Trong quá trình sử dụng laptop, bạn gặp mỗi số lỗi màn hình nhưng không biết làm thế nào để khắc phục một cách hiệu quả. Những lỗi màn hình thường xuyên xuất hiện khiến bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình làm việc và học tập. Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng tuyengiaothudo.vn tổng hợp các lỗi màn hình laptop và cách khắc phục những lỗi này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tìm hiểu Gameplay, nội dung chi tiết nhất game sinh tồn Altarium sắp ra mắt
- Cách scan văn bản bằng iPhone cực nhanh với ứng dụng Ghi chú mặc định
- Top 10 điều hòa Toshiba mới nhất, chất lượng tốt nhất hiện nay
- Nguyên nhân màn hình iPhone bị vàng, giải pháp khắc phục đơn giản
- Làm cách nào để tăng tốc độ Internet trong “mùa đứt cáp”? Đây là mẹo nhỏ dành cho bạn
Màn hình laptop bị lỗi không hoạt động
Một trong các lỗi màn hình laptop phổ biến nhất đó chính là lỗi màn hình không hoạt động. Đây là lỗi cực kỳ phổ biến khi màn hình không thể hiển thị khi laptop đã khởi động. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm lỗi do phần cứng, lỗi do đèn nền hay lỗi driver của đồ họa, lỗi cấu hình hệ thống hay nguồn điện. Để có thể xử lý trình trạng màn hình lỗi không hoạt động thì bạn có thể khắc phục theo hướng dẫn dưới đây:
Bạn đang xem: 10 lỗi màn hình laptop thường gặp – cách khắc phục
- Khởi động lại thiết bị: Đầu tiên, bạn nên tiến hành khởi động lại laptop của mình để có thể khắc phục được vấn đề màn hình bị lỗi. Đôi khi việc khởi động laptop sẽ giúp giải quyết được vấn đề màn hình bị lỗi.
- Kiểm tra cáp của màn hình: Bạn nên tiến hành kiểm tra cáp của màn hình có kết nối với bo mạch chủ không. Đảm bảo chúng cần được kết nối chặt ,đúng và không được bị lỏng.
- Kiểm tra driver đồ họa: Khi driver hết hạn thì bạn cần phải cập nhật hay cài đặt lại driver từ website chính thức của nhà sản xuất.
- Sử dụng màn hình thứ ba: Bạn có thể kết nối một màn hình khác với laptop để xem vấn đề có phải xuất hiện từ màn hình chính trên laptop không.
Màn hình laptop bị đen
Bên cạnh các lỗi màn hình laptop phổ biến khác thì lỗi hiển thị màn hình đen trên laptop là trường hợp mà hầu như ai cũng gặp phải. Đây là lỗi mà màn hình chỉ hiển thị duy nhất màu đen mà không có bất kỳ ảnh nền nào xuất hiện.
Lỗi này có thể xảy ra do nguồn điện có vấn đề, đèn nền bị tắt, lỗi ở driver của đồ họa, lỗi phần cứng hay vấn đề cấu hình của mình. Để khắc phục hiện tượng màn hình của laptop hiển thị màu đen, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Kiểm tra lại nguồn điện
Bạn cần đảm bảo thiết bị laptop của mình đang nhận được điện đúng nguồn chưa. Tiếp theo, bạn cần đảm bảo dây nguồn điện được kết nối và hoạt động bình thường không. Ngoài ra, bạn cần phải kiểm tra xem laptop của mình có bị sập nguồn do pin không.
Restart laptop
Để khởi động lại laptop, bạn cần nhấn và giữ nút nguồn trong khoảng 10 giây để có thể tắt hoàn toàn thiết bị. Tiếp theo, bạn sẽ nhấn vào mục khởi động lại laptop để có khắc phục được tình trạng màn hình bị đen không.
Kiểm tra đèn nền
Bạn có thể sử dụng đèn flash của điện thoại hoặc đèn pin để chiếu sáng từ phía sau màn hình. Nếu bạn không nhìn thấy hình ảnh hay đèn sáng nào thì có thể bộ phận đèn nền đã bị hư hỏng.
Kiểm tra cấu hình và hệ thống của màn hình
Trong một số trường hợp các lỗi màn hình laptop có thể xảy ra khi màn hình có cấu hình không thích hợp. Lúc này, bạn chỉ cần bấm chọn các tổ hợp phím bao gồm “Fn và phím mũi tên lên xuống” với mục đích điều chỉnh độ sáng trên màn hình. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra những tùy chọn được hiển thị trong hệ điều hành hay trong phần BIOS để có thể đảm bảo được toàn bộ cấu hình của màn hình đã được đặt đúng vị trí hay không.
Kết nối với màn hình bên ngoài
Ngoài ra, bạn có thể chọn kết nối với một màn hình bên ngoài cổng kết nối trên laptop để xem xét lỗi này có phải do màn hình chính trên laptop không. Nếu màn hình bên ngoài hoạt động bình thường thì có thể màn hình của laptop đã bị hư hỏng và cần được sửa chữa.
Màn hình laptop bị lỗi đốm sáng
Một trong các lỗi màn hình laptop mà có thể bạn sẽ gặp phải đó là trên màn hình xuất hiện những đốm sáng màu trắng hoặc màu xám khác nhau. Khi màn hình xuất hiện tình trạng này có thể lớp tấm chắn bên trong đã bị chuyển màu nên lớp ma trận nằm ở phía trước không hiển thị màu sắc chính xác.
Ngoài ra, hiện tượng bị lỗi đốm sáng trên màn hình cũng do một số nguyên nhân chính khác như do đèn nền không sáng đồng đều, màn hình bị ảnh hưởng bởi ánh sáng ở môi trường phản xạ, bị lỗi ở tấm LCD, lỗi đèn nền LED, lỗi kết nối màn hình, lỗi bo mạch chủ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo những cách hướng dẫn khắc phục dưới đây:
- Vệ sinh màn hình bằng các vật liệu mềm và phụ gia không chứa những hóa chất độc hại để loại bỏ bụi và cải thiện khả năng hiển thị.
- Đảm bảo màn hình được lắp đặt đúng trong hệ thống máy tính và hệ điều hành.
- Kiểm tra màn hình toàn diện và đảm bảo không có bất kỳ vết va đập, vết nứt hoặc hư hỏng nào gây ra. Đôi khi một số những vấn đề về các cấu trúc khi lắp đặt màn hình sẽ dẫn đến các đốm sáng.
- Nếu màn hình dùng tấm đèn nền hoặc đèn LED thì bạn cần phải kiểm tra xem chúng có bị hỏng hay không để thay thế hoặc sửa chữa.
Màn hình laptop bị lỗi sọc dọc, sọc ngang hoặc điểm chết
Xem thêm : Trò chơi nhập vai Pathfinder: Giải phóng anh hùng của bạn
Ngoài các lỗi màn hình laptop trên thì màn hình xuất hiện sọc dọc, sọc ngang hoặc điểm chết cũng là một trong những lỗi cực kỳ phổ biến. Nguyên nhân của các lỗi này thường xuất phát từ sự cố về phần cứng như cáp màn hình bị lỏng, hỏng hoặc card đồ họa gặp vấn đề. Bên cạnh đó, xung đột phần mềm, driver không tương thích cũng có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này. Đối với điểm chết, nguyên nhân chính thường nằm ở các điểm ảnh bị lỗi trên màn hình, không thể hiển thị màu sắc chính xác.
Để khắc phục, bạn có thể thử một số giải pháp sau. Đầu tiên, hãy kiểm tra và cắm lại cáp màn hình, đảm bảo chúng được kết nối chặt chẽ. Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, hãy thử cập nhật hoặc cài đặt lại driver card đồ họa. Trong trường hợp các biện pháp trên không hiệu quả, rất có thể bạn cần thay thế cáp màn hình hoặc card đồ họa bị hỏng. Riêng với điểm chết, việc sửa chữa thường khó khăn hơn và có thể yêu cầu thay thế toàn bộ màn hình.
Màn hình laptop bị lỗi lag hoặc nhấp nháy
Máy tính bị lỗi màn hình lag hoặc nhấp nháy là một trong các lỗi màn hình gây khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Đây là hiện tượng thường xuất hiện từ lỗi phần cứng hoặc phần mềm của máy tính.
Về phần cứng, cáp màn hình bị lỏng hoặc hư hỏng có thể dẫn đến hiện tượng nhấp nháy. Tương tự, card màn hình bị lỗi hoặc quá tải cũng có thể gây ra hiện tượng lag hoặc nhấp nháy, đặc biệt khi chạy các ứng dụng đồ họa nặng. Màn hình LCD bị lão hóa hoặc hư hỏng cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề hiển thị.
Về phần mềm, xung đột phần mềm, đặc biệt là driver màn hình không tương thích hoặc lỗi thời, thường là thủ phạm chính gây ra hiện tượng nhấp nháy. Ngoài ra, các ứng dụng chạy ngầm tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống cũng có thể làm giảm hiệu suất và gây ra hiện tượng lag. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử một số giải pháp sau:
- Kiểm tra và cắm chặt cáp màn hình. Nếu vấn đề vẫn còn, hãy thử cập nhật hoặc cài đặt lại driver màn hình từ trang web của nhà sản xuất.
- Điều chỉnh tần số quét về mức khuyến nghị cho màn hình của bạn.
- khởi động máy tính ở chế độ Safe Mode để loại trừ nguyên nhân này.
Màn hình laptop bị lỗi nhòe hoặc tối
Màn hình laptop bị lỗi, tối và nhòe là một trong các lỗi màn hình laptop phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng màn hình của laptop bị tối hoặc nhòe như:
- Cài đặt độ sáng và độ phân giải không phù hợp: Đôi khi, màn hình quá tối hoặc độ phân giải không tương thích có thể dẫn đến hiện tượng mờ nhòe.
- Driver đồ họa lỗi thời: Driver đồ họa không được cập nhật có thể gây ra các vấn đề về hiển thị.
- Lỗi phần cứng: Các thành phần phần cứng như đèn nền màn hình hoặc màn hình LCD bị hỏng cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự cố.
Để khắc phục tình trạng màn hình laptop bị lỗi, tối và nhòe, bạn có thể thử các giải pháp sau:
- Điều chỉnh độ sáng màn hình: Tăng độ sáng bằng các phím tắt hoặc thông qua cài đặt hiển thị.
- Điều chỉnh độ phân giải màn hình: Đảm bảo độ phân giải được thiết lập ở mức phù hợp với màn hình.
- Cập nhật driver đồ họa: Tải và cài đặt driver mới nhất từ nhà sản xuất.
- Kiểm tra màn hình LCD: Nếu màn hình bị hỏng hoặc có vết nứt, bạn cần thay thế nó.
Nếu bạn đã thử tất cả các giải pháp trên mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, hãy mang laptop đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng để kiểm tra và sửa chữa.
Màn hình laptop bị lỗi màu trắng
Máy tính bị lỗi màn hình hiển thị toàn màu trắng là trong các lỗi màn hình laptop gây ảnh hưởng đến trải nghiệm và cản trở công việc của người dùng. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả về phần cứng lẫn phần mềm. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng màn hình lỗi màn hình màu trắng như lỗi cáp, lỗi card màn hình, lỗi bo mạch chủ, vấn đề về hệ điều hành hoặc lỗi driver.
Để khắc phục lỗi màn hình laptop hiển thị màu trắng, bạn có thể thực hiện một số cách khắc phục dưới đây:
- Khởi động lại máy: Đôi khi, một lỗi phần mềm đơn giản có thể được khắc phục bằng cách khởi động lại máy.
- Kiểm tra cáp màn hình: Đảm bảo cáp màn hình được kết nối chắc chắn với cả màn hình và bo mạch chủ.
- Cập nhật hoặc cài đặt lại driver card màn hình: Tải và cài đặt phiên bản driver card màn hình mới nhất từ trang web của nhà sản xuất.
- Khôi phục hệ thống: Nếu nghi ngờ lỗi hệ điều hành, hãy thử khôi phục hệ thống về một thời điểm trước đó khi màn hình vẫn hoạt động bình thường.
- Đem máy đi sửa chữa: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, rất có thể laptop của bạn đã gặp vấn đề phần cứng nghiêm trọng.
Màn hình laptop bị lỗi chảy mực
Xem thêm : Cách cài đặt cuộc gọi đến trên điện thoại Android siêu đơn giản
Một trong các lỗi màn hình laptop phổ biến mà bạn có thể gặp phải đó là màn hình bị lỗi chảy mực. Lỗi này biểu hiện qua các vệt đen, loang lổ, hoặc các điểm chết xuất hiện trên màn hình, gây khó khăn trong việc quan sát nội dung hiển thị.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như lỗi có thể xuất phát từ quá trình sản xuất, khi các tấm nền LCD bị lỗi hoặc không được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lắp ráp. Bên cạnh đó, laptop có sự va đập mạnh hoặc áp lực quá mức lên màn hình cũng có thể làm hỏng các điểm ảnh, gây ra hiện tượng chảy mực.
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể thực hiện một trong những biện pháp khắc phục dưới đây:
- Thay màn hình mới: Đây là cách khắc phục triệt để nhất, đảm bảo màn hình hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, chi phí thay màn hình khá cao.
- Sử dụng phần mềm: Một số phần mềm có thể giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của các vệt mực bằng cách điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, hoặc làm mờ các vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính tạm thời và không giải quyết được vấn đề gốc rễ.
- Phân tán mực (chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ): Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng quanh vùng bị chảy mực để phân tán đều các vệt mực, giúp chúng ít gây chú ý hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả với các trường hợp chảy mực nhẹ và có thể làm tình trạng nặng thêm nếu không thực hiện đúng cách.
Màn hình laptop bị lỗi cảm ứng
Máy tính bị lỗi màn hình cảm ứng là một trong các lỗi màn hình laptop khiến trải nghiệm người dùng bị gián đoạn đáng kể. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
Về phần cứng, sự cố có thể đến từ các hư hỏng vật lý trên màn hình như va đập, rơi vỡ hoặc trầy xước làm ảnh hưởng đến lớp cảm ứng. Bên cạnh đó, các linh kiện bên trong như cáp kết nối, bo mạch điều khiển cảm ứng cũng có thể bị lỗi do quá trình sử dụng lâu dài hoặc do tiếp xúc với độ ẩm.
Về phần mềm, các xung đột driver, lỗi hệ điều hành hoặc các ứng dụng không tương thích cũng có thể gây ra hiện tượng màn hình cảm ứng không phản hồi. Đôi khi, việc cập nhật hệ điều hành hoặc cài đặt các phần mềm mới cũng vô tình gây ra những trục trặc này. Để khắc phục lỗi màn hình cảm ứng, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
- Khởi động lại máy tính để loại bỏ các lỗi phần mềm tạm thời. Nếu không hiệu quả, hãy kiểm tra và cập nhật driver màn hình cảm ứng từ trang web của nhà sản xuất.
- Trong trường hợp các biện pháp trên không giải quyết được vấn đề, hãy thử gỡ bỏ các ứng dụng mới cài đặt gần đây hoặc khôi phục hệ điều hành về trạng thái trước đó.
Màn hình laptop bị vỡ
Bên cạnh các lỗi màn hình laptop về hệ thống trên, thì bạn có thể gặp một số sự cố khiến màn hình của laptop bị vỡ. Khi màn hình laptop bị vỡ, bạn có thể gặp phải các vấn đề như hiển thị hình ảnh bị nhiễu, xuất hiện các đường sọc, đốm đen hoặc thậm chí mất hoàn toàn khả năng hiển thị. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng màn hình của laptop bị vỡ mà bạn nên biết như:
- Va đập mạnh: Laptop bị rơi, va chạm với vật cứng hoặc bị đè nén bởi vật nặng có thể khiến màn hình bị vỡ, nứt hoặc hư hỏng các linh kiện bên trong.
- Sử dụng không cẩn thận: Đóng mở laptop quá mạnh, đặt vật sắc nhọn lên màn hình hoặc vệ sinh không đúng cách cũng có thể gây ra các vết xước, nứt vỡ.
- Lỗi sản xuất: Trong một số trường hợp hiếm, màn hình laptop có thể bị lỗi từ nhà sản xuất, khiến màn hình dễ bị vỡ hơn bình thường.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Thay thế màn hình: Bạn nên mang laptop đến các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa uy tín để được thay thế màn hình mới chính hãng.
- Sửa chữa tạm thời: Nếu màn hình chỉ bị nứt nhẹ, bạn có thể sử dụng một số biện pháp tạm thời như dán băng keo trong suốt lên vết nứt để ngăn chặn nó lan rộng.
- Sử dụng màn hình ngoài: Trong trường hợp màn hình laptop bị vỡ hoàn toàn, bạn có thể kết nối laptop với một màn hình ngoài để tiếp tục sử dụng.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên bạn đã nắm được những nguyên nhân dẫn đến các lỗi màn hình laptop phổ biến mà bạn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng đã biết được những cách có thể khắc phục tình trạng bị lỗi màn hình này ngay tại nhà mình. Hy vọng tuyengiaothudo.vn đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cực kỳ bổ ích về máy tính.
Xem thêm:
3 cách chỉnh kích thước ảnh online không cần phần mềm cực đơn giản
Zalo PC | Cách tải, cài đặt và đăng nhập Zalo trên máy tính
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thủ thuật