1. Ngã xước xát hay xước sát?
Như chúng tôi đề cập ở trên, có thể xem cách viết ngã xước xát là đúng. Tuy nhiên, từ xước xát không có trong từ điển tiếng Việt.
Cụ thể, Nghệ ngữ đã tra cứu các từ điển của Lê Văn Đức, Hồ Ngọc Đức, Đại từ điển tiếng Việt, từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, từ điển Khái Trí… đều không ghi nhận từ xước xát. Đây có thể là từ mới, do người dùng ghép 2 từ “xước” và “xát” mà thành? Trong đó:
-
Xước: Có những vết rách trên bề mặt
-
Xát: Chà mạnh, cọ đi cọ lại
Như vậy, ngầm hiểu ý khi nói “ngã xước xát” là bị ngã rồi bị chà xát vào mặt đường gây ra những vết rách trên da. Hoặc đặt trong các ngữ cảnh khác thì “xước xát” là từ chỉ những vết xước xuất hiện trên bề mặt như một số ví dụ mà chúng ta sẽ thấy trên mạng xã hội:
-
Màn hình xước xát – Giá trị điện thoại giảm sút!
-
Cách xử lý vết xước xát tay tránh nhiễm trùng cần biết
-
Bác sĩ cho em hỏi cháu em 4 tuổi bị xước xát tay có cần…
-
Cách xử lý khi áo da bị rách hoặc xước xát
>>>Xem thêm:
2. Nên dùng từ nào thay từ xước xát?
Vì từ xước xát không có trong từ điển tiếng Việt nên câu hỏi đặt ra là: Nên dùng từ nào thay thế? Ví dụ điền vào chỗ trống để hoàn thành câu: “Con bé nó ngã … hết cả chân tay“.
Theo Nghệ ngữ, bạn đọc có thể điền 2 từ s
ây sát và xây xát với cùng một nghĩa “bị sầy, xước nhiều chỗ”.
Như vậy, để chỉ trạng thái bị sầy và xước nhiều chỗ, chúng ta dùng “sây sát” hoặc “xây xát”. Trong đó từ sây sát là từ phổ biến hơn, là cách dùng từ lâu, còn xây xát chỉ mới được ghi nhận trong các tư liệu gần đây. Còn trường hợp xước xát cũng có thể chấp nhận như một cách viết mới.