Khi truy cập hay loading các trình duyệt web trên mạng, chắc hẳn người dùng không ít lần gặp phải thông báo 404 Not Found hiển thị trên màn hình. Đó là một trong những lỗi cơ bản liên quan đến việc kết nối với máy chủ của website do nhiều tác nhân gây ra. Nếu không biết cách xử lý kịp thời, người dùng sẽ gặp khó khăn khi cần thực hiện các tác vụ hoặc xem nội dung trên website đó. Vậy dòng thông báo lỗi web đó có ý nghĩa gì, xuất phát từ đâu và làm thế nào để xử lý? Trong bài viết ngày hôm nay, tuyengiaothudo.vn sẽ hướng dẫn 10 cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả và đơn giản nhất dành cho người dùng web trên máy tính và điện thoại.
- Mẹo ghép nhạc vào ảnh để tạo ra video bằng ứng dụng Inshot
- Pin CMOS là gì? Có vai trò gì? Cách thay pin CMOS đơn giản
- Top 5 ứng dụng tải nhạc chuông iPhone hay và miễn phí
- Phần mềm Microsoft 365 Personal 32/64bit: Office bản quyền tốt nhất dành cho user cá nhân
- OPPO Find X8 sẽ là smartphone đầu tiên có màn hình bảo vệ mắt khi thiếu sáng
Thông báo lỗi 404 Not Found là gì? Tại sao lại có lỗi này?
Trước khi biết cách khắc phục sự cố này, bạn cần phải nắm được các thông tin cơ bản để hiểu rõ thông báo lỗi truy cập website này có nghĩa là gì, đâu là nguồn gốc gây ra và liệu nó có ảnh hưởng gì tới trải nghiệm người dùng hay các nhà phát triển website.
Bạn đang xem: 404 Not Found là gì? 8 cách khắc phục lỗi hiệu quả nhất hiện nay
404 Not Found – Lỗi không thể truy cập trang web yêu cầu
404 Not Found là một dạng thông báo lỗi thường gặp khi người dùng thực hiện tác vụ hoặc truy cập vào trình duyệt website nào đó. Còn được biết đến là lỗi HTTP 404, dòng thông báo này là dạng mã phản hồi từ HTTP cho biết rằng website hoặc thông tin yêu cầu không thể được máy chủ tìm thấy. Hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo rằng trình duyệt web hoặc tác vụ đó đã mất khả năng, không có quyền truy cập và thực hiện.
Mục đích sử dụng ba chữ số 404 của HTTP là để trả lời cho người dùng về lỗi, trong đó chữ số (4) đầu tiên chỉ ra một lỗi từ trình duyệt hay người duyệt web, còn đuôi số (04) cho thấy những lỗi cụ thể xảy ra. Tuy nhiên, tùy vào dòng máy, trình duyệt hoặc website mà người dùng truy cập, dòng thông báo lỗi này có thể được hiển thị dưới nhiều kiểu cách nhau. Một số hình thức phổ biến khác của lỗi HTTP 404 bao gồm:
- 404
- 404 Error
- Page Not Found
- Files Not Found
- Error 404 Not Found
- HTTP 404 Not Found
- The requested URL [URL] was not found on this server
Dù hiển thị dưới dạng thông báo nào, lỗi 404 đều cho biết rằng website hoặc tác vụ được yêu cầu của bạn không thể thực hiện. Vì vậy, người dùng cần nhanh chóng biết cách khắc phục hiệu quả để tránh mất thời gian hoặc không thể làm việc vì sự cố. Để tìm ra giải pháp phù hợp nhất, bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân xảy ra lỗi 404 Not Found của duyệt web
Lỗi 404 Error thường xuất hiện khi truy cập vào một trang web đặc thù, thường là những trình duyệt web nhỏ, lâu không sử dụng hoặc thuộc quyền sở hữu của nước ngoài. Tình trạng lỗi này khá phổ biến và người dùng chắc chắn từng gặp ít nhất 1 lần trong quá trình sử dụng mạng. Có một vài nguyên nhân cơ bản gây nên sự cố này, xuất phát từ cả yếu tố chủ quan của nhà phát triển hoặc yếu tố khách quan đến từ người dùng.
Nguyên nhân đầu tiên gây nên lỗi 404 bắt nguồn từ việc website thay đổi URL. Trong một vài trường hợp như hỏng tên miền cũ, muốn thay mới tên miền hoặc các yếu tố khác, nhà phát triển sẽ thay đổi lại URL theo tình hình cụ thể của mình. Nếu sự thay đổi này không được thông báo kịp thời cho các trình duyệt tìm kiếm, người dùng sẽ khó mà biết được rằng tên miền cũ đã không tồn tại. Vì vậy việc truy cập đường link cũ sẽ xảy ra lỗi và hiển thị thông báo 404 Not Found.
Nguyên nhân tiếp theo đến từ lỗi kỹ thuật trong quá trình cài đặt website, dẫn tới trường hợp người dùng không thể chuyển hướng URL hay thực hiện các thao tác khác do sự cố HTTP 404. Cuối cùng, một nguyên nhân khó có thể tránh khỏi từ nhiều nhà phát triển là sự nhầm lẫn khi nhập mã code. Khi viết code để khởi chạy trình duyệt web hoặc nâng cấp các tác vụ, chỉ cần sai sót một ký tự nhỏ như chữ, số, dấu cũng làm cho site không thể hoạt động, gây ra lỗi 404 Error.
Ảnh hưởng của lỗi 404 Not Found
Sự cố liên quan đến lỗi 404 Error tưởng vô hại nhưng thực chất lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người dùng và nhà cung cấp trình duyệt web nếu không xử lý kịp thời. Đối với người dùng, thông báo này khiến bạn không thể tiếp tục truy cập vào website để tìm kiếm những nội dung cần thiết và hữu ích, hoặc làm gián đoạn các tác vụ dang dở đang thực hiện. Việc này không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn gây cảm giác khó chịu khi lướt web. Bên cạnh đó, nếu không hiểu rõ về lỗi, nhiều người dùng sẽ hiểu nhầm đây là một dạng thông báo độc hại hoặc nguy hiểm, gây tình trạng hoang mang, lo lắng.
Đối với chủ sở hữu website, nếu tình trạng 404 Not Found kéo dài, chất lượng trang sẽ bị tụt dốc không phanh khi bị đánh giá kém bởi Google. Từ đó dẫn tới một vài hệ lụy như giảm lượt truy cập, time on site, tác động xấu tới thứ hạng trên Google Tìm kiếm. Các công cụ SEO hay quảng cáo bán hàng cũng bị thiệt hại nghiệm trọng bởi lỗi không tìm thấy 404 này.
8 cách khắc phục hiệu quả lỗi 404 Not Found
Xem thêm : Hiren’s Boot là gì? Điểm nổi bật và cách tạo USB Boot cho máy tính
Với những ảnh hưởng không tốt cho trình duyệt web như trên, lỗi liên quan đến 404 Error nên được khắc phục càng sớm càng tốt. Tùy vào nguồn gốc của lỗi mà người dùng có thể lựa chọn các cách xử lý khác nhau, từ bước đơn giản cho đến những thao tác phức tạp. Trong trường hợp cần thiết và muốn truy cập vào thông tin của một duyệt web nào đó bị lỗi, bạn có thể thử 1 trong các cách sau đây để giải quyết vấn đề nhanh và đơn giản nhất.
Tải lại trang web – Cách khắc phục 404 Not Found nhanh nhất
Nhiều lúc, việc gặp phải thông báo lỗi 404 có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan là đường dây mạng bị chập chờn, hoặc máy chủ bị lag trong một khoảnh khắc ngắn. Vì vậy, cách đầu tiên và đơn giản nhất để khắc phục lại tình trạng không truy cập được site là tải lại trang trình duyệt. Người dùng có thể click vào biểu tượng loading của trang hoặc nhấn chọn phím F5 để thực hiện tải lại. Bạn có thể lặp lại thao tác này một vài lần để kiểm tra xem liệu website đó có thực sự hoạt động được hay không.
Nếu may mắn, người dùng sẽ tiếp tục vào được trình duyệt web sau khi tải lại trang. Tuy nhiên cách này sẽ không hiệu quả nếu đường dẫn URL đó có vấn đề về kỹ thuật hay bị tước quyền. Khi này, bạn cần kiểm tra lại kỹ các thông tin khác để xác định nguyên nhân lỗi và tìm kiếm giải pháp khác cho sự cố này.
Xóa cache để khắc phục lỗi cho trình duyệt web
Cache còn được biết đến là bộ nhớ đệm giúp lưu trữ tạm thời các dữ liệu trình duyệt web. Một trong các chức năng của cache là tăng tốc độ xử lý và loading website, giảm tải áp lực cho máy chủ. Tuy nhiên, bộ nhớ này cũng cần được dọn dẹp định kỳ để không bị tràn đầy và tiết kiệm không gian lưu trữ. Ngoài ra, việc xóa cache cũng giúp bảo vệ thông tin cá nhân, khắc phục lỗi do dữ liệu lưu trữ bị hỏng.
Trong trường hợp người dùng không thể truy cập trang web trên trình duyệt máy tính nhưng lại mở bình thường trên điện thoại, bạn có thể thử xóa cache. Việc xóa bộ nhớ đệm giống việc reset lại cài đặt mặc định cho trình duyệt, loại bỏ các thông tin lưu trữ bị lỗi. Đây cũng là một cách khắc phục sự cố 404 Not Found mà người dùng có thể dễ dàng thực hiện trong thời gian ngắn và đem lại hiệu quả tức khắc.
Kiểm tra lại địa chỉ URL của website
Lỗi không thể tìm thấy trang cũng có thể xảy ra nếu đường link hoặc tên miền của website cần truy cập bị nhập sai. Dù chỉ sai một chữ cái, chữ số hoặc một ký tự dấu chấm bất kỳ cũng dẫn đến trường hợp không thể truy cập vì tên miền đó không tồn tại hoặc không hợp lệ vì sai thông tin. Do vậy, người dùng cần kiểm tra xem liệu mình đã nhập đúng đường URL dẫn tới trình duyệt web cần truy cập hay chưa, liệu có sai hay thiếu ký tự nào không.
Để sửa chữa lại các lỗi sai do nhập liệu, người dùng hãy click chuột vào thanh chứa URL trên khung công cụ của trình duyệt, bổ sung hoặc xóa đi những ký tự sai sót và còn thiếu, sau đó nhấn Enter để website tiến hành loading và chuyển hướng trong giây lát.
Tìm kiếm địa chỉ URL mới để tránh lỗi 404 Not Found
Người dùng có thể áp dụng cách này trong trường hợp đã quên mất đường link dẫn tới website và không biết URL đã nhập sai ở đâu, hoặc do bên nhà cung cấp thay đổi sang tên miền mới. Google Search có hỗ trợ tìm kiếm theo từ khóa và hình ảnh. Do vậy, bạn có thể sử dụng những dữ liệu ghi nhớ được từ website cũ như thông tin, bài viết, sản phẩm hoặc các hình ảnh độc quyền để tìm kiếm trên mạng. Thuật toán của Google sẽ giúp người dùng nhận diện các tìm kiếm và trả về các kết quả chính xác hoặc gần nhất.
Sau khi tìm được website muốn truy cập, bạn hãy click chuột vào đó để vào trang. Bạn cũng nên kiểm tra lại URL mới và lưu cho lần sử dụng sau, đồng thời đối chiếu với đường link cũ xem nó thay đổi như nào và sai ở đâu để tránh lỗi HTTP 404 cho lần sử dụng sau.
Thay đổi máy chủ DNS cho thiết bị cá nhân
Lỗi 404 Not Found cũng thường gặp ở một số trình duyệt web bị tước quyền truy cập hoặc bị nhà mạng hạn chế. Đó có thể là các trang web không lành mạnh, chứa các yếu tố vi phạm quy chuẩn cộng đồng hoặc đến từ nước ngoài và khó xác định. Người dùng cần phải hết sức cẩn thận với những đường link site đó vì có khả năng gây nguy hiểm cho máy tính, điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn xác định website đó an toàn và vẫn muốn truy cập, bạn vẫn có thể sử dụng cách này.
Thay đổi máy chủ DNS là một phương pháp giúp mở rộng khả năng truy cập web, không bị hạn chế bởi khu vực hay nhà mạng. Đổi DNS không gây tác hại gì đối với thiết bị, trong nhiều trường hợp còn giúp bảo mật các hoạt động của bạn trên trình duyệt web. Đặc biệt, đối với các site bị chặn, khi đổi máy chủ người dùng hoàn toàn có thể truy cập như bình thường.
Một số địa chỉ DNS được khuyên dùng có thể kể đến là 8.8.8.8 và 8.8.4.4 (Google DNS) hoặc 1.1.1.1 (Cloudflare DNS). Đối với máy tính, người dùng có thể đổi trực tiếp DNS trong phần cài đặt wifi hoặc Control Panel. Đối với điện thoại, bạn có thể tải ứng dụng 1.1.1.1 để bật VPN cho máy và thoải mái sử dụng website không lo bị giới hạn.
Chuyển hướng trang để hạn chế tác hại của 404 Not Found
Đây là một trong những giải pháp thường được các chủ sở hữu website sử dụng để giảm thiểu các tác hại của lỗi 404 như giảm traffic, giảm thứ hạng trên Google và giữ chân người truy cập. Thay vì để người dùng chủ động tìm kiếm hay tiếp cận với tên miền mới, trường hợp này khá rủi ro vì người dùng có nhiều khả năng sẽ rời bỏ trang và tìm đến một địa chỉ khác. Nhà phát triển trình duyệt web sẽ có xu hướng sử dụng chuyển hướng 301 để điều hướng người truy cập về trang web mới. Mã phản hồi này được dùng để báo hiệu cho người dùng rằng họ sẽ được chuyển sang URL khác.
Cách hoạt động của phương pháp này khá đơn giản. Khi một người dùng truy cập vào website của bạn theo đường link cũ, họ sẽ được tự động chuyển hướng bằng đường link site mới và không gặp phải lỗi 404 Not Found. Việc chuyển hướng trang trực tiếp như này sẽ giúp các chủ sở hữu không mất đi một lượng truy cập tiềm năng, không bị Google đánh giá thấp hay giảm thứ hạng SEO trên công cụ tìm kiếm.
Sử dụng các công cụ kiểm tra và phát hiện lỗi 404
Thường xuyên kiểm tra lại website là một cách để hạn chế các lỗi thường gặp như 404 Not Found. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp các nhà phát triển tìm ra biện pháp xử lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tránh các hệ lụy xấu phía sau. Bên cạnh cách nhờ bộ phận kỹ thuật kiểm tra hằng hàng ngày theo cách thủ công, nhân sự quản lý website cũng có thể tự kiểm tra bằng các công cụ sẵn có. Các phần mềm này cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho trang web, trong đó có tiện ích kiểm tra và phát hiện lỗi, thông báo đến người sử dụng.
Một vài công cụ kiểm tra lỗi phổ biến được các chuyên gia sử dụng hiện nay bao gồm:
- Google Webmaster Tools: Thu thập các dữ liệu có sẵn trên website, từ đó tìm ra các đường URL bị hỏng hoặc gặp vấn đề về truy cập.
- Xenu Link Sleuth: Quét một loạt tất cả các liên kết của một trình duyệt web bất kỳ và thống kê tình trạng hiện tại của các đường URL đó, giúp người dùng phát hiện ra lỗi tồn đọng.
- Screaming Frog Spider SEO: Cung cấp các công cụ SEO và kiểm tra liên kết cao cấp hơn, cho kết quả tốt hơn cùng nhiều tiện ích hữu ích khác.
Liên hệ với những chuyên gia để xử lý lỗi 404 Not Found
Có nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên tình trạng không truy cập được trình duyệt web như đường link bị hỏng hoàn toàn, web bị liệt vào danh sách đen hoặc bị cấm do các yếu tố chủ quan, khách quan. Trong trường hợp này, rất khó để người dùng hay nhà sở hữu có thể tự khắc phục theo các cách thông thường. Nếu đã thử lại bằng các cách được hướng dẫn bên trên mà vẫn không hiệu quả, lời khuyên tốt nhất là tìm tới sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành.
Những người có kỹ thuật và chuyên môn sẽ giúp nhìn nhận vấn đề tốt nhất và đưa ra các xử lý phù hợp nhất. Bạn có thể tìm tới các nhà phát triển website chuyên dụng, các kỹ sư kỹ thuật máy tính, các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế và chỉnh sửa trang web…
Tạm kết
Lỗi HTTP 404 không phải là lỗi hiếm gặp đối với người dùng thường xuyên truy cập và lướt web. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, cả website và cả người truy cập sẽ có những tác động xấu nhất định khi sử dụng. Vì vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn 8 cách khắc phục 404 Not Found hiệu quả nhất hiện nay. Các cách trên không chỉ cho người dùng áp dụng, mà còn hỗ trợ nhà phát triển quản lý và bảo vệ trình duyệt web của mình. Để tìm ra cách xử lý nhanh và hiệu quả nhất, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và linh hoạt ứng dụng trong các trường hợp. Đừng quên theo dõi tuyengiaothudo.vn để cập nhật những tin tức công nghệ nóng hổi và các thủ thuật máy tính hữu ích.
Xem thêm các cách khắc phục lỗi laptop:
Nguồn: https://tuyengiaothudo.vn
Danh mục: Thủ thuật