Cuộc sống chứa đầy những điều bí ẩn tuyệt vời. Trong quá trình tiến hóa, nhiều sinh vật sống đã phát triển những khả năng mà con người luôn mơ ước có được. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về những sinh vật sở hữu một trong những khả năng này, đó là sự bất tử.
- Những hiện tượng mạng “phá đảo làng YouTube Việt” trong năm 2019
- Chuối ngự là chuối gì? Công dụng gì với sức khỏe không?
- Bị anti-fan bình luận khiếm nhã, nữ streamer 2001 khóc òa trên sóng: “Các ông quá đáng vừa thôi”
- Đòi lại công bằng cho fan nữ, Yena phiên bản đời thực không ngại tranh luận gắt về “cái ngàn vàng”
- Danh tính và hành trình di chuyển của 3 người Việt Nam dương tính với virus Corona
Sứa Bất Tử – Ông Già Trở Lại Tuổi Trẻ
Bạn đang xem: 7 loài sinh vật bất tử, sở hữu skill ‘cải lão hoàn đồng’ đang tồn tại trên Trái Đất
Đứng đầu danh sách các sinh vật bất tử là loài sứa, cụ thể hơn là loài sứa bất tử, có tên khoa học là Turritopsis doohmii. Chúng đã tìm ra giải pháp cho sự bất tử trên con đường tiến hóa của mình. Nếu một con sứa bất tử bị thương, bị bệnh hoặc sắp chết, nó sẽ trở lại giai đoạn polyp. Các tế bào của nó sẽ trở lại trạng thái trẻ hơn. Bạn có thể hiểu đơn giản là nó có khả năng “trẻ hóa”, trở lại giai đoạn “trẻ sơ sinh” để sống một cuộc sống mới. Về mặt lý thuyết, vòng lặp này là vô hạn.
Tôm hùm – Sinh vật không thể già đi
Có cuộc tranh luận giữa cộng đồng khoa học về việc liệu những cư dân đỏ của đại dương này có bất tử về mặt sinh học hay không. Trên thực tế, chúng chỉ chết vì bệnh tật và cái chết, chứ không phải tuổi già. Chúng tiếp tục phát triển và sinh sản cho đến khi chết. Một con tôm hùm được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Newfoundland ước tính đã 140 tuổi. Hầu hết tôm hùm đực sẽ sống đến 30 tuổi, trong khi tôm hùm cái sống lâu hơn, trung bình khoảng 54 năm.
Xem thêm : 4 hiểu lầm thường gặp về RAM máy tính
Rùa – Thử thách của thời gian
Chậm mà chắc, rùa đã áp dụng triết lý này vào thành công của chúng trong hàng chục triệu năm qua. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian không làm tổn hại nhiều đến các cơ quan của rùa. Theo tờ New York Times, rùa thậm chí có thể sống vô thời hạn nếu chúng tránh được động vật ăn thịt và bệnh tật.
Giun dẹp – Hack cuộc sống
Những con giun đáng sợ này được biết đến với khả năng tái sinh đáng kinh ngạc. Một con giun bị tách làm đôi có thể tái sinh thành hai cá thể riêng biệt. Theo nghiên cứu gần đây tại Đại học Nottingham, khả năng tái sinh này cũng áp dụng cho mô già và bị tổn thương, cho phép những con giun nhỏ này “hack” tuổi thọ vô hạn.
Cá voi đầu cong – Vẫn là động vật có vú, nhưng sống rất lâu
Xem thêm : Vừa tròn 18 tuổi, nàng hot girl phấn khích, đăng bộ ảnh gợi cảm đánh dấu cột mốc trưởng thành
Mặc dù không phải là loài bất tử về mặt sinh học, cá voi đầu cong là loài động vật có vú sống lâu nhất trong tự nhiên. Trên thực tế, nhiều loài cá voi có thể dễ dàng sống đến hơn 70 tuổi. Vào những năm 1990, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của vũ khí săn cá voi từ những năm 1800 trên những con cá voi còn sống. Con cá voi già nhất từng được ghi nhận là 211 tuổi. Ngoài tuổi thọ ấn tượng, cá voi cũng là một trong những loài vật lớn nhất trên Trái đất.
Vi khuẩn Deinococcus radiodurans – Siêu kháng bức xạ
Loại vi khuẩn này không chỉ kháng bức xạ mà còn có thể tái sinh sau khi chết nhờ phản ứng tự sửa chữa DNA đáng kinh ngạc của nó. Theo Ira S. Pastor, CEO của Bioquark Inc., những sinh vật đơn bào này có thể sống sót tốt trong điều kiện lạnh, mất nước, chân không và axit và được công nhận là loại vi khuẩn khó tiêu diệt nhất thế giới. Ngoài ra, Sách Kỷ lục Guinness Thế giới cũng ghi nhận rằng vi khuẩn deinococcus radiodurans có thể chịu được cường độ bức xạ lên tới 1,5 triệu Rad, cao hơn 3.000 lần mức gây tử vong ở người.
Gấu nước – Con này còn sống không?
Tardigrades được biết đến là loài sinh vật cứng rắn nhất từng được biết đến. Chúng có thể sống sót trong hàng ngàn năm hoặc thậm chí vô thời hạn bằng cách bước vào trạng thái “đông cứng”, trong đó quá trình trao đổi chất của chúng bị đình chỉ và giúp những sinh vật nhỏ bé này bảo toàn mạng sống. Chúng được tìm thấy trên khắp thế giới, từ những ngọn núi cao 5,5 km ở dãy Himalaya đến các suối nước nóng ở Nhật Bản, từ đáy đại dương đến những nơi băng giá nhất trên trái đất như Nam Cực. Tardigrades sống sót khi bị đun sôi trong nước hoặc nhúng vào nitơ lỏng, chúng có khả năng chống lại bức xạ, có thể sống sót trong chân không và có thể sống lại sau khi bị sấy khô trong hàng trăm năm.
Nguồn Rd.com dịch gearvn
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Tin tức