Thơ Nguyễn Khoa Điềm lấy cảm hứng từ quê hương, con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam. Những tác phẩm của ông kết hợp giữa tình yêu nước nồng nàn và suy tư của người tri thức về đất nước, con người Việt. Tuyên Giáo Thủ Đô đã tổng hợp trọn bộ các bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm giúp bạn hiểu hơn về nhà thơ này.
Tổng hợp thơ Nguyễn Khoa Điềm
Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn thể hiện rõ con người Việt Nam và bản chất anh hùng của người chiến sĩ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng những cảm xúc nồng nàn và cả những suy tư về đất nước cũng như con người.
Bạn đang xem: Trọn bộ những bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm
Khi tìm hiểu tiểu sư Nguyễn Khoa Điềm bạn sẽ có nhìn khách quan về đời sống và lý do hình thành hồn thơ đậm chất chính luận của ông.
Thơ Nguyễn Khoa Điềm
Các bài thơ lẻ và tập thơ do Nguyễn Khoa Điềm sáng tác gồm:
Thơ lẻ
- Anh đợi
- Ánh sáng
- Bạn ơi, bạn có nhớ?
- Bạn thơ
- Bây giờ là lúc…
- Biển trước mặt – Biển
- Biển trước mặt – Lời ru
- Biển trước mặt – Nắng cửa Tùng
- Bốn câu để lại
- Bốn mươi năm gặp lại…
- Buổi đầu
- Các nhà thơ trên đường
- Cánh đồng buổi chiều
- Cáp quang
- Cầu Long Biên
- Cây vú sữa trước sân nhà
- Có một ngày
- Cỏ ngọt
- Cỏ trước Ba Đình
- Cõi lặng
- Đất nước những tháng năm thật buồn
- Đêm thu ở Hội An
- Đi bên mùa thu
- Đi mãi vào rặng núi xa mờ
- Đọc thơ tứ tuyệt của Đỗ Mục
- Đồng dao mùa xuân
- Em, cây chò của anh
- Giữa ngày xa cách
- Hoa quỳ vàng
- Hồ Tây, 2011
- Hy vọng
- Không có quyền mệt mỏi
- Kính tặng Nguyên Hồng
- Làng Phao Võng
- Lặng lẽ
- Lên núi thăm chùa
- Mai vườn nở sớm
- Mẹ và quả
- Miền quê
- Một con người
- Một người
- Mưa có nói gì không nhỉ?
- Mưa thu
- Ngàn năm Thăng Long
- Ngày đầu năm thăm lão danh tăng
- Ngày về
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
- Ngũ ngôn ở An Hiên
- Người nằm bên Hồ Tây
- Người ở Yên Tử
- Nhân dân
- Nhớ Lưu Quang Vũ
- Nhớ một nhà thơ đã mất
- Nhớ Nguyễn Đ.
- Những bài hát, con đường và con người
- Những bài thơ tình viết trong chiến tranh – Bài 1
- Những bài thơ tình viết trong chiến tranh – Bài 2
- Những bài thơ tình viết trong chiến tranh – Bài 3
- Những bài thơ tình viết trong chiến tranh – Bài 4
- Những câu hỏi đầu năm
- Những quyển sách
- Nói với bạn bè trong cuộc họp
- Nói với nhà văn quá cố
- Ở tuổi sáu ba
- Sau ngày hội
- Sống
- Sông Hương
- Sự thật của cuộc ra đi
- Tắm bến Hà Khê
- Tặng một người sáng tạo
- Tập thiền
- Tháng giêng về Văn Giang
- Tháng tư
- Tháng tư, Trường Sa
- Thăm mộ ông bà
- Thấy người trở lại
- Thơ tặng cháu ngoại
- Thời đại Hồ Chí Minh
- Tiễn biệt nhà thơ Tố Hữu
- Trên đường
- Trong cánh rừng hiện đại
- Trong những buổi chiều
- Trở lại A Lưới
- Tự do
- Uống rượu với bác Dương Văn Vượng
- Vào hạ
- Về quê đón Tết
- Viết cho lần cuối
- Viết cuối năm
- Viết ở Hàn Quốc
- Viết trong ngày Valentine
- Viết từ Đà Nẵng
Đất ngoại ô (1972)
- Đất ngoại ô
- Nơi Bác từng qua
- Cái nền căm hờn
- Tiễn bạn cuối mùa đông
- Người con gái chằm nón bài thơ
- Mùa xuân ở A Đời
- Con chim thời gian
- Nỗi nhớ
- Con gà đất, cây kèn và khẩu súng
- Bếp lửa rừng
- Cát trắng Phú Vang
- Khoảng trời yêu dấu
- Từ những gì các anh trao?
- Thưa mẹ con đi
- Tôi lại đi đường này
- Nghĩ về một nhãn hiệu
- Gửi anh Tường
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Lau
- Hình dung về Chê Ghêvara
- Tình ca
- Vỗ hờn
- Trên núi sông
- Màu xanh lên đường
- Bước chân – ngọn đèn
- Hồi kết cuộc
- Xanh xanh bóng núi
- Ngày vui
- Tháng chạp ở Hồng Trường
- Chiều Hương Giang
Thơ của Nguyễn Khoa Điềm
Mặt đường khát vọng (1974)
- Lời chào
- Báo động
- Giặc Mỹ
- Tuổi trẻ không yên
- Đất nước
- Áo trắng và mặt đường
- Xuống đường
- Khoảng lớn âm vang
- Báo bão
Những tập thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã xuất bản
Trong các tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm có 6 bài thơ, tập thơ và những tác phẩm khác đã được xuất bản gồm:
- Cửa thép (1972): Ký.
- Đất ngoại ô (1973): Thơ.
- Mặt đường khát vọng (1974): Trường ca.
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986): Tập thơ.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990): Thơ.
- Cõi lặng (2007): Thơ.
Xem thêm: Nguyễn Khoa Điềm được mệnh danh là gì? Vì sao ông có biệt danh này?
Một số tác phẩm hay của Nguyễn Khoa Điềm
Phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất đặc biệt và bạn sẽ cảm nhận rõ nó qua những tác phẩm tiêu biểu sau:
1. Đất nước
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó…
Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHằng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TổTrong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…
*
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta…
Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn ngàn năm Đất NướcNăm tháng nào cũng người người lớp lớpCon gái, con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớNhững em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất NướcHọ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước này là Đất Nước Nhân dânĐất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoạiDạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâuÔi những dòng sông bắt nước từ lâuMà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôiNgười dạy ta nghèo ăn cháo ăn rauBiết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡiCái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổiChén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đauCon nộm nang tre đánh lừa cái chếtĐánh lừa cái rét là ăn miếng trầuĐánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặtĐánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng QuỳnhNhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minhKhông hề lừa ta dù ca dao, cổ tíchTa lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hành phúc có trên đờiDẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng co Tấm cũng làm về hoàng hậuCây khế chua có đại bàng đến đậuChim ăn rồi trả ngon ngọt cho taĐất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoaHoa của đất, người trồng cây dựng cửaKhi ta đến gõ lên từng cánh cửaThì tin yêu ngay thẳng đón ta vàoTa nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
*
Ta lớn lên khao khát những chân trờiNhững mảnh đất chân mình chưa bén đượcNhững biển khới chứa mặt trời đỏ rựcNhững ngàn sao trôi miết giữa màu xanhÔi có cách gì ta được ngắm những bình minhBuổi vũ trụ chớp bùng nên sự sốngVà ánh sáng trên chiếc xe vàng chuyển độngBỗng một ngày ấm áp kể ta ngheVề những con ngươi của thiên thể xa xôiMuốn bầu bạn với con người Trái đấtÔi phút đó ta vùng lên ngây ngấtMuốn ôm choàng hết tất cả trời mâyTrái tim tay nặng trĩu những mê saySẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất…
Nhưng em ơi, cái điều trông đợi nhấtVẫn những gì có thể có hôm nayTừ hôm nay, trên mảnh đất ta đâyTa nắm nó như sợi mây vững chãiRồi rút dần từ cánh rừng vĩ đạiCủa cuộc đời hằng nuôi dưỡng chúng taVà diệu kỳ thay! Ta bỗng loá bất ngờTa đã thấy cuộc đời vô hạnGiữa đất đai, nhân dân, bè bạnTa tìm ra ánh sáng của Con NgườiNhững Con Người làm sông núi sáng tươi…
*
Những địa danh trôi từ thuở xa xôiTrôi bằng máu và trôi bằng nước mắtĐã đọng lại thành tên ngươi, tên đấtBao năm rồi suốt mặt pha, triền sôngNhưng không có con người nào đã trôi hết sâu nông
Bằng những người dân miền Tây nghèo khổĐây không biển thì rừng làm biển cảMột biển xanh với cồn sóng ngút trờiHọ bám mình vào tấm rẫy nổi trôiRồi gục chết dưới màu xanh vĩnh viễnCuộc đời họ mênh mang bất địnhChỉ đó nghèo bám riết lấy màu daÔi mây trắng ngang đầu, gió dưới rừng xaĐất Nước ở đâu? Đâu là Đất Nước?Kờ-ruồng Kù tiệt!Tiếng suối hay tiếng chim?Tiếng người hay tiếng chiêng?Tiếng đá lăn, cây đổ?Thác gào hay đá nổ?Kờ-ruồng Kù tiệt!Kờ-ruồng Kù tiệt!Đất Nước! Đất Nước!Đất Nước trên miệng ta rồiTrong tim ta mangTrên chân ta bướcĐất Nước! Đất Nước!Cả núi rừng thét lên đồng loạt!Đó là năm dưới thời giặc PhápChúng hất hàng chục chòi Ta-ôi ra khỏi bản đồĐẩy họ vào những cánh rừng xanh không Tổ quốcChính lúc đóLửa đã cháy lên!Lửa ngàn đời từ mỗi bếp cháy lên!Đốt nhà! Ta đốt hết nhà!Địu con lên lưng vác giáo lên vaiĐánh trăm chiếc cồng xuyên thủng núiMắt người già quắc lên cho đàn trẻ theoTa đạp rừng nhằm phía Đông bươn tới!Ôi ta về nguồn! Về nguồn!Kờ-ruồng Kù tiệt!Kờ-ruồng Kù tiệt!Đất Nước! Đất Nước!Ôi ta về theo Đất NướcTa không chịu làm người dân không Đất NướcKhông Việt NamBiển rừng gào lên như muốn níu chân taBiển rừng không cuốn ta vào vô định nữaTa làm con suối rừng biết tìm sông mà tớiTa làm con nai biết tìm lối mà vềMặt trời mọc, mặt trời chỉ hướngÔi lòng ta có mặt trời soi sángTa trở về Đất Nước Tổ tiên ơi!…Và hôm nayKhi bom thằng Mỹ tớiCắt ngang những nói nhọn nhà làngChôn những nhà mồ vào đất bụiTa đánh lên tiếng cồngTa gọi vang rừng vang úiĐất Nước!Ta đánh lên tiếng chiêng cho cả Bắc Nam cùng nghe được!Nghe tấm lòng người Tà-ôi, Pa-kô, Cà-tuThuỷ chung Đất NướcRồi ta quăng cồng dưới suốiRồi ta chủ chiêng dưới câyTa điTrong âm vang yêu nướcTa đi với rựa và tênRựa ta mài vào gỗ thành nươngTên ta gài xuống đất thành bẫyThằng Mỹ vào thì xác mà để đấy!Thằng nguỵ vào thì xác nó đừng chôn!Cho cháu con ta, ai sau nữa, được nhìn!Ôi Đất Nước đầu mũi daoĐất Nước đầu mũi tênĐất Nước đầu tiếng chiêngĐất Nước là ngọn lửaĐất Nước tràn lên từng đỉnh núiĐất Nước thiêng liêng…
*
Đêm nay ta lên hết mặt sông Hồng!Nước đánh động dưới chân ta rồiĐất NướcĐang gọi ta từng hồi trống thúcĐất Nước xoáy nhào tim taKý ứcĐất Nước muôn đời đang vặn mình, đang sôi…
Chúng ta là người dân miền NamNhung tôi biết anh gốc gác họ Hoàng Kinh BắcCòn tôi họ Nguyễn tỉnh ĐôngHuyết thống ta trôi trên bán đảo âm thầmHôm nay bỗng réo sôi từng hồi từng trậnKhi cơn lũ đang lao qua châu thổ sông Hồng!
Ta lên hết mặt đê sông Hồng!Dẫu chỉ bằng tâm tưởngỞ đâu đó ta không còn nhớ nữaSao tổ tiên ta cầm cuốc, cầm càyCầm giáo, cầm khiên và cất tiếng hát lưu đàyĐể xa châu thổ từ độ ấy…
Ôi những gốc tre tổ tiên ta từng thấyVẫn còn nguyên trên bờ bãi sông HồngLúa lên xanh trên những cánh đồngCũng có tay cha ông in vào trong lúaSâu thẳm quá cho đến từng mái rạCũng có dáng một ngày cha ông khăn gói bước ra
Ôi những gì Người đã ước mơThì bây giờ cũng thơm lá thơm hoaNên hôm nay chúng taPhải lên hết đê sông Hồng mà giữ lấy!
Đất NướcPhải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy!Đất NướcPhải đan phên, đổ đất mà giữ lấy!Đất NướcPhải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy!Đất NướcPhải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy!Đất NướcĐất Nước không thể trôi được!Máu xương, mồ mả tổ tiên đã trôi điNhững dòng họ đã trôi điNhưng hôm nay không thể nào trôi được!Đất NướcĐang gầm lên trong sóng gió ngất trờiHàng chục triệu thước khối nước đang lao vào mặt đấtCuộc xáp trận của vật chất muốn đè vật chấtCủa thiên nhiên đè xuống con ngườiTa vươn mình gánh lấy đất đaiTa ném máu xương ta vào làm vật cảnTất cả ý chí và sinh mạngPhải được vai dựa vào vai, đùi gối lên đùiĐẩy con đê sông Hồng tiến lên phía trướcThắng giặc Mỹ hay thắng giặc nướcĐều nhất tề xung phong!
Sơn Tinh đang nhìn ta lo lắng đăm đămCả nhân loại đang nhìn ta cổ vũCon cháu ta mai sau hối hả lật từng trang lịch sửNgợp trước con đê sông Hồng lên cao, lên cao…Chào 4000 năm! Con đê như một cánh tay caoCủa thế trận những người làm chủLàm chủ cuộc đời và lướt từng đỉnh lũBảo vệ miến Bắc, chi viện miền Nam!
Mẹ Việt Nam ơi!Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của MẹÔi cánh tay rắn rỏi, dịu hiềnLấm láp bùn lầy nhưng ấm áp niềm tinĐó là hai cánh đê sông Hồng của MẹMẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữaCủa những đồng xa nguyên vẹn như mùaCon đã đi xa từ thuở ấy đến giờNay bọn Mỹ còn cắt chia Đất NướcNhưng đêm đêm con trở về thân thuộcNgủ trên cánh tay Mẹ hiền từ cay đắng nuôi conTrong tháng năm chớp bể mưa nguồnRu con lớn và làm người thương Mẹ…
*
Đã có một thờiAi muốn vào châu Mỹ La-tinhĐến trước vịnh Ca-ra-ipSẽ không cần dùng địa bànCứ nhìn những xác da đenTrôi bập bềnh trên biểnNhững xác da đen chỉ hướngĐưa anh vào “mảnh vườn sau” của chủ nghĩa thực dânĐã có một thờiAi muốn đến Việt NamCứ theo gót những đàn ngựa phương BắcHay chữ thập trên tàu buôn nước PhápCác bạn sẽ tìm ra Việt NamBởi vì ngày ấyNước chúng tôi chưa có trên bản đồ thế giớiNgôn ngữ loài người chưa biết hai chữ “Việt Nam”Và dẫu bạn đến đâyChỉ có những tên đô hộ phủ toàn quyềnĐứng ra tiếp bạnNhưng hôm nayBạn hãy đi theo những đoàn đi bộ tuần hànhMang những lá cờ sao vàngỞ Pa-ri, ở Mát-xcơ-va hay Xtốc-khômBạn sẽ đến được Việt Nam tôi đó
Bởi vì Việt Nam hôm nayNằm giữa lòng thế giớiNằm trong tim nhân loạiNằm trên con đường dẫn ta tới giá trị Con Người…Bởi vì Việt Nam hôm nayLà Việt Nam chống MỹChúng tôi gánh trên vai hành trang nặng nề của thế kỷĐể bạn bình tâm bước vào ngưỡng cửa Tự do…
Bạn đến đâyĐã có Bác HồVà Nhân dân tôi sẵn sàng đón bạnDẫu Người đi vắngBạn có thể đến nhà Người thăm một khóm hoaRồi cùng nhân dân tôi trò chuyệnNhân dân tôi đẩy tình yêu mếnĐã được Người dặn dò trước phút đi xa…
Bạn hỏi vì sao cúng tôi yêu quý Bác HồBởi vì Người là Người đầu tiênVề với Đất Nước chúng tôiMang chủ nghĩa Mác-Lê ninChứa trong trái tim yêu nước nhấtKhi Người đặt tay lênHòn đất Việt Nam đầu biên giớiThì từ đóĐất không phải là đất nữaĐất là chiến hàoĐất là cạm bẫyĐất là hoa tráiNuôi chúng tôi, che chúng tôi cầm súng lên đường!
Có Người, chúng tôi có lại Hùng VươngCó lại dáng búp sen nghìn năm của chùa Một CộtVà những búp sen miền Nam tận bùn lầy Đồng ThápCó Người, cũng đã thành thơCó Người, mỗi mũi tên đồng Cổ LoaKhông chịu vùi dưới đấtKhông nằm yên trong viện bảo tàngChúng bay lên xé gió thời gianMở hết đường bay qua thăng trầm lịch sửĐể cắm vào đầu giặc Mỹ!Có Người, pho Bồ Tát nghìn tay nghìn mắtBiết toả hào quang từ hàng chục cánh tayCó Người, pho Bồ Tát triều Lý chỉ còn đầuVẫn nguyên vẹn trong lòng chúng tôi nhờ búi tóc thời vua Hùng để lạiVà pho Kim Cương trên đôi chân vững chãiDẫu mất đầu vẫn giữ một dáng đứng Việt NamĐấy, Đất Nước chúng tôi đổ vỡ biết bao lần(Cả những pho từ bi cũng không ngoài hoạn nạnNhưng có Người, những cái mất đi phải trả về hình dáng)Quá khứ được nhìn từ đôi mắt Hôm NayVà Hôm Nay từ đôi mắt Ngày MaiChúng tôi sống bằng Tương lai một nửaBằng tình yêu vô hạn những con ngườiNhư Hôm Nay nhìn Đất Nước cắt đôiChúng tôi đã thấy ngày hàn gắn…
Bởi vì Người là người đầu tiênYêu miền Nam trong trái tim mìnhYêu tuổi trẻ miền Nam 25 nămChưa có được ngày hạnh phúc
Mà Người dạy chúng tôiHãy bền gan đánh giặcDẫu phải chết cũng không khuất phục:“Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!”
Chúng tôi là con cháu Bác HồCó nghĩa là chúng tôi giống BácNhững gì còn non nớtChúng tôi học tập để sống, chiến đấu như Người
Bởi vì Người là đất nước của chúng tôiMỗi sợi tóc trắng của Người đều ghi ngày gian khổ nhấtCủa Đất Nước, những năm dài đánh giặcĐôi dép của Người mòn vẹt gótNgười đã đi những ngả đường Đất Nước hành quân
Xem thêm : Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? Vì sao?
Trái cà Người ănCũng là trái cà nuôi người anh hùng đầu tiên – Thánh GióngCây gậy Người cầmCũng có thể tìm trong trăm ngàn gậy vượt Trường SơnÝ chí của NgườiÝ chí toàn dân tộcLý tưởng của NgườiSự sống chúng tôi mang…Hồ Chí Minh – Việt NamBạn và tôi cùng gọiHồ Chí Minh – Việt Nam
*
Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay NgườiTrái không chỉ rơi vì sức hút đất đaiTrái rơi vì tay Người ao ướcKhi trái chạm vào tay Người và Người ấp ủThì lừng hương tay Người và Người ấp ủThì Lừng hương và cô Tấm bước raĐi trả thù và sống Tự do…Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê taĐể bùn lấm và thành bùn vạn kiếpRơi vào tay Người, đó là định luậtCủa đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam
Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng nămTa đã lớn rồi, chín đầy hy vọngHãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắngHỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..
Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơiĐừng tự do, đừng hoài nghi nữaHãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủHãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dânNhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùngThế vô tận của nghìn năm giết giặcLửa đã cháy hồng hào mặt đấtMùa chín tình yêu, mùa chín hận thù!
– Không bao giờ xương máu phải bơ vơÔi sông núi nghi ngàn dặm đấtCó nghe tiếng chúng con: Xin có mặtNguyện làm người xung kích của quê hươngĐây tiếng hát chúng con:Tiếng hát xuống đường!
Đất nước
2. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ độiCon mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưiLưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka-lưi…
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suốiAnh trai cầm súng, chị gái cầm chông,Mẹ địu em đi để dành trận cuối.Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,Mai sau con lớn làm người Tự Do…
3. Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được háiTôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏiMình vẫn còn một thứ quả non xanh?
4. Đồng dao mùa xuân
Có một người línhĐi vào núi xanhNhững năm máu lửa.
Một ngày hoà bìnhAnh không về nữa.
Có một người línhChưa một lần yêuCà phê chưa uốngCòn mê thả diều
Một lần bom nổKhói đen rừng chiềuAnh thành ngọn lửaBạn bè mang theo
Mười, hai mươi nămAnh không về nữaAnh vẫn một mìnhTrường Sơn núi cũ
Ba lô con cócTấm áo màu xanhLàn da sốt rétCái cười hiền lành
Anh ngồi lặng lẽDưới cội mai vàngDài bao thương nhớMùa xuân nhân gian
Anh ngồi rực rỡMàu hoa đại ngànMắt như suối biếcVai đầy núi non…
Tuổi xuân đang độNgày xuân ngọt lànhTheo chân người línhVề từ núi xanh…
5. Lời chào
Ta đã đi qua những năm tháng không ngờVô tư quá để bây giờ xao xuyếnBèo lục bình mênh mang màu mực tímNét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…
Ta lớn lên bối rối một sắc hồngPhương cứ nở hoài hoà như đếm tuổiNhư chiều nay, một buổi chiều dữ dộiTa nhận ra mình đang lớn khôn…
*
Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồngRút những cọng rơm vàng về kết tổĐá dạy ta với cánh diều thơ nhỏBiết kéo về cả một sắc trời xanhBiết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành
“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹĐể con quý yêu tháng ngày tuổi trẻBuổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…
Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắtNgôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắtNên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…
Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xaNhững dấu chân trần, bùn nặng vếtTa đi học quen dẫm vào không biếtDáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…
Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghiTrong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩaCao Bá Quát ngã mình trên chiến địaTrăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm…
Trăm năm rồi ta đếm bước sông HươngVẫn soi thấy niềm đau và nổi giậnKhuôn mặt trẻ bỗng già trên lớp sóngNgẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù!
6. Có một ngày
Có một ngày em không yêu anhEm đi thật xaVà mặc chiếc áoAnh chưa từng thấy bao giờEm mang cái cườiBằng ánh sáng của cái hôn khácChia nỗi buồnTrong màu mưa khácNhững buồn vui anh không có được bao giờ…
Có một ngàyEm đầy hạnh phúcNgày em không yêu anhNgày em rời mái nhà xưa cũ ấyVà chiếc áo sờn vai ấyAnh từng hôn lên nỗi khó nhọc hàng ngàyEm xoá mình điBằng chiếc khăn màu thơm ngát.
Cái ngày đóAnh sẽ bắt đầuVới anhNhững bước chân ngày đón emAnh – một chàng traiVới màu tóc khác.
Riêng năm tháng cuộc đờiThì vẫn như xưa…
Có một ngày
7. Thời đại Hồ Chí Minh
Khi những anh hùng ngẩng cao đầu ngã xuốngMiệng hô vang Hồ Chí Minh, Hồ Chí MinhLịch sự như một con tài cất tiếng còi cháy bỏngBáo ga này ga Hồ Chí MinhKhi đoán cháu con lại nối tiếp cha anhTiến trên đường Hồ Chí Minh đuổi giặcLịch sử sẽ khởi hành trên con đường ngắn nhấtVào tương lai thơi đại Hồ Chí MinhKhi những em bé đến trường trong tình thương bè bạnNhững dân tộc vùng cao viết chữ cụ Hồ trong núi bắngLịch sử sẽ lật từng trang nhanhTrong ánh sáng thời đại Hồ chí MinhTừ đau thương ta đứng dạy quên mìnhLẽ sống là con đường diệt MỹDáng vóc lớn khi ta cầm vũ khíViệt Nam hùng vĩ nước non nàyTrên đất nước nghìn năm những nông dân lại tập cấy càyNhà bác học phải nghĩ suy từ ba sào chua mặnNăm tấn thóc để làm thép gang mặt trậnCũng là bài ca theo suốt những đoàn quânTa lại có tình yêu sáng ngời hơn trăm nét hoa vănCó nỗi vui một câu ca dao, một trang Kiều mơ ướcCó trời xanh Ba Đình ai cũng nhìn ngắm đượcCó đời ta trọn vẹn giữa đời dânTa thêm yêu tin mỗi thước đất ta nằmĐường ra trận ta thương từng bóng láNgủ hầm sâu ta quý từng lớp gióĐất nước này ta yêu ta thânÔi đất nước Hồ Chí MinhChưa bao giờ nghĩ suy của ta cao rộng thếTừ việc đầu tiên là việc đuổi Mỹ dựng nhàCho đến việc dạy em bé đừng đi chân khôngVà chuyện riêng sinh đẻBa mươi triệu người dân lo toan bằng tấm lòng người cha, người mẹThời đại Hồ Chí Minh chúng taSung sướng thay mỗi người dân đều được thấy Bác HồCàng nhớ dáng những vua Hùng thời lập nướcBốn ngàn năm nghĩa là bốn ngàn năm có đượcMột bây giờ thời đại Hồ Chí MinhÔi ta đã góp những chiếc nôi ngày nhân loại khai sinhNay đã góp máu xương chọ trọn ngày chiến thắng.Những Việt Nam xanh màu trên châu Phi cát trắngNhững Việt Nam khoác súng tường trên châu Mỹ La-tinhNhững Việt Nam chân lý Hồ Chí MinhÔi Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh…Điệp khúc lớn những mùa thu ra trậnChúng con đi bát ngát tự hàoMảnh trời xanh sau rừng biếc bay caoNhư tay bác như tay thời đại vẫyĐường giải phóng dù gian lao máu chảyChúng con đi bền bỉ sức thanh xuânĐang lớn lên như Phù Đổng trăm lầnQuyết đánh thắng bầy hung nô thể kỉQuyết thắp sáng trong tầm cao ý chíChân lý người k có gì không có gì quý hơnĐộc lập tự do, Hồ Chí Minh thời đại sáng tên người
8. Viết cho lần cuối
Anh chẳng mong chôn vào đá, vào đồngChỉ có thể là đất đai thân thuộcSâu một thước với tứ chi còi cọcCũng đủ mời giun dế đến lai raiAnh chẳng thiêng, cũng chẳng doạ dẫm aiXin đừng ngại, ngọn cỏ hiền sẽ mọcTrên mặt đất, một dáng hình đã khuấtTrong mây chiều hay sương sớm mai
Phải không em, chỉ nỗi khát làm ngườiAnh đã chọn với hai hàng nước mắtKhi cái chết làm phép trừ vô cựcAnh là anh, mãi mãi vẫn là anh…
9. Sống
Không thể nào chấp nhận sống:Cho dù được đặt hoa trước cửaHát véo von trên cánh đồngThắp hương người dưới mộThiệp hồng như chim bayĐồng tiền chuồi qua khung cửa.Không thể nào chấp nhận sống:Với lời cầu xin, lời doạ nạtCon người luôn đi sau thời gianĐể thời gian chỉ còn báo mộngKhông thể nào bưng hai tayMột bình an đặng sốngKhông thể nào cúi đầuNhìn ngón chân bất lực.Không thể nào chấp nhận sống:Mà không biết mình về đâuKhông biết mình có thể làm gìBuồn vui theo kẻ khác.Không thể nào chấp nhận sống:Trong sợ hãi, trong lọc lừaChẳng nhớ tim mình còn đập.Không thể nào chấp nhận sống:Khi mình chưa là mìnhTrống trơ như vực thẳm…Ngày ta sốngKhi mình là sự sốngTừ ra đi đến trở vềTừ hư vô đến bụi đờiKim cương bất hoại.
10. Thấy người trở lại
Vẫn khoé môi dẩu lên như ngày nàoVẫn bước chân nhanh, tiếng cười vangBình tâm ngắm em hạnh phúcCon đường dài đã đi quaBao gió mưaGiờ đi vào trọn vẹn.
Xem thêm : Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật: Cuộc đời & sự nghiệp
Rồi em đi mãiIn dấu chân sớm chiều bận rộnNhắc chúng ta luôn trở về…
11. Những câu hỏi đầu năm
Vì sao quất lại tròn đến thế?Vì sao mai lại nở vàng?Vì sao dáng chùa xưa lại đằm đến vậy?Và mỗi mắt người sáng một niềm vui?
Vì sao ly rượu đưa lên, tay mình run khẽChẳng chạm vào ai, cũng đã chạm với đờiSao lại thế, nửa đêm thức giấcChợt thấy mình nhẹ bẫng giữa sương rơi?
Mãi mãi hồn ta không cũ nữaEm chăng là nắng mới tinh khôi?
Những câu hỏi đầu năm
12. Tuổi trẻ không yên
Chúng ta lớn lên những năm tháng không bình yênDẫu em vẫn màu áo trắng yêu tin
Đi trên đường “mười tám tuổi”Dẫu anh đi quenCon đường kẽm gai quằn quạiDẫu thành phố hoàng hônChuông thu không hai mươi ngôi chùa thong thảDẫu bầu trời ta ởNóc nhà thờ Cứu thế như một lời xinLòng ta không bình yênLòng ta vẫn vẫn đầy khắc khoải…
Bốn tao nôi day khung trời ngang tráiMẹ đưa ta vào đờiThành phố đã đầy bóng giặcThành phố đầy bóng người ngửa tayÔi những con cò “tỵ nạn” khô gầy
Đêm đêm lại về hàng cây thành phốLao xao tìm chốn ngủNhững bờ bãi nào không dành cho cò nữaNhững luỹ tre nào bom đã khai quang?
Ôi những hàng cây từng in bóng huy hoàngTrên đại lộ những năm đời mới lớnGIờ đổi lá trầm ngâm màu tóc trắngCủa bụi đường và khói hơi cay…
Thành phố bên sông bè bạn rất đầyChợt trở lại, hoang vu bày quán xáKhói thuốc lá của những người xa lạ
Vẽ những ngày không ai gọi tên…Bao nỗi buồn đã được gọi lênTrong số điểm danh, giọng thầy giáo cũNgười vắng mặt: những dấu không như miệng hốNgười còn đây: những chấm không bình yên…
*
Xe bắt lính ngoài đườngRào kẽm gai ngoài đườngCha mẹ chạy gạo ngoài đườngXe Mỹ chẹt người ngoài đườngHồi trống trường không khép ta vào yên tĩnh nữaNhìn màu bảng đen nhớ màu mặt đường…
Thầy giáo đến rồi. Chúng con đứng lênChúng con chào thầy như hối lỗiThầy đừng trách chúng con là “bầy khó nói”…Chúng con là “Cúp-cua lang thang”…
Có gì đâu chúng con nhìn lên bản đồ Việt NamSao Tổ quốc mà chỉ còn nửa nướcDẫu địa lý chúng con thường ít thuộcNhưng nỗi đau này chúng con nhớ hơn
Có gì đâu chúng con muốn yêu thươngSao thầy giảng chỉ những lời cay đắngMáu thì đỏ mà phấn thầy thì trắngCó vẽ nổi tâm hồn con không?Thầy đừng buồn cái giấy gọi Quang TrungCòn đồng nghĩa với mười năm đi họcChúng con đến đây cho những thằng CIA điểm mặtThầy có gì đuổi chúng giúp con không?
Phượng vẫn rơi từng cánh tươi hồngĐau như máu những tâm hồn son trẻSao con học để làm bầy nô lệSúng Mỹ hôm nay thành giáo cụ học đường?…
*
Sông Hương ơi Sông HươngNgười còn nguồn với bểĐể đi và để đếnCòn ta 25 tuổiTrôi cạn trên mặt đường…
Ta lớnn hư mùa lũÀo ào thành phố tuổi thơRồi ngày mai mỗi kiệt phố chơ vơNhững vết bùn chúng ta để lại…
25 năm qua chưa một đời trai trẻ?Ta soi gương, tái mặtNày tóc, này râu, nấu cơm, bồng trẻĐể mẹ làm thuê tối mặt tối màyĐể em đi trường cho Mỹ vuốt máĐể cha đi làm, họ trong hai tayChúng ta chưa qua một thời trai trẻRa đường bị bắt lính ngayNên phải ở những nơi gián ởNên đeo gương cho cận thị suốt đờiNên ngốn đi-a-mốc cho một đêm khô hai lít nướcNên nhịn đói, thức đêm đốt cháy con ngườiNên ăn tỏi cho tim rung, hút thuốc nhiều cho phổ námUống nhị thiên đường cho thắt ruột té reHuỷ hoại hết từng đường gân bắp thịtTừ màu mắt trong đến nụ cười hồngHuỷ hoại hết những gì mẹ cha trao xương gửi thịtĐể vật vờ như cỏ lác đầu sông…Đất nước mai sau có tha thứ ta không?Chúng ta không thể cầm bay, nâng búa nữa.Ôi ta đã đốt cháy hôm nay để không cầm vũ khíCó ngờ đâu ta thiêu cháy cả tương laiCó ngờ đâu không muốn cầm súng giết ngườiTa lại giết chính taTa để trôi sông những ngà những ngọcTrước quân giặc ta không vươn vai dài tócĐể cầm doi lại muốn hãm mình thành đứa trẻ lên baTa đã đau thương, phủ phục, mù loàNhận bị trị lằn roi vừa giáng xuốngTa căm giận ngàn đời chúng mày, giặc Mỹ!Ta đau buồn đất nước hiểu ta không?
*
– Các anh về đâu những người qua đường?– Chúng tôi đến Hoa Lư– Chúng tôi về đại hội– Đại hội các anh là đại hội Híp-pi Giao Chi– Vâng đại hội này là đại hội những người tuổi trẻThờ phụng tuổi trẻ mình như Tổ quốc thiêng liêng…– Sao các anh đến Hoa LưKhông đem theo mỗi người một cành lauĐể làm cờ và tập trậnNhư Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa từng nuôi chí lớnMà các anh mang trên ngườiNhiều tóc, nhiều râu và giẻ rách mà thôi?– Chúng tôi không phải là con người trong nghĩa cũ.Chúng tôi là một động vật mới mẻChúng tôi cao hơn lịch sử, cao hơn mọi sự dưỡng sinhChúng tôi vượt lên dòng máu và quá khứChúng tôi sống không cần pháp luật, thói quen và chế độChúng tôi là tuyệt vọng cùng của sự khai thác cá nhânKhai thác bản thân và hưởng thụ tận cùngChúng tôi tự do làm tình, tự do buồn, tự do ca hátTự do chết khi quét cùng thân xác…– Các anh không cần liên hệ xứ sở đất đai– A ha! Sao chúng tôi không cần đến đất đai?Đất đai là cái chiếu tôi ăn, cái giường tôi ngủLà điểm tựa cho mọi nguồn lạc thúNếu không đất đai tôi có chân để làm gì?-Những một ngày nào trong một phút nghĩ suyCác anh chợt nhớ mình đã là man rợCác anh từ bỏ nhân dân, từ bỏ con đường tiến hóaNhư “chính sách Việt Nam” được gọi là “từ bỏ” của Hoa Kỳ?“Man rợ” hay “từ bỏ” nó là cái gì?Trong từ điển xã hội của chúng tôi nó không hề cóChúng tôi sống bằng những định luật đầu tiên,Những ham muốn đầu tiên của con người muôn thuởTrí tuệ, luân lý già rồi mà chúng tôi thì trẻChúng tôi chào trí tuệ, luân lý lụ khụ chúng tôi đi…– Các anh lầm rồi, hỡi anh bạn Híp-piCác anh muốn xây dựng đời mình riêng một cõiĐể nằm ngoài chiến tranh, chối bỏ lo toan nhân loạiCác anh tìm về những hang động ngày xưaNhân dân kêu cháy nhà anh giả điếc, không thưaDân tộc đã đau thương, anh muốn thêm rách nátAnh ca hát múa may bên tội ácAnh lang thang mặc cường bạo lộng hànhAnh là đứa con bất hạnh của chiến tranhĐứa con hoang của văn minh người MỹChúng đẻ các anh trên giường đô-la và vũ khíBú mớn cho anh là lối sống Hoa KỳRồi dựng các anh lên, đẩy các anh điĐể đầu độc xã hội này như hóa chấtĐể truyền nhiễm tuổi trẻ này như dịch hạchCác anh là sắc thái khác của đạn bomĐể “khai quang” vào lĩnh vực tâm hồnNhư bom đạn từng khai quang tận cùng sông núiCác anh là bầy thiêu thân của ánh đèn đêm tốiĐã huỷ mình còn che bớt nguồn sáng quê hươngNhân dân đang đấu tranh cần những cái pha đènĐể chiếu sáng chứ không cần ai bưng lấy mắtĐể đi tới và tìm ra bóng giặcQuét chúng nó đi giành lấy bình minhChúng tôi đây cùng lứa tuổi các anhChúng tôi đã buồn đau, đã nhiều ngày mất hướngChúng tôi đã treo trên đầu những quả sung ảo tưởngNào tự do, dân tộc, công bằngChúng tôi đã tập “nôn” và “nổi loạn” hiện sinhChúng tôi đã mở “vực thẳm” trên mặt đường và mắt người yêu mếnChúng tôi đã “mới” đã “dấn thân” đã “phản” rồi, trăm chuyệnĐã xuống đường bảo vệ nỗi câu kinhChúng tôi thay áo, thay tóc hoài để cắt nghĩa văn minhĐã uống rượu, để râu và ngậm tẩuĐể được ngồi trên đỉnh Ô-lem thời đại mớiNhưng chúng tôi đã được những gì:Được nghe dối lừa, được ăn bánh vẽ nguyên xíĐược tận gốc, tật nguyền, tê dạiĐược mặc cảm là đàn cừu vọng ngoạiNhưng đau hơn là nỗi hối hận không cùngTrong khi nhân dân càn những anh hùngĐể ra trận và dựng cờ thu nghĩaThì chúng tôi sống hoài, sống phíSống kiểu xa ngất ngưởng ở bên lềĐể cúng cùng nhận khẩu sung USARước trụy lạc mà đau vì trụy lạcTập cuồng bạo mà che cho hèn nhátLấy hôm nay mà bào chữa ước mơLấy hình hài chặn linh cảm bơ vơĐem cười nhạt để trấn an cái chếtĐang thầm lặng đào sâu từng khối huyệtGiữa linh hồn… Ôi tuổi trẻ hư vôChúng mê man, nhân dân đến tự bao giờVực chúng tôi lên và nói đầy độ lượng:– “Hỡi tuổi trẻ như một rừng cây lớnNhận nắng trời gió bão đầu tiênHãy đến đây làm người lính trung kiênTrong đội ngũ những người đi cứu nướcHãy đứng dậy! Và giơ cao ngọn đuốc!Của tình yêu đã khơi lửa ngàn đờiHãy nhận mặt quân thù và xuất kích hôm nayGiành chiến thắng và làm nên hạnh phúc!”…Như thế đó, tất cả gì rất thậtMà chúng ta cần đối thoại thảo ngayDẫu các anh cầm cái chết trong tay,Hãy ném trả vào ngay đầu bọn MỹHãy cùng chúng tôi đứng lại trước bờ chân lýVà tình yêu không có tự bao giờChỗ đứng chúng ta không phải ở Hoa LưMà trên con đường ta tìm về dân tộc!
13. Anh đợi
Đến sớm một ngàyVượt trước thôi đườngCao hơn thói thườngAnh đợi
Đánh đổi một đờiCuối đất cùng trờiAnh đợi
Anh tìm emTừ cõi hư vôĐến phiên chợ đờiÂm dương xanh thẳmThương nhớ bồi hồiAnh đợi
Vứt hết sách vởHai tay trụi trầnNúi cao anh trèoSông sâu anh lộiAnh đi tìm emMây chiều bạc tócThương nhớ lao lungMột thời trận mạcMột thời cấy trồngAnh là hạt thócEm là cánh đồngGieo bao thương nhớVẫn còn mênh mông
Còn chăng điều tốtTrong cuộc đời này?Còn bao nồng mặnEm dành đôi ta?Ngàn năm, trăm nămAnh mong, anh đợi.
Một ngày xuôi tayĐường xa để lạiAnh còn ngoái lạiNhững lời hôm qua:Anh đợi!
14. Ánh Sáng
Ánh sáng có màu gì.Đố anh yêu biết được.Đợi chờ có nghĩa chi.Anh mới không thèm đến.
Đợi anh từ hôm qua.Khi mình chia tay ấy.Đợi chờ lâu biết mấy.Thế mà anh cứ đi.
Anh cứ đi nữa đi.Chẳng cần anh đến nữa.Thế nhưng anh thất hứa.Em bỗng thấy bâng khuâng.
15. Bạn thơ
Bạn chừ đóng gạch nơi naoVăn chương lấm láp, vêu vao mặt người
Bất ngờ bạn đến thăm tôiGửi cho mấy tập, ôi trời, là thơ!
Câu dài, câu ngắn, ngẩn ngơ,Những rơm với lửa, những tơ với tình
Một người hoang dại một mìnhBơ vơ giữa phố mong thành thi nhân
Lòng yêu, yêu đến trong ngầnĐường xa thương vết chân trần bạn tôi
Mong sao bạn bớt bùi ngùiCố làm thơ nữa để rồi gặp nhau
Lời kết
Thơ Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu lấy chất liệu từ văn học Việt, từ đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước một cách nồng nàn, quen thuộc và gần gũi với người đọc. Mỗi dòng thơ của ông chất chứa bao suy tư, cảm xúc dồn nén và mang đậm màu sắc chính luận.
Xem thêm những tập thơ hay tại ThePOET magazine:
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thơ