngay sau đây.
- Tuyển tập những bài thơ, tác phẩm tiêu biểu của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi
- Tổng hợp những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài
- Chế Lan Viên, Hoài Thanh nhận xét về Hàn Mặc Tử ra sao? Lý do có nhận định này
- Thơ, STT giới thiệu về bản thân hài hước, chất – ngầu dễ gây ấn tượng mạnh!
- Sưu tầm những bài thơ ngắn về mẹ hay nhất (Lục bát, 2 – 4 câu, 4 chữ)
Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát
Một số thông tin giới thiệu về tác giả Cao Bá Quát như sau:
Bạn đang xem: Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát qua cuộc đời và sự nghiệp
- Tên khai sinh: Cao Bá Quát.
- Tự: Chu Thần.
- Hiệu: Mẫn Hiên.
- Bút danh: Chu Thần, Cao Chu Thần, Cúc Đường, Cao Tử.
- Năm sinh – năm mất: 1808 – 1855.
- Quê quán: Làng Sủi, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
- Nghề nghiệp: Nhà thơ.
Thông tin cơ bản của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát (1808 – 1855) là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương năm 1854 – 1855 và là một trong những nhà thơ nổi danh nhất thế kỷ 19 tại Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Sủi, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Khi còn nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó nhưng thông minh, chăm chỉ. Năm 1821, khi mới 13 tuổi, ông tham gia thi khảo hạch ở trường nhưng thi Hương không đỗ.
Tới năm 1831, Cao Bá Quát thi đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội nhưng khi duyệt quyển bị kiếm cớ xếp xuối cuối bảng.
Năm 1832, ông vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ, sau đó ông tiếp tục vào kinh dự thi thêm mấy lần nữa, lần nào cũng hỏng.
Năm 1841, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, ông được triệu vào kinh, bổ nhiệm làm Hành Tẩu ở bộ Lễ. Tới tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Nhận thấy một số bài thi hay nhưng phạm trường quy, ông cùng đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Sự việc bị phát giác, ông phải chịu cảnh ngục giam trong Trấn Phủ suốt thời gian dài, rồi tiếp tục chuyển đến ngực Thừa Thiên chịu nhục hình tra tấn.
Sau gần 3 năm bị giam cầm, 1843, Cao Bá Quát được tạm tha nhưng bị đầy đi phục dịch ở Đà Nẵng. Tới tháng 12 cùng năm, ông theo Đào Trí Phủ xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến Giang Lưu Ba (Indonesia).
Tháng 7 năm 1844, Cao Bá Quát về lại Việt Nam và được phúc chức ở bộ Lỗ nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long. Thời gian này ông thường xướng họa với nhiều danh sĩ đất Thăng Long.
Xem thêm : 100+ câu thơ thả thính tên Hương, Hoa, Nhiên, Thắm độc đáo và hài hước
Năm 1847, ông nhận lệnh triệu vào Huế làm việc ở Viện Hàn Lâm. Công việc chính của Cao Bá Quát là lo việc sưu tầm, sắp xếp văn thơ.
Năm 1850, vì không được lòng các quan lớn, Cao Bá Quát một lần nữa bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ). Cuối năm này, ông lấy cớ về quê chịu tang cha, sau đó xin ở lại nuôi mẹ già và từ chức Giáo thụ.
Năm 1854, ông vận động một số sĩ phu yêu nước cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Lúc này Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sươn Tây chống lại triều đình đương thời.
Năm 1855, sau nhiều biến cố, kế hoạch của Cao Bá Quát thất bại. Ông bị quân triều đình bắt và xử chém. Triều đình hạ lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông.
Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Quát
Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi tiếng, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hay trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình. Sau khi cuộc nổi dậy Mỹ Lương thất bại, hầu hết các tác phẩm của Cao Bá Quát đều bị thu đốt. Tuy nhiên, nhóm biên soạn thơ văn của ông đã tìm thấy 1353 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm và 21 bài văn xuôi theo thể truyện ngắn, ký.
Cao Bá Quát là nhà thơ lớn giữa thế kỷ 19
Các bài thơ của ông thể hiện ý chí, tài năng cùng tấm lòng yêu nước thương dân. Dù sống nghèo nhưng ông khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để giàu sang, quyền quý.
Ông thường làm thơ nhanh, có đôi khi là ứng khẩu nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc dồi dào, sâu lắng. Hình tượng trong thơ ông lãng mạn, bay bổng nhưng lại sử dụng nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Cao Bá Quát
Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu:
- Thơ Tài từ đa cùng.
- Thơ Uống rượu tiêu sầu bài 1, 2.
- Thơ Sa hành đoản ca.
- Thơ Dương phụ hành.
- Thơ Nhân sinh thấm thoát.
Cao Bá Quát được mệnh danh là gì?
Cao Bá Quát được mệnh danh là Thánh Quát, Văn như Siêu hay Quát võ tiền Hán bởi khả năng tự rèn luyện và học tập để trở thành người đức độ, tài năng của ông. Cho đến nay, những mẫu truyện ngắn về cuộc đời và sự chăm chỉ, nỗ lực của ông vẫn được lưu truyền, nhằm khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em Việt Nam.
Các nhận định về Cao Bá Quát
Xem thêm : Tổng hợp các tác phẩm Nguyễn Trãi hay tiêu biểu
Dưới đây là một số nhận xét về Cao Bá Quát giúp bạn hiểu hơn về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của ông:
- Giáo sư Dương Quảng Hàm: Cao Bá Quát là văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ cao kỳ.
- Giáo sư Tanh lãng: Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát mang dấu ấn khác biệt so với chí hướng của Nguyễn Công Trứ. Trong khi Nguyễn Công Trứ coi việc lập công danh là nhằm phụng sự vua và thể hiện tinh thần nghĩa quân thần, thì Cao Bá Quát lại ôm mộng lớn, mong muốn thay đổi thời cuộc và xoay chuyển vận mệnh đất nước. Về mặt nghệ thuật, ông nổi bật với sở trường ở thể phú và ca trù, hai thể loại mà ông đã nâng lên đến trình độ nghệ thuật cao. Tuy nhiên, việc ông thường xuyên sử dụng chữ Hán và điển tích đôi khi làm tác phẩm trở nên khó tiếp cận, khiến ông có phần bị lép vế so với Nguyễn Công Trứ ở thể loại ca trù.
- Xuân Diệu: Cao Bá Quát tượng trưng cho tài thơ ca và tinh thần phản khác. Triết lý sống của Cao Bá Quát là sự kiên trì, bền bỉ trong việc phụng sự cuộc đời.
Tóm tắt tiểu sử Cao Bá Quát
Cao Bá Quát (1808-1855) là một nhà thơ lớn và quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ông sinh tại làng Sủi, Gia Lâm, Hà Nội, lớn lên trong cảnh nghèo khó nhưng nổi tiếng thông minh, uyên bác.
Cao Bá Quát thi khoa cử nhiều lần nhưng thường gặp trắc trở. Năm 1841, ông được bổ nhiệm làm quan ở bộ Lễ nhưng do chỉnh sửa bài thi của thí sinh, ông bị giam cầm và lưu đày. Sau khi trở về, ông làm giáo thụ ở Quốc Oai nhưng không được lòng các quan lớn trong triều, ông từ chức.
Cuộc đời ông nhiều thăng trầm
Năm 1854, Cao Bá Quát vận động các sĩ phu chống nhà Nguyễn, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ. Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1855, ông bị bắt và xử tử, dòng họ Cao bị tru di tam tộc. Cao Bá Quát được nhớ đến như một nhà thơ tài hoa và người yêu nước bất khuất.
FAQ tìm hiểu về tác giả Cao Bá Quát
Cùng điểm qua một số câu hỏi ngắn có liên quan đến tác giả Cao Bá Quát sau đây:
Cao Bá Quát là người như thế nào?
Cao Bá Quát là một nhà thơ tài hoa, một nhà nho có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, và là quân sư trong cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ông được biết đến với trí thông minh, sự uyên bác, và lòng yêu nước sâu sắc.
Cao Bá Quát xuất thân trong gia đình như thế nào?
Cao Bá Quát sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng có truyền thống nho học, điều này đã giúp ông phát triển tài năng văn chương và tri thức từ khi còn nhỏ.
Cao Bá Quát có bao nhiêu tác phẩm?
Số lượng chính xác các tác phẩm của Cao Bá Quát hiện chưa được xác định rõ ràng, nhưng ông để lại nhiều bài thơ, phú, ca trù bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó có khoảng 1353 bài thơ được biết đến.
Lời kết
Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát mang đến cho người yêu văn thơ Việt cái nhìn chi tiết, khách quan về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Dù hầu hết các tác phẩm đã bị quân triều đình nhà Nguyễn thu đốt nhưng số lượng tác phẩm còn sót lại vẫn lên tới hàng nghìn, điều này đủ chứng minh tài năng cùng trí tuệ hơn người của Cao Bá Quát.
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thơ