Đừng quá buồn nếu bị nói “không có nổi 1.000 tỷ”, hơn 99,99% dân số Việt Nam là như vậy

Chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng cá nhân có tài sản ròng trên 1.000 tỷ đồng tại Việt Nam, nhưng theo báo cáo từ các tập đoàn, công ty tư vấn trên thế giới, số lượng người có tài sản trên 30 triệu USD (khoảng hơn 690 tỷ đồng) trở lên tại Việt Nam cũng chỉ chiếm một tỷ lệ cực kỳ nhỏ trong dân số.

Giá trị Tài sản ròng là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính của bạn trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Tài sản bao gồm tiền mặt và đầu tư, bất động sản, ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu.

Theo thống kê từ tập đoàn tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, chỉ tính riêng năm 2020, năm mà cả thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam đã mất hơn 1.000 triệu phú đô la và 15 người siêu giàu vào năm 2020.

Báo cáo Thịnh vượng 2021 cho biết, Việt Nam có 390 người siêu giàu (sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên) vào năm 2020, ít hơn 15 người so với năm 2019. Đáng chú ý, số người sở hữu tài sản từ 1 triệu USD trở lên tại Việt Nam đã giảm 6%, từ 20.645 người xuống còn gần 19.500 người.

Vậy nếu lấy số lượng người siêu giàu chia cho 97,58 triệu dân Việt Nam năm 2020 (theo Tổng cục Thống kê) thì số lượng người siêu giàu chỉ chiếm 0,0004% dân số.

Nếu xét đến 1% dân số giàu nhất, theo số liệu mới nhất của Knight Frank, để lọt vào top 1% thì lượng tài sản cần sở hữu là 160.000 USD (tương đương 3,7 tỷ VND).

Đừng quá buồn nếu ai đó nói bạn không có 1.000 tỷ, hơn 99,99% dân số Việt Nam đều như vậy - Ảnh 1.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quốc tế cho rằng dữ liệu từ Knight Frank có thể không toàn diện. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ hoặc Úc, cơ sở dữ liệu về giá trị bất động sản dựa trên giá trị thị trường sẽ được đưa vào thống kê vì họ đánh thuế giá trị bất động sản dựa trên giá thị trường. Do đó, khi đánh giá tổng tài sản, các cơ quan thống kê sẽ dễ dàng tính toán được giá trị tài sản rất gần với giá thị trường. Ở các quốc gia khác, sự gia tăng giá nhà sẽ được phân loại là thu nhập bất thường và người dân sẽ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập bất thường đó.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có sở ban ngành nào cập nhật thông tin nhanh về tình hình tăng giá nhà đất. Do đó, con số 160.000 USD để lọt vào top 1% người giàu nhất Việt Nam có thể chưa phản ánh đầy đủ thực tế. Nhất là khi bất động sản nói chung là tài sản lớn nhất của người dân Việt Nam.

Ngoài ra, những người “gần” ngưỡng siêu giàu hoặc sắp chạm ngưỡng 1.000 tỷ đồng có đủ lý do để lạc quan hơn. Báo cáo của Knight Frank cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng của tầng lớp siêu giàu tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2025 có thể đạt 31% – một trong những tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Đến năm 2025, Việt Nam có thể có khoảng 511 người sở hữu tài sản trên 30 triệu USD và hơn 25.800 triệu phú đô la.

Trong Báo cáo Thịnh vượng 2020 trước đó, Knight Frank cũng dự báo Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2014-2024: “Là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất châu Á, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam có thể tăng 430% trong giai đoạn 2014-2024”. Con số tăng trưởng này cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (100%), Indonesia (114%), Malaysia (67%)…

Vậy còn tài sản trên thị trường chứng khoán thì sao? Theo thống kê tháng 5/2021, Việt Nam có 111 người có tài sản trị giá trên 1.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán – và con số này cũng rất nhỏ so với dân số khoảng 98 triệu người.

Báo cáo Tài sản năm 2021 của Knight Frank cho biết: cổ phiếu – chiếm khoảng 25% tài sản của giới siêu giàu, là động lực chính cho tài sản của họ trong năm 2020. Với việc chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại, họ có nhiều thời gian hơn để theo dõi thị trường chứng khoán.

Báo cáo cho biết: “Bất kỳ ai có thể tính toán thời điểm mua hoặc bán chứng khoán phù hợp với diễn biến của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể”.

Xét về tỷ phú đô la, theo danh sách tỷ phú thế giới năm 2021 vừa được Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố, Việt Nam có 6 đại diện: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.